Thời Bắc Tống, thủ lĩnh tộc Man ở châu Quảng Nguyên là Nùng Trí Cao không ngừng mở rộng thế lực, đã lập chính quyên “Nam Thiên quốc”. Tháng 4-1052, Nùng Trí Cao dấy binh đánh Tống. Tháng 5-1052, Nùng Trí Cao vây hãm Ung Châu (Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây ngày nay), tự xưng là “Nhân Huệ hoàng đế” và từ Ung Châu đánh dọc theo sông xuống phía nam, đến đâu thắng đó, chấn động khắp nơi.
Năm 1053, đại tướng Địch Thanh phụng chỉ chinh phạt Nùng Trí Cao. Lúc đó miên nam có tục sùng bái quỷ thần, nên đại quân vừa đến nam Quế Lâm, Địch Thanh bèn cho quân lập đàn cúng tế thần. Ông lấy 100 đồng tiên bằng đồng rồi khấn : “Nếu lần ra trận này đánh bại được kẻ địch thì khi gieo 100 đồng tiên này lên mặt đất, toàn bộ mặt đồng tiền đều ngửa lên”.
Các quan tả hữu hoảng. sợ, cố khuyên chủ tướng bỏ ý nghĩ đó đi, vì không thể có được trường hợp cả 100 đồng tiên đêu ngửa cả. Nhưng Địch Thanh vẫn mặc kệ, cứ giữ ý của mình. Trước mắt muôn vạn quân lính, ông đột nhiên vung tay, gieo tất cạ̉ 100 đồng tiên lên mặt đất. Vậy mà như “ma xui quỷ khiến”, tất cả mặt tiên đêu ngửa ! Lúc đó toàn quân hoan hô, tiếng vang dội cả đất trời.
Bản thân Địch Thanh cũng vui mừng khôn xiết. Ông lệnh cho tả hữu mang đến 100 cái đinh đóng chặt các đồng tiên xuống đất, cầu khấn rằng : “Đợi khi khải hoàn trở về nhất định sẽ hậu tạ thần linh, thu hồi các đồng tiền”.
Do quân lính ai ai cũng tin rằng thần linh phù hộ nên trong chiến đấu đã dũng mãnh xông lên phía trước, Địch Thanh nhanh chóng bình định được Ung Châu.
Khi trở về, theo lời hứa trước, Địch Thanh cho quân thu hồi các đồng tiên, các thuộc hạ của ông nhìn xem, thì ra các đồng tiên ấy có hai mặt đều đúc ngửa (như nhau).
Địch Thanh được thăng quan nhờ chiến công thần kì này. Còn Nùng Trí Cao thì thất bại, chạy vê Đại Lí, không biết kết cục ra sao.
Một trang sử lặng lẽ lật qua, dòng thời gian đẩy lịch sử loài người tiến về phía trước đã gần 1000 năm. Dòng sông lớn chảy vê Đổng, sóng nước trôi hết, nhân vật lịch sử đã trở vê thiên cổ. Song, chiến công thần kì của Địch Thanh đã để lại cho thế gian sự gợi ý vĩnh hằng, …
Bây giờ ta trở lại với người chủ của câu chuyện.
Bản thân Địch Thanh là đại tướng quân làm sao không hiểu được rằng, khi gieo 1 đồng tiền thì việc xuất hiện mặt ngửa hay mặt sấp là tùy lúc (ngẫu nhiên). Gieo 2 đồng tiền sẽ có 4 khả năng : (ngửa, ngửa); (ngửa, sấp) ; (sấp, ngửa) và (sấp, sấp). Gieo 3 đồng tiền sẽ có 8 khả năng: (ngửa, ngửa, ngửa); (ngửa, ngửa, sấp) ; (ngửa, sấp, ngửa) ; (ngửa, sấp, sấp) ; (sấp, ngửa, ngửa) ; (sấp, ngửa, sấp) ; (sấp, sấp, ngửa) và (sấp, sấp, sấp).
Sau đó mỗi lần gieo thêm 1 đồng tiền nữa thì khả năng phối hợp sẽ tăng lên một lần nữa. Vì vậy hi vọng gieo 100 đồng tiền để xuất hiện một trường hợp đặc biệt toàn ngửa cả là cực kì ảo tưởng. Các thuộc hạ của Địch Thanh cũng đều hiểu điều này, nên đã cố khuyên chủ tướng không làm thể nghiệm này.
Địch Thanh thông minh, khi để ý thấy quân lính quan sát hiện tượng theo thời, thường rất tin vào kinh nghiệm bản thân, mà bỏ qua điều kiện tiền đề. Vì thế, ông đã dùng biện pháp “thay xà đổi cột”, khéo léo thay đổi tiền đề. Tiền đề có hai mặt chính – phụ nhưng lại đúc hai mặt đồng tiền như nhau. Lúc đó đối với Địch Thanh thì 100 đồng tiền đêu ngửa, là một việc tất nhiên, nhưng với tướng sĩ thì không thể có được. Song việc đó lại xảy ra như một kì tích ! Ngay lúc đó, trong tâm trí tướng sĩ, sự phấn khởi đã chiến thắng sự hoài nghi. Họ cảm thấy sự phù hộ của thần linh là sự giải thích duy nhất cho cái phù hợp vượt quá bình thường này. Đó là một loại lừa bịp khoa học, thế mà đã kích thích được dũng khí nghìn vạn tướng sĩ, làm cho Địch Thanh giành được thắng lợi.
Câu chuyện này gợi ý cho ta rằng, khi quan sát một loại hiện tượng, không thể bỏ qua tiền đề của nó.
Tương tự câu chuyện này là câu chuyện trong bộ phim nhiều tập “Đông Chu liệt quốc” đã được đài Phát thanh và truyên hình Hà Nội chiếu tháng 4-1999. Trong phần Chiến Quốc có quốc sĩ Địch Hoàn, khi chuẩn bị ra quân cũng làm lễ tế Trời Đất, thần linh. Lúc đó thầy cúng cũng phải thực hiện mưu đồ như Địch Thanh để có được tinh thần phấn chấn của tướng sĩ.
(Theo Những câu chuyện lí thú Toán học – Nguyễn Bá Đô)