Tính chất 1: Với mọi $A$ ta có hằng đẳng thức:
$\sqrt {A^2}=\left| A \right| $
Ví dụ 1: Tính:
a) $\sqrt {(-7)^2}$.
b) $\sqrt {\left ( \sqrt 5 -2 \right )^2}$.
c)$\sqrt {\left ( 3-2\sqrt 3 \right )^2}$.
Ví dụ 2: Khai căn các biểu thức sau:
a) $\sqrt {4-2\sqrt 3}$, $\sqrt {4+2\sqrt 3}$.
b) $\sqrt {7+2\sqrt 6}$, $\sqrt {13-2\sqrt {12}}$.
Tính chất 2: Cho $A$, $B$ là các số không âm. Khi đó ta có các đẳng thức sau:
- $\sqrt {AB}=\sqrt A \sqrt B$.
- $\sqrt {\dfrac{A}{B} }=\dfrac{\sqrt A}{\sqrt B}$ $(B>0)$.
- $\sqrt {A^2B}=\left | A \right | \sqrt B$.
Ví dụ 3: Tính:
a) $\sqrt {25.169}$.
b) $\sqrt {\dfrac {49}{81} }$.
c) $\sqrt {\dfrac {0,16.0,49}{1,21} }$.
Bài tập:
Bài 1: Rút gọn các biểu thức sau:
a) $3\sqrt 8-4\sqrt {18} $.
b) $\sqrt {125} -2\sqrt {20} -3\sqrt {80}$.
c) $\sqrt {48} -4\sqrt {27} -2\sqrt {75} +\sqrt {108}$.
Bài 2: Thực hiện các phép tính:
a) $A=\left ( \sqrt 2-1\right )^2+\left ( \sqrt 2+3 \right )^2$.
b) $B=\left (\sqrt 3+2\sqrt 2 \right )^2-\left ( \sqrt 3-\sqrt 2 \right )^2$.
c) $C=\left ( \sqrt 2 +1 \right )^3-\left ( \sqrt 2 -2 \right )^3$.
d) $D=\left ( \sqrt 2 -\sqrt 3 \right )\left ( \sqrt 6+1 \right )-\sqrt 2 \left ( \sqrt 6+3\sqrt 2 \right )$.
Bài 3: Khai căn các biểu thức sau:
a) $\sqrt {12+2\sqrt {35}}$, $\sqrt {18-2\sqrt {65}}$.
b) $\sqrt {16+6\sqrt 7}$, $\sqrt {14-6\sqrt 5}$.
c) $\sqrt {27+10\sqrt 2}$, $\sqrt {9+4\sqrt 5}$.
d) $\sqrt {21-2\sqrt {108}}$, $\sqrt {17-2\sqrt {72}}$.
Bài 4: Rút gọn các biểu thức sau:
a) $\sqrt {x+2\sqrt {x-1}}-\sqrt {x-2\sqrt {x-1}}$ với $x \ge 2$.
b) $\sqrt {2m+2\sqrt {2m-1}}-\sqrt {2m-2\sqrt {2m-1}}$.
c) $\sqrt {x+3+4\sqrt {x-1}}+\sqrt {x+8-6\sqrt {x-1}}$.