Định lý. Qua 3 điểm không thẳng hàng xác định được một đường tròn.
Chú ý. Tâm $O$ của đường tròn qua 3 đỉnh $A, B, C$ là giao điểm ba đường trung trực của các cạnh của tam giác $ABC$. Đường tròn qua 3 đỉnh của tam giác $ABC$ được gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$, tam giác $ABC$ được gọi là tam giác nội tiếp đường trò $(O)$.}
Ví dụ 1. Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$, $AB = 6, BC = 10$. Xác định tâm và tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$.
Ví dụ 2. Cho hình chữ nhận $ABCD$ có $\angle ABD = 60^\circ, AB = a$. Chứng minh 4 điểm $A, B, C, D$ cùng thuộc đường tròn, xác định tâm và tính bán kính của đường tròn.
Ví dụ 3. Cho tam giác $ABC$ có $AB = AC = 5cm, BC = 6cm$.
a. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp của tam giác $ABC$.
b. Vẽ đường kính $BD$. Tính $AD$ và $CD$. \item Chứng minh $\angle ADB = \angle ABC$.
Bài tập.
1. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác trong các trường hợp sau.
a. Tam giác đều cạnh a.
b. Tam giác vuông có các cạnh góc vuông là 6 và 8.
c. Tam giác cân có các cạnh là 12, 12, 10.
2. Cho tam giác $ABC$ nhọn, đường cao $AD$ với $AD = DC = 4, DB = 2$. Gọi $E, F$ chân đường vuông góc từ $D$ đến $AB, AC$.
a. Tính $AE, AF$. \item Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác $AEF$.
b. Trung trực của $BC$ cắt $DF$ tại $O$. Chứng minh $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$. Tính $OA$.
3. Cho nửa đường tròn tâm $O$ đường kính $AB = 2R$. $C$ là điểm thay đổi thuộc nửa đường tròn. Gọi $H$ là hình chiếu vuông góc vuông góc của $C$ trên $AB$. Gọi $D, E$ là hình chiếu vuông góc của $H$ trên các cạnh $AC, BC$. Gọi $I$ là giao điểm của $DE$ và $CH$.
a. Tìm vị trí của $C$ để $DE$ đạt giá trị lớn nhất.
b. Gọi $F$ là giao điểm của $OC$ và $DE$. Chứng minh 4 điểm $I, H, O,F$ cùng thuộc một đường tròn.
c. Đường thẳng qua $I$ vuông góc với $DE$ và đường thẳng qua $O$ vuông góc với $AB$ cắt nhau tại điểm $K$. Chứng minh $IK$ không đổi và 4 điểm $A, B, D, E$ cùng thuộc đường tròn tâm $K$.