Giải bài toán bằng đại lượng cực biên – Phần 2

(Bài viết dành cho các em học sinh lớp 8, 9, 10)

Ví dụ 1. Tìm n lớn nhất sao cho tồn tại n điểm mà 3 điểm bất kì đều tạo thành tam giác vuông.

Lời giải. 

Ta thấy n=3,n=4 đều tồn tại. Ta chứng minh n5 thì không tồn tại. \
Giả sử ngược lại, tồn tại 5 điểm, sao cho 3 điểm bất kì đều tạo thành tam giác vuông. Khi đó ta chọn hai điểm sao cho có độ dài lớn nhất. Khi đó các điểm còn lại đều nằm trên đường tròn đường kính là đoạn thẳng này. Khi đó 3 điểm thuộc 2 nửa đường tròn, khi đó có ít nhất 2 điểm cùng thuộc một nửa, từ đó tồn tại một tam giác khác vuông có đỉnh là 2 điểm này cùng một điểm thuộc đường kính. Do đó không thỏa đề bài.

Nhận xét. Đây là một bài toán cực trị dạng tìm số nhỏ nhất, lớn nhất của n để thỏa điều kiện nào đó. Những kiểu bài tập này thường ta cứ xét các trường hợp nhỏ và cố gắng xây dựng cấu hình thỏa, đối với bài này cấu hình rất dễ tìm, với trường hợp n=5, để chứng minh không tồn tại, ta sử dụng cực biên, kết hợp với phản chứng để cho lời giải trọn vẹn, chọn độ dài lớn nhất giúp mình gôm hết các điểm vào thành một đường tròn, từ đó giúp giải được bài toán.

Ví dụ 2. Trên một mặt bàn đặt một số các đồng xu với kích cỡ không giống nhau đôi một (các đồng xu không được đè lên nhau và phải nằm sấp hoặc ngửa trên bàn). Chứng minh rằng dù ta đặt như thế nào đi nữa, cũng luôn tồn tại một đồng xu chỉ tiếp xúc được với nhiều nhất 5 đồng xu khác.

Lời giải. Đồng xu càng to thì nhiều đồng xu có thể tiếp xúc với nó, còn ngược lại thì càng nhỏ, do đó để càng ít đường tròn tiếp xúc nó, ta chọn đồng xu nhỏ nhất.

Chọn đồng xu có bán kính nhỏ nhất, thì đồng xu này chỉ tiếp xúc không quá 5 đồng xu khác. Giả sử nó có thể tiếp xúc với 6 đồng xu khác. Khi đó A là tâm đường tròn, tâm các đường tròn còn lại là A1,,A6. Khi đó tồn tại AiAi+160, suy ra AiAi+1<AAi vô lý, vì bán kính của (A) là nhỏ nhất.

Ví dụ 3. Cho n điểm trong mặt phẳng biết rằng cứ 3 điểm bất kì tạo thành một tam giác có diện tích không lớn hơn 1. Chứng minh rằng n điểm thuộc một hình tam giác có diện tích không lớn hơn 4.

Lời giải. Gọi A,B,C là 3 điểm tạo thành tam giác sao cho ABC có diện tích lớn nhất. Từ A,B,C vẽ các đường song song với các cạnh đối diện, các đường thẳng cắt nhau tại A,B,C ta chứng minh các điểm thuộc cạnh hoặc miền trong tam giác ABC. \
Thật vậy, nếu có điểm nào nằm ngoài tam giác ABC thì điểm đó kết hợp với hai trong 3 điểm A,B,C sẽ có diện tích lớn hơn diện tích tam giác ABC, vô lý. \
Do SABC=4SABC4.

Ví dụ 4. (Sylvester) Trong mặt phẳng cho n điểm phân biệt, sao cho mỗi đường thẳng đi qua hai điểm thì đi qua ít nhất một điểm khác. Chứng minh rằng n điểm này cùng thuộc một đường thẳng.

Lời giải. Giả sử không phải tất cả các điểm cùng thuộc một đường thẳng. Khi đó ta xét khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng qua ít nhất 3 điểm, trong các khoảng cách này có khoảng cách nhỏ nhất. Giả sử P là điểm có khoảng cách từ P đến d là nhỏ nhất, với d là đường thẳng qua các điểm A,B,C theo thứ tự. \
Gọi H là hình chiếu của P trên d, D,E là hình chiếu của A,B trên B trên PA,PC. Nếu H thuộc tia BA thì BE<PH, nếu H thuộc đoạn BC thì BD<PH. Mâu thuẫn với PH là nhỏ nhất. \
Vậy tất cả các điểm cùng thuộc một đường thẳng.

Việc chọn phần tử lớn nhất, nhỏ nhất thể hiện ưu thế của của các phần tử đó so với các đối tượng khác, đó chưa chắc là cái thỏa, nhưng cũng cũng có ưu thế hơn, giống khi xét tuyển, các thí sinh có điểm trung bình cao chưa chắc là giỏi nhất, nhưng là những người có ưu thế hơn điểm thấp, khi chọn trong nhóm đó sẽ tìm được nhiều người giỏi hơn là chọn trong nhóm thấp điểm, do đó vượt trội một khía cạnh nào tính ra là một lợi thế để so sánh.

Ta tiếp tục với việc chứng minh các bài toán về tồn tại các đối tượng thỏa yêu cầu nào đó.

Ví dụ 5. Cho 3 trường, mỗi trường có n học sinh, biết rằng cứ mỗi học sinh thì quen ít nhất n+1 học sinh của hai trường khác. Chứng minh rằng có thể chọn được từ mỗi trường một bạn sao cho 3 bạn này đôi một quen nhau.

Lời giải. Giả sử 3 trường là X,Y,Z. Tồn tại một người có số người quen ở cùng một trường khác là nhiều nhất, giả sử A thuộc X có số người quen ở trường Y nhiều nhất là k. Khi đó số người quen của AZ ít nhất là n+1k. Nếu nhóm người quen AZ quen với số người quen AX có hai người quen nhau thì ta có điều chứng minh.\
Ngược lại xét người quen AZ, đặt là B quen số người ở Y tối đa là nk, khi đó B quen ở X ít nhất là n+1(nk)=k+1, mâu thuẫn với cách chọn A. (Mâu thuẫn).

Ví dụ 6. Một bảng 2n×2n ô, người ta đánh dấu bất kì 3n ô trong bảng. Chứng minh rằng tồn tại n dòng và n cột sao cho 3n ô được đánh dấu thuộc n dòng và n cột này.

Lời giải. Chọn n dòng sao cho số ô được tô là lớn nhất, ta chứng minh rằng số ô được tô trong n dòng này là không ít hơn 2n ô.
Thực vậy giả sử số ô được tô là ít hơn 2n, khi đó n dòng còn lại có nhiều hơn n ô được tô, nên có ít nhất một một dòng có 2 ô được tô.

Do đó n dòng đã chọn, mỗi dòng ít nhất 2 ô được tô nên tổng số ô hơn hoặc bằng 2n (mâu thuẫn).
Vậy ta chỉ cần chọn n cột chứa các ô được tô màu nhưng chưa được chọn trong n dòng trên thì sẽ có điều cần chứng minh.

Ví dụ 7. Một bữa tiệc có 10 học sinh tham gia, biết rằng mỗi học sinh quen với ít nhất là 5 người. Chứng minh rằng có thể sắp xếp 10 học sinh ngồi vào một bàn tròn sao cho hai người kế nhau thì quen nhau.

Lời giải. Giả sử chuỗi người quen dài nhất có độ dài là k, A1A2Ak, ta thấy các người còn lại không ai quen A1,Ak nên suy ra k6. \
Nếu k=6, suy ra A1A6 quen nhau, khi đó trong các người còn lại A7 quen một trong cái người giả sử là Ai, khi đó ta có chuỗi A7AiAi1A1A6Ai+1 có độ dài hơn 6, vô lý.\
Nếu k=7, khi đó A1 quen từ A2 đến A6A7 quen A2 tới A6, khi đó có một vòng A2A7A6A5A4A3A1A2. Khi đó sẽ có một người trong nhóm còn lại thì ta sẽ có chuỗi dài hơn, mâu thuẫn.\
Nếu k=8,9 xét tương tự, ta sẽ có k=10. Giả sử có chuỗi A1A10. Khi đó tồn tại k>i sao cho A1 quen AkA10 quen Ai, khi đó có cách xếp thỏa đề bài là A1AkAiA10A9Ak.

Bài tập Bài tập nguyên lý cực biên

Tài liệu tham khảo. 

  1. Problems – Solving Stretagies – Arthur Hegel
  2. Giải bài toàn bằng đại lượng cực biên – Nguyễn Hữu Điển

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *