Category Archives: Câu chuyện toán học

Học chuyên toán ở phổ thông – Hình học

Có nhiều bạn hỏi về việc học chuyên toán ở phổ thông, nhân lúc rảnh rỗi mình cũng có một chút chia sẻ cho các bạn có nhu cầu, xem như đây là một vài kinh nghiệm của mình trong việc học và dạy chuyên.

Trong phần này mình nói về môn hình học của cấp 3.

Nếu bạn nào cấp 2 chưa học chuyên toán, mà lên cấp 3 muốn học chuyên toán để tham gia các kì thi học sinh giỏi thì thực sự khó khăn trong việc bắt đầu từ giai đoạn này vì còn nhiều thứ để học, lời khuyên chân thành trong trường hợp này là các bạn có thể bỏ qua mảng chuyên toán học tốt các phần toán trong chương trình chung, để tất cả đam mê, năng lượng của mình vào việc nghiên cứu toán học ở các cấp học cao hơn, học trò mình có những bạn cấp 3 chỉ học chuyên anh, hoặc không học chuyên toán, nhưng sau vẫn đang làm toán rất tốt ở bậc tiến sĩ. Còn nếu không thi học sinh giỏi mà chỉ học để tạo tiền đề học lên cao thì bỏ qua phần hình chuyên này.

Còn các bạn đã có nền tảng chuyên toán ở cấp 2, muốn học tiếp lên để thi học sinh giỏi thì phần hình học khá quan trọng trong các đề chuyên toán, có thể đọc tiếp ở các dòng sau.

Trong chương trình chính thức chung cho mọi đối tượng có các phần sau: Vectơ, hệ thức lượng, lượng giác, phương pháp tọa độ trong mặt phẳng- các đường conic (lớp 10) và mảng hình học không gian từ 11 lên 12. Nhìn chung phần này cũng rất đa dạng và cung cấp nhiều cách tiếp cận, chủ yếu là tính toán và biến đổi đại số, lượng giác nhằm giải quyết một bài toán hình học, hỗ trợ cho giải các bài toán thi học sinh giỏi. Cố gắng học chắc các phần này vì nó dù sao cũng là phần chung cho mọi học sinh phổ thông phải học. (Khi mình học phổ thông thì phần này học khá kĩ vì lúc đó không biết đề thi học sinh giỏi cho thi cái gì, !)

Ngoài các phần trên thì trong Tài liệu giáo khoa chuyên toán có giới thiệu thêm một số chuyên đề nhằm giải quyết các bài toán hình học phẳng: phương tích trục đẳng phương, hàng điểm điều hòa, cực và đối cực, các phép biến hình như: tịnh tiến, quay, vị tự, vị tự quay, nghịch đảo. Để giải một bài toán hình học trong các đề học sinh giỏi có thể có nhiều các tiếp cận, nhưng lời khuyên là hãy nắm thật chắc và vận dụng thành thạo các công cụ, thử chứng minh lại hết các tính chất, định lý trong từng chuyên đề. Ngoài ra để giải bài toán hình học phẳng còn phải biết thêm một vài tính chất, định lý quen thuộc. (Tất cả những thứ này mình đều không được biết trước khi thấy đề thi, do đó mà đã bỏ lỡ chúng trong thời gian học phổ thông, mãi tới đại học mới biết hàng điểm điều hòa là gì !)

Có một điều trong việc học chuyên đó là tính hệ thống, học một cách bài bản và có hệ thống các chuyên đề, theo một thứ tự phù hợp (như liệt kê trên) sẽ có lợi trong việc tư duy, tránh việc dùng “dao giết trâu để mổ gà”, vì đôi khi những bài toán khó bắt đầu từ các ý tưởng rất tự nhiên và đơn giản.

Về mặt kĩ thuật thì có các kĩ thuật cần rèn luyện nhiều như: biến đổi góc, biến đổi và so sánh các độ dài, tỉ lệ, việc phát hiện các yếu tố như tứ giác nội tiếp hay hàng điểm điều hòa, hay một tính chất nào đó quen thuộc, đôi khi là chìa khóa để giải bài toán đó.

Về mặt trình bày hình khá đơn giản, những kiến thức trong Tài liệu giáo khoa chuyên toán chắc chắn sẽ được công nhận, những tính chất nào mới quá, hoặc không phổ biến, nên chứng minh lại rõ ràng, nếu muốn đạt điểm tối đa.

Mình đã chứng kiến nhiều em lúc đầu kém hình, ngại làm hình học nhưng khi quyết tâm thì tiến bộ rất nhanh và thành công trong các kì thi học sinh giỏi.

Chú ý: Một số chuyên đề mình nêu cũng đã có trên website này, các bạn có thể tham khảo.

Học toán như luyện công, hãy rèn luyện nội lực thật tốt trước khi học những chiêu thức cao siêu, không khéo tẩu hỏa nhập ma.

Tài liệu tham khảo:

Câu chuyện toán học: Chiến thắng thần kì

Thời Bắc Tống, thủ lĩnh tộc Man ở châu Quảng Nguyên là Nùng Trí Cao không ngừng mở rộng thế lực, đã lập chính quyên “Nam Thiên quốc”. Tháng 4-1052, Nùng Trí Cao dấy binh đánh Tống. Tháng 5-1052, Nùng Trí Cao vây hãm Ung Châu (Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây ngày nay), tự xưng là “Nhân Huệ hoàng đế” và từ Ung Châu đánh dọc theo sông xuống phía nam, đến đâu thắng đó, chấn động khắp nơi.
Năm 1053, đại tướng Địch Thanh phụng chỉ chinh phạt Nùng Trí Cao. Lúc đó miên nam có tục sùng bái quỷ thần, nên đại quân vừa đến nam Quế Lâm, Địch Thanh bèn cho quân lập đàn cúng tế thần. Ông lấy 100 đồng tiên bằng đồng rồi khấn : “Nếu lần ra trận này đánh bại được kẻ địch thì khi gieo 100 đồng tiên này lên mặt đất, toàn bộ mặt đồng tiền đều ngửa lên”.

Các quan tả hữu hoảng. sợ, cố khuyên chủ tướng bỏ ý nghĩ đó đi, vì không thể có được trường hợp cả 100 đồng tiên đêu ngửa cả. Nhưng Địch Thanh vẫn mặc kệ, cứ giữ ý của mình. Trước mắt muôn vạn quân lính, ông đột nhiên vung tay, gieo tất cạ̉ 100 đồng tiên lên mặt đất. Vậy mà như “ma xui quỷ khiến”, tất cả mặt tiên đêu ngửa ! Lúc đó toàn quân hoan hô, tiếng vang dội cả đất trời.

Bản thân Địch Thanh cũng vui mừng khôn xiết. Ông lệnh cho tả hữu mang đến 100 cái đinh đóng chặt các đồng tiên xuống đất, cầu khấn rằng : “Đợi khi khải hoàn trở về nhất định sẽ hậu tạ thần linh, thu hồi các đồng tiền”.

Do quân lính ai ai cũng tin rằng thần linh phù hộ nên trong chiến đấu đã dũng mãnh xông lên phía trước, Địch Thanh nhanh chóng bình định được Ung Châu.

Khi trở về, theo lời hứa trước, Địch Thanh cho quân thu hồi các đồng tiên, các thuộc hạ của ông nhìn xem, thì ra các đồng tiên ấy có hai mặt đều đúc ngửa (như nhau).

Địch Thanh được thăng quan nhờ chiến công thần kì này. Còn Nùng Trí Cao thì thất bại, chạy vê Đại Lí, không biết kết cục ra sao.

Một trang sử lặng lẽ lật qua, dòng thời gian đẩy lịch sử loài người tiến về phía trước đã gần 1000 năm. Dòng sông lớn chảy vê Đổng, sóng nước trôi hết, nhân vật lịch sử đã trở vê thiên cổ. Song, chiến công thần kì của Địch Thanh đã để lại cho thế gian sự gợi ý vĩnh hằng, …

Bây giờ ta trở lại với người chủ của câu chuyện.

Bản thân Địch Thanh là đại tướng quân làm sao không hiểu được rằng, khi gieo 1 đồng tiền thì việc xuất hiện mặt ngửa hay mặt sấp là tùy lúc (ngẫu nhiên). Gieo 2 đồng tiền sẽ có 4 khả năng : (ngửa, ngửa); (ngửa, sấp) ; (sấp, ngửa) và (sấp, sấp). Gieo 3 đồng tiền sẽ có 8 khả năng: (ngửa, ngửa, ngửa); (ngửa, ngửa, sấp) ; (ngửa, sấp, ngửa) ; (ngửa, sấp, sấp) ; (sấp, ngửa, ngửa) ; (sấp, ngửa, sấp) ; (sấp, sấp, ngửa) và (sấp, sấp, sấp).
Sau đó mỗi lần gieo thêm 1 đồng tiền nữa thì khả năng phối hợp sẽ tăng lên một lần nữa. Vì vậy hi vọng gieo 100 đồng tiền để xuất hiện một trường hợp đặc biệt toàn ngửa cả là cực kì ảo tưởng. Các thuộc hạ của Địch Thanh cũng đều hiểu điều này, nên đã cố khuyên chủ tướng không làm thể nghiệm này.

Địch Thanh thông minh, khi để ý thấy quân lính quan sát hiện tượng theo thời, thường rất tin vào kinh nghiệm bản thân, mà bỏ qua điều kiện tiền đề. Vì thế, ông đã dùng biện pháp “thay xà đổi cột”, khéo léo thay đổi tiền đề. Tiền đề có hai mặt chính – phụ nhưng lại đúc hai mặt đồng tiền như nhau. Lúc đó đối với Địch Thanh thì 100 đồng tiền đêu ngửa, là một việc tất nhiên, nhưng với tướng sĩ thì không thể có được. Song việc đó lại xảy ra như một kì tích ! Ngay lúc đó, trong tâm trí tướng sĩ, sự phấn khởi đã chiến thắng sự hoài nghi. Họ cảm thấy sự phù hộ của thần linh là sự giải thích duy nhất cho cái phù hợp vượt quá bình thường này. Đó là một loại lừa bịp khoa học, thế mà đã kích thích được dũng khí nghìn vạn tướng sĩ, làm cho Địch Thanh giành được thắng lợi.

Câu chuyện này gợi ý cho ta rằng, khi quan sát một loại hiện tượng, không thể bỏ qua tiền đề của nó.

Tương tự câu chuyện này là câu chuyện trong bộ phim nhiều tập “Đông Chu liệt quốc” đã được đài Phát thanh và truyên hình Hà Nội chiếu tháng 4-1999. Trong phần Chiến Quốc có quốc sĩ Địch Hoàn, khi chuẩn bị ra quân cũng làm lễ tế Trời Đất, thần linh. Lúc đó thầy cúng cũng phải thực hiện mưu đồ như Địch Thanh để có được tinh thần phấn chấn của tướng sĩ.

(Theo Những câu chuyện lí thú Toán học – Nguyễn Bá Đô)

Đáp án thi chọn Đội Tuyển thi Quốc Gia của trường PTNK năm học 2015 – 2016

Ngày thứ 1

Bài 1. Cho tập hợp
$$
A=\{n \in \mathbb{N} \mid 1 \leq n \leq 2015,(n, 2016)=1\}
$$
Hỏi có bao nhiêu số nguyên $a \in A$ sao cho tồn tại số nguyên b mà $a+2016 b$ là số chính phương?

Bài 2. Cho $a, b, c, d$ là các số thực thỏa mãn điều kiện
$$
a^{2} \leq 1, a^{2}+b^{2} \leq 5, a^{2}+b^{2}+c^{2} \leq 14, a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2} \leq 30
$$
1. Chúng minh rằng $a+b+c+d \leq 10$.
2. Chứng minh rằng $a d+b c \leq 10$.

Bài 3. Tìm tất cả các hàm số $f: \mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn điều kiện
$$
f(x-2 f(y))=5 f(x)-4 x-2 f(y)
$$
với mọi $x, y \in \mathbb{R}$.

Bài 4. Cho đường tròn $k$ và các điểm $B, C$ thuộc đường tròn, không phải là đường kính; I là trung điểm $B C$. Điểm $A$ di động trên cung lớn $B C$ của $k$. Gọi $i_{1}$ là đường tròn qua $I$ và tiếp xúc với $A B$ tại $B ; i_{2}$ là đường tròn qua $I$ và tiếp xúc với $A C$ tại $C$. Các đường tròn $i_{1}, i_{2}$ cắt nhau tại $D$ (khác $I$ ).
1. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác AID luôn đi qua một điểm cố định.
2. Gọi $K$ là trung điểm $A D$, $E$ là tâm đường tròn qua $K$ và tiếp xúc với $A B$ tại $A, F$ là tâm đường tròn qua $K$ và tiếp xúc với AC tại $A$. Chứng minh rằng góc EAF có số đo không đổi.

Ngày thứ 2

Bài 5. Dãy số $\left(x_{n}\right)$ được xác định bởi công thức $x_{n}=\frac{1}{n \cos \frac{1}{n}}$ với mọi $n \geq 1$. Tính giới hạn sau
$$\lim \frac{x_{1}+x_{3}+x_{5}+\cdots+x_{2 n-1}}{x_{2}+x_{4}+x_{6}+s+x_{2 n}}$$

Bài 6. Tim các giá trị của $b$ sao cho tồn tại a để hệ phương trình sau có nghiệm $(x, y)$
$$
\left\{\begin{array}{l}
(x-1)^{2}+(y+1)^{2}=b \\y=x^{2}+(2 a+1) x+a^{2}
\end{array}\right.
$$

Bài 7. Cho n là số nguyên dương, $n \geq 2$ và $X={1,2,3, \ldots, n}$. Gọi $A_{1}, A_{2}, \ldots, A_{m}$ và $B_{1}, B_{2}, \ldots, B_{m}$ là hai dãy các tập con khác rỗng của $X$ thỏa mãn điều kiện: Với mỗi $i, j \in{1,2,3, \ldots, n}, A_{i} \cap B_{j}=\varnothing$ nếu và chỉ nếu $i=j$.
1. Chúng minh rằng với mỗi hoán vị $\left(x_{1}, x_{2}, \ldots, x_{n}\right)$ của $X$, có không quá một cặp tập hợp $\left(A_{i}, B_{i}\right)$ với $i=1,2,3, \ldots, n$ sao cho nếu $x_{k} \in A_{i}$ và $x_{l} \in B_{i}$ thì $k<l$.
2. Gọi $a_{i}, b_{i}$ lần lượt là số phần tử của tập hợp $A_{i}, B_{i}$ với $i=1,2,3, \ldots, m$. Chúng minh rằng
$$
\sum_{i=1}^{m} \frac{1}{C_{a_{i}+b_{i}}^{a_{i}}} \leq 1
$$

Bài 8. Cho tam giác $A B C$ nhọn nội tiếp đường tròn tâm $O$. Đường tròn tâm $I$ đi qua $B$, $C$ lần lượt cắt các tia $B A$, CA tại $E, F$.
1. Giả sử các tia $B F, C E$ cắt nhau tại $D$ và $T$ là tâm đường tròn $(A E F)$. Chứng minh rằng $O T$ || ID.
2. Trên BF, CE lần lượt lấy các điểm $G, H$ sao cho $A G \perp C E, A H \perp B F$. Các đường tròn $(A B F),(A C E)$ cắt $B C$ tai $M, N$ (khác $B, C)$ và cắt EF tại $P, Q$ (khác $E, F)$. Gọi $K$ là giao điểm của $M P, N Q$. Chứng minh rằng DK vuông góc với GH.

Giải

Bài 1.

Cho $n$ là số nguyên dương lớn hơn 1 , ta quy ước gọi một số nguyên dương a được gọi là thặng dư chính phương theo modulo $n$ nếu $(a, n)=1$ và tồn tại số nguyên $x$ sao cho $a \equiv x^{2}(\bmod n)$. Trong bài này, dể dơn giản, ta quy ước xét các thặng dư chính phưong nhỏ hơn $n$.
Đặt $s(n)$ là số các số nhỏ hơn $n$ và là thặng dư chính phương theo modulo n. Ta sễ chứng minh hai bổ dề dưới đây:
Bổ đề 1: Cho $p$ là số nguyên tố và $k$ là số nguyên dưong. Khi đó:
1. Nếu $p=2$ thì $s\left(2^{k}\right)=2^{\max (k-3,0)}$.
2. Nếu $p>2$ thì $s\left(p^{k}\right)=\frac{p^{k}-p^{k-1}}{2}$.
Bổ đề $2: s(n)$ là hàm nhân tính.
Thật vậy,
Trước hết, ta biết rằng $s(p)=\frac{p-1}{2}$ với $p$ là số nguyên tố lẻ. Ta sẽ tính $s\left(p^{k}\right)$ với $k \in \mathbb{Z}^{+}$.
Xét một thặng dư chính phương $a$ của $p$, khi đó tồn tại $x$ sao cho
$$
a \equiv x^{2}(\bmod p)
$$
Dặt $a=x^{2}+p q$ thì hiển nhiên
$$
a \equiv x^{2}+p q\left(\bmod p^{k}\right) \Leftrightarrow a-p q \equiv x^{2}\left(\bmod p^{k}\right)
$$
và khi đó, ta có $p^{k-1}$ cách chọn $q$ để các số $a-p q$ là các thặng dư chính phưong $\bmod p^{k}$.
Suy ra
$$
s\left(p^{k}\right)=p^{k-1} s(p)=\frac{p^{k}-p^{k-1}}{2}
$$
Xét số nguyên tố $p=2$, với $k=1,2,3$, dể dàng kiểm tra được $s\left(2^{k}\right)=1$.
Ta xét $k \geq 4$, tưong tự trên, ờ bước chọn $q$, ta chỉ có 2 cách nên $s\left(2^{k}\right)=$ $2 s\left(2^{k-1}\right)$. Từ đó bằng quy nạp, ta có được
$$
s\left(2^{k}\right)=2^{k-3}, k \geq 4
$$
Tiếp theo, xét hai số $a, b$ nguyên dương và $(a, b)=1 .$ Gọi $A$ là tập họp các thặng dư chính phương theo modulo $a b$ và $B$ là tập hợp các số là thặng dư chính phưong chung của $a, b$.
Nếu $x \in A$ thì tổn tại $y$ sao cho $x \equiv y^{2}(\bmod a b)$. Rō ràng khi đó,
$$
x \equiv y^{2} \quad(\bmod a), x \equiv y^{2} \quad(\bmod b)
$$

(chú ý rằng nếu $x>a$, ta có thể chọn $x^{\prime}$ sao cho $x^{\prime}<a$ và $x \equiv x^{\prime}(\bmod a)$; tương tự với $b$ ). Do đó, $x \in B$, tức là $x \in A \Rightarrow x \in B$ nên $|A| \leq|B|$.
Tiếp theo, xét $x \in B$. Khi đó tồn tại $r, s$ sao cho $x \equiv r^{2}(\bmod a), x \equiv s^{2}$ $(\bmod b)$. Theo định lý thặng dư Trung Hoa, tổn tại số nguyên $z$ sao cho
$$
z \equiv r(\bmod a), z \equiv s(\bmod b)
$$
Khi đó
$$
x \equiv z^{2} \quad(\bmod a), x \equiv z^{2} \quad(\bmod b)
$$
nên
$$
x-z^{2}: a b \text { hay } x \equiv z^{2}(\bmod a b)
$$
Do đó: $x \in A$, tức là $x \in B \Rightarrow x \in A$ nên $|A| \geq|B|$.
Từ đây ta có
$$
|A|=|B| \text { hay } s(a) s(b)=s(a b)
$$
Vậy $s(n)$ là hàm nhân tính.
Các bổ đề đều được chứng minh.
Trở lại bài toán, ta thấy rằng
$$
2016=2^{5} \cdot 3^{2} \cdot 7
$$
Rō ràng bài toán yêu cầu đếm số thặng dư chính phương theo modulo 2016. Theo bổ dề 2 thì
$$
s(2016)=s\left(2^{5}\right) s\left(3^{2}\right) s(7)
$$
Theo bổ đề 1 thì
$$
s\left(2^{5}\right)=2^{2}=4, s\left(3^{2}\right)=\frac{3^{2}-3}{2}=3, s(7)=\frac{7-1}{2}=3
$$
Do đó, số các số $a$ cần tìm là $4 \cdot 3 \cdot 3=36$.

Bài 2.

1) Dự đoán dấu bằng xảy ra khi $a=1, b=2, c=3, d=4$ nên ta có các đánh giá sau
$$
\left\{\begin{array}{l}
a^{2}+1 \geq 2 a \\
b^{2}+4 \geq 4 b \\
c^{2}+9 \geq 6 c \\
d^{2}+16 \geq 8 d
\end{array}\right.
$$
Do đó, ta có
$$
\begin{aligned}
&24(a+b+c+d) \leq 3\left(d^{2}+16\right)+4\left(c^{2}+9\right)+6\left(b^{2}+4\right)+12\left(a^{2}+1\right) \\
&=3 d^{2}+4 c^{2}+6 b^{2}+12 a^{2}+120 \\
&=3\left(a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}\right)+\left(a^{2}+b^{2}+c^{2}\right)+2\left(a^{2}+b^{2}\right)+6 a^{2}+120 \\
&\leq 3 \cdot 30+14+2 \cdot 5+6 \cdot 1+120=240
\end{aligned}
$$
Suy ra $a+b+c+d \leq 10$.
2) Ta có:
$$
16 a^{2}+d^{2} \geq 8 a d \text { và } 9 b^{2}+4 c^{2} \geq 12 b c
$$
Từ đó suy ra
$$
\begin{aligned}
&24(a d+b c) \leq 3\left(16 a^{2}+d^{2}\right)+2\left(9 b^{2}+4 c^{2}\right) \\
&=3\left(a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}\right)+5\left(a^{2}+b^{2}+c^{2}\right)+10\left(a^{2}+b^{2}\right)+30 a^{2} \\
&\leq 3 \cdot 30+5 \cdot 14+10 \cdot 5+30 \cdot 1=240
\end{aligned}
$$
Suy ra $a d+b c \leq 10$.

Bài 3.

Goi $(*)$ là điều kiện đề bài cho. Trong $(*)$, thay $x=y=0$, ta có
$$
f(-2 f(0))=3 f(0)
$$
Đặt $f(0)=a$ thì $f(-2 a)=3 a$. Trong $(*)$, thay $x=0$ và $y=-2 a$, ta có
$$
f(-2 f(-2 a))=5 a-2 f(-2 a) \Leftrightarrow f(-6 a)=-a
$$

Trong $(*)$, thay $x=-2 a, y=-6 a$, ta có
$$
\begin{aligned}
&f(-2 a-2 f(-6 a))=5 f(-2 a)-4 x-2 f(-6 a) \\
&\Leftrightarrow f(0)=15 a+8 a+2 a \\
&\Leftrightarrow a=25 a \\
&\Leftrightarrow a=0
\end{aligned}
$$
Do đó $f(0)=0$.
Trong $(*)$, thay $y=0$, ta có
$$
f(x)=5 f(x)-4 x \Leftrightarrow f(x)=x
$$
Thử lại ta thấy thỏa.
Vậy hàm số cần tìm chính là
$$
f(x)=x, \forall x \in \mathbb{R}
$$

Bài 4.

1) Gọi $O$ là tâm của đường tròn $k$. Không mât tính tống quát, giả sử tia $\Lambda D$ nằm giữa hai tia $A O, A B$, các trường hợp còn lại tương tự.
Ta có:
$$
\angle I D B=\angle A B C, \angle I D C=\angle A C B
$$
nên
$$
\angle B A C+\angle B D C=\angle B A C+\angle A B C+\angle A C B=180^{\circ}
$$

Do đó, tứ giác $A B D C$ nội tiếp hay $D \in(O)$. Ta thấy
$$
\begin{aligned}
&\angle D A O+\angle O I D \\
&=\angle B A C-(\angle D A B+\angle O A C)+360^{\circ}-\left(90^{\circ}+\angle D I C\right) \\
&=\angle B A C-\left(\angle I C D+90^{\circ}-\angle A B C\right)+270^{\circ}-\angle D I C \\
&=\angle B A C+\angle A B C-(\angle I C D+\angle D I C)+180^{\circ} \\
&=\left(180^{\circ}-\angle A C B\right)-\left(180^{\circ}-\angle I D C\right)+180^{\circ} \\
&=\angle I D C-\angle A C B+180^{\circ}=180^{\circ}
\end{aligned}
$$

Do đó, AOID nội tiếp hay đường tròn $(A I D)$ di qua $O$ cố định.
2) Ta có:
$$
\angle E A C=90^{\circ}-\angle B A C, \angle F A B=90^{\circ}-\angle B A C
$$
nên
$$
\angle E A F=180^{\circ}-2 \angle B A C+\angle B A C=180^{\circ}-\angle B A C
$$
Do đó, góc $\angle E A F$ có số đo không đổi.

Bài 5.

Trước hết, ta chứng minh bổ đề sau:
Giá trị của biểu thức
$$
\frac{1}{1}+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\cdots+\frac{1}{n}
$$
tiến tới vô cực khi $n \rightarrow+\infty$. Thật vậy,
Xét hàm số $f(x)=\ln (1+x)-x$ với $x>0$. Ta có
$$
f^{\prime}(x)=\frac{1}{1+x}-1<0
$$
nên đây là hàm nghịch biến, suy ra $f(x)<f(0)=0$ hay $\ln (1+x)<$ $x, \forall x>0$. Thay $x$ bởi $\frac{1}{n}$, ta được
$$
\ln \left(1+\frac{1}{n}\right)<\frac{1}{n} \Leftrightarrow \frac{1}{n}>\ln (1+n)-\ln n
$$
Do đó,
$$
\frac{1}{1}+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}++\frac{1}{n}>\ln 2-\ln 1+\ln 3-\ln 2+\cdots+\ln (n+1)-\ln n=\ln (n+1)
$$
Vì $\ln (n+1) \rightarrow+\infty$ khi $n \rightarrow+\infty$ nên
$$
\frac{1}{1}+\frac{1}{2}+\frac{1}{3}+\cdots+\frac{1}{n} \rightarrow+\infty
$$
Trở lại bài toán, đặt
$$
y_{n}=\frac{x_{1}+x_{3}+x_{5}+\cdots+x_{2 n-1}}{x_{2}+x_{4}+x_{6}+\cdots+x_{2 n}}
$$
với $n \geq 1$. Ta thấy vì $\frac{1}{n} \in\left(0 ; \frac{\pi}{2}\right)$ nên $\cos \frac{1}{n}>0$, suy ra
$$
x_{n}=\frac{1}{n \cos \frac{1}{n}}>0, n \geq 1
$$

Xét hàm số $f(t)=\frac{t}{\cos t}$ với $t \in\left(0 ; \frac{\pi}{2}\right)$ thì $f^{\prime}(t)=\frac{\cos t+t \sin t}{\cos ^{2} t}>0$ nên đây là hàm đồng biến. Chú ý rằng $x_{n}=f^{2}\left(\frac{1}{n}\right)$, mà $\frac{1}{n}$ là dãy giảm nên $x_{n}$ cũng là dãy giảm.
Suy ra $x_{1}>x_{2}, x_{3}>x_{4}, \ldots, x_{2 n-1}>x_{2 n}$ nên $y_{n}>1$
Ngoài ra, ta cũng có $x_{3}<x_{2}, x_{5}<x_{4}, \ldots, x_{2 n-1}<x_{2 n-2}$ nên
$$
\begin{aligned}
y_{n}<& \frac{x_{1}+\left(x_{2}+x_{4}+\cdots+x_{2 n-2}\right)}{x_{2}+x_{4}+\cdots+x_{2 n}}=\\
& 1-\frac{x_{1}-x_{2 n}}{x_{2}+x_{4}+\cdots+x_{2 n}}<1-\frac{x_{1}}{x_{2}+x_{4}+\cdots+x_{2 n}}
\end{aligned}
$$
Dễ thấy rằng
$$
x_{2}+x_{4}+\cdots+x_{2 n}=\sum_{i=1}^{n} \frac{1}{2 i \cos \frac{1}{2 i}} \geq \sum_{i=1}^{n} \frac{1}{2 i}=\frac{1}{2} \sum_{i=1}^{n} \frac{1}{i}
$$
Theo bổ đề trên thì $\sum_{i=1}^{n} \frac{1}{i}$ tiến tới vô cực nên
$$
\lim \left(x_{2}+x_{4}+\cdots+x_{2 n}\right)=+\infty
$$
Do dó
$$
\lim \left(1-\frac{x_{1}}{x_{2}+x_{4}+\cdots+x_{2 n}}\right)=1-0=1
$$
Theo nguyên lý kẹp, ta có $\lim x_{n}=1$.

Bài 6.

Đặt $X=x-1, Y=y+1$, thay vào, ta có
$$
\begin{aligned}
&\left\{\begin{array}{l}
X^{2}+Y^{2}=b \\
Y-1=(X+1)^{2}+(2 a+1)(X+1)+a^{2}
\end{array}\right. \\
&\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}
X^{2}+Y^{2}=b \\
Y=X^{2}+(2 a+3) X+a^{2}+2 a+3
\end{array}\right.
\end{aligned}
$$
Ta đưa về tìm điều kiện của $b$ để tồn tại $a$ mà hệ trên có nghiệm $(X, Y)$. Do
$$
Y-(X+2)=X^{2}+2(a+1) X+(a+1)^{2}=(X+a+1)^{2} \geq 0
$$

nên $Y \geq X+2$. Suy ra $Y-X \geq 2>0$, tức là $(X-Y)^{2} \geq 4$. Ta có
$$
b=X^{2}+Y^{2}=\frac{(X-Y)^{2}+(X+Y)^{2}}{2} \geq \frac{(Y-X)^{2}}{2} \geq 2
$$
Mặt khác, với $b \geq 2$, nếu chọn $X=-(a+1)$ thì có $Y=X+2=1-a$. Khi đó, ta có
$$
X^{2}+Y^{2}=(a+1)^{2}+(a-1)^{2}=2\left(a^{2}+1\right)=b
$$
Như thế, với $a$ thỏa mãn $2\left(a^{2}+1\right)=b$ thì hệ có nghiệm là
$$
(X, Y)=(-a-1,1-a)
$$
Dễ dàng thấy rằng do $b \geq 2$ nên luôn tồn tại $a$ như thế.
Vậy các giá trị cần tìm của $b$ là $b \geq 2$.

Bài 7.

1) Giả sử ngược lại, tồn tại 2 cặp $\left(A_{i}, B_{i}\right)$ và $\left(A_{j}, B_{j}\right)$ thỏa mãn điểu kiện đề bài đã cho.
Vì $i \neq j$ nên theo giả thiết,
$$
\left|A_{i} \cap B_{j}\right| \geq 1,\left|A_{j} \cap B_{i}\right| \geq 1
$$
Đặt $x_{r} \in A_{i} \cap B_{j}, x_{s} \in A_{j} \cap B_{i}$ với $1 \leq r, s \leq n$ thì:
– Do $x_{r} \in B_{j}$ nên với mọi $x_{k} \in A_{j}$, ta đều có $k<r$.
– Do $x_{r} \in A_{i}$ nên với mọi $x_{k} \in B_{i}$, ta đều có $k>r$.

Từ đây suy ra
$$
A_{j} \subset\left\{x_{1}, x_{2}, \ldots, x_{r-1}\right\}, B_{i} \subset\left\{x_{r+1}, x_{r+2}, \ldots, x_{n}\right\}
$$
Điều này cho thấy $A_{j} \cap B_{i}=\varnothing$, mâu thuẫn với giả thiết.
Vậy tồn tại không quá 1 cặp $\left(A_{i}, B_{i}\right)$ thỏa mãn điều kiện đã cho.
2) Gọi $T$ là tập hợp các cách chọn hai dãy
$$
A_{1}, A_{2}, \ldots, A_{m} \text { và } B_{1}, B_{2}, \ldots, B_{m}
$$
thỏa mãn điều kiện là: với mỗi $i, j \in\{1,2,3, \ldots, n\}, A_{i} \cap B_{j}=\varnothing$ nếu và chỉ nếu $i=j$.
Gọi $T_{i} \subset T$ là các cách chọn sao cho sao cho cặp $\left(A_{i}, B_{i}\right)$ thỏa mãn điều kiện là: cặp $\left(A_{i}, B_{i}\right)$ với $i=1,2,3, \ldots, n$ sao cho nếu $x_{k} \in A_{i}$ và $x_{l} \in B_{i}$ thì $x_{k}<x_{l}$ (ở đây ta xét thứ tự ban đầu của các phần tử của $X$ ). (*)
Theo câu 1) thì $T_{i} \cap T_{j}=\varnothing$ với $i \neq j$ nên ta có
$$
\left|T_{1}\right|+\left|T_{2}\right|+\cdots+\left|T_{m}\right|=\left|T_{1} \cup T_{2} \cup \ldots \cup T_{m}\right| \leq T
$$
Tiếp theo, với $1 \leq i \leq m$, xét một tập hợp $S \subset X$ và $|S|=a_{i}+b_{i}$. Khi đó, tương ứng với $S$, có đúng 1 cách chọn $\left(A_{i}, B_{i}\right)$ thỏa mãn tính chất $(*)$ – tức là $A_{i}$ sẽ nhận $a_{i}$ số nhỏ nhất trong tập $S, B_{i}$ là lấy phần còn lại.
Trong khi đó, nếu không có điều kiện $(*)$, ta có thể chọn tùy ý $C_{a_{i}+b_{i}}^{a_{i}}$ phần tử trong $S$ và $A$ và số còn lại cho $B$.
Do đó, ta có
$$
\left|T_{i}\right|=\frac{|T|}{C_{a_{i}}^{a_{i}}+b_{i}}
$$
với $i=1,2, \ldots, m$. Từ đây suy ra
$$
\sum_{i=1}^{m} \frac{|T|}{C_{a_{i}+b_{i}}^{a_{i}}} \leq|T| \Leftrightarrow \sum_{i=1}^{m} \frac{1}{C_{a_{i}+b_{i}}^{a_{i}}} \leq 1
$$
Ta có đpcm.

Bài 8.

1) Giả sử $E F$ cắt $B C$ ở $L$ và $(T),(O)$ cắt nhau tại $J$ khác $A$. Suy ra $A J$ chính là trục đẳng phương của $(T),(O)$. Do đó $O T \perp A J$.
Khi đó,
$$
L B \cdot L C=L E \cdot L F
$$
nên $L$ thuộc trục đẳng phương của $(T),(O)$. Suy ra $A, J, L$ thẳng hàng. Theo định lý Brocard cho tứ giác $B E F C$ nội tiếp trong đường tròn $(I)$ thì $I$ chính là trực tâm của tam giác $A D L$.
Vì thế nên ID $\perp A L$, mà $O T \perp A J$ nên $I D \| O T$.

2) Dễ dàng thấy rằng $D$ là trực tâm của tam giác $A G H$ nên $A D \perp G H$. Ta sẽ chứng minh rằng $A, D, K$ thẳng hàng.

Ta có $D B \cdot D F=D E \cdot D C$ nên $D$ có cùng phương tích tới 2 đường tròn $(A B F),(A E C)$. Suy ra $A D$ chính là trục đẳng phương của 2 đường tròn này.

Bằng biến đổi các góc nội tiếp, ta thấy rằng
$$
\angle M P Q=\angle M B F=\angle C E F=\angle C N Q
$$
Suy ra $M N P Q$ nội tiếp, dẫn đến $K M \cdot K P=K N \cdot K Q$, tức là $K$ cũng có cùng phương tích tới 2 đường tròn $(A B F),(A E C)$.
Từ đó suy ra $A, D, K$ thẳng hàng. Do đó, $D K$ vuông góc với $G H$.

Viết – Một kĩ năng quan trọng trong việc học toán.

Tôi có lần được nghe giáo sư Ngô Bảo Châu nói chuyện tại Hội trường khu đô thị ĐHQG TPHCM, tối hôm qua tôi lại thêm lần nữa nghe giáo sư nói chuyện trong một hoàn cảnh khác hẳn, đó là buổi tọa đàm trên nền tảng online Zoom, dưới sự dẫn dắt của GS Trần Vĩnh Hưng (bạn tôi) GS Châu và GS Long đã có một buổi nói chuyện vui vẻ, thoải mái đề cập nhiều vấn đề các HSSV và các bạn nghiên cứu toán quan tâm.
Trong buổi nói chuyện lần này, chủ đề không phải là các vấn đề đao to búa lớn như lần trước, mà GS Hưng đã đặt ra các câu hỏi trọng tâm xoay quanh việc giảng dạy nghiên cứu toán của các giáo sư. Câu chuyện đề cập các vấn đề về những thuận lợi khó khăn trong việc nghiên cứu giảng dạy trong điều kiện dịch Covid đang tàn phá dữ dội, những kỉ niệm, thách thức trong qua trình tìm ra những công trình giá trị, hay các phương pháp, kĩ năng, tính cách cần thiết của các bạn muốn làm nghiên cứu cũng nhưng cơ hội của các bạn HSSV trong giai đoạn sắp tới. Các vấn đề đều được nêu ra và giải đáp tận tính, vô tư cấp thiết.
Trong câu chuyện này tôi cũng thấy được một vấn đề mà phù hợp với mình để chia sẻ với mọi người: đó là kĩ năng viết khi cần cụ thể hóa một ý tưởng hay một cách chứng minh. Các GS có kể về một số chuyện vui xung quanh vấn đề này, nhưng tựu trung mọi người đề đánh giá kĩ năng viết là một kĩ năng quan trọng mà các em cần phải luyện tập ngay trong nhà trường phổ thông.
Tôi thường được giao nhiệm vụ dạy chuyên toán 10, thưởng xuyên gặp các bạn học sinh rất giỏi, rất thông minh nhạy bén với các ý tưởng, nhưng khi lên bảng trình bày thì đó là thảm họa: Các em thường trình bày lung tung, sử dụng kí hiệu loạn xạ và cuối cùng không ai hiểu được bạn viết gì. Tôi tìm hiểu kĩ hơn về các bạn này, thường các bài kiểm tra với các bài toán dễ điểm cũng khá thấp vì làm sai,..và dần dần tôi phát hiện các bạn không bao giờ trình bày một cách cụ thể các bài toán dễ, thường chỉ ghi đáp số, hoặc ghi một vài ý, từ gì đó mà tôi không biết, kiểu áp dụng định lí abc, áp dụng tính chất xyz rồi bỏ sang bài khác. Các bạn không có thói quen trình bày rõ rang một bài toán cụ thể nào đó, đến khi gặp những bài khó hơn, rắc rối hơn thì lại viết linh tinh. Trong lúc dạy tôi hay đặt mình vai là học sinh kém nhất lớp khi đọc lời giải các bạn, tôi phải hiểu được các bạn viết thì các bạn khác mới hiểu được.
Hiện nay toán trắc nghiệm dần trở nên phổ biến, ngay cả từ cấp học nhỏ tuổi các bạn chỉ giải các bài toán chỉ cần khoanh đáp số, hoặc điền khuyết đáp số mà vẫn có giải này giải kia, do đó việc trình bày bài toán rõ ràng không được xem trọng, đến khi gặp các bài toán phức tạp hơn thì không trình bày được.
Ngoài kĩ năng viết, việc trình bày tập cũng rất đáng chú ý, có nhiều bạn học sinh lại viết rất nhiều môn vào một cuốn tập, trước viết bài, sau thì làm nháp, bìa thì thì không có tên họ, viết lung tung, ..rất cẩu thả, khi đánh máy cũng đánh máy ẩu, kí hiệu dùng không chuẩn xác, tạo thành một cái lẩu thập cẩm không hiểu viết gì.
Kĩ năng viết, trình bày lời giải thật rất quan trọng, có thể viết dài, nhưng mọi thứ phải chặt chẽ rõ ràng, triển khai các ý logic, sử dụng kí hiệu đúng đắn phù hợp cho hoàn cảnh, các em hãy luyện tập kĩ năng này với các bài toán dễ nhất, đơn giản nhất, từ đó áp dụng cho các bài toán khó hơn phức tạp hơn, tạo tiền đề đi xa hơn.
Cảm ơn các GS Châu, GS Long và GS Hưng đã có một buổi tọa đàm thật sự bổ ích cho các bạn đam mê toán, đang tìm kiếm các cơ hội để đi xa hơn với toán học.

Một số lưu ý cho kì thi vào lớp 10: Môn Toán chuyên

Tới giờ phút này có lẽ những bạn muốn thi vào lớp 10 chuyên toán có lẽ đã chuẩn bị hết các kiến thức và kĩ năng chuẩn bị cho kì thi cam go, thời điểm này cũng không học được nhiều cái mới và cũng không đủ thời gian thẩm thấu, tốt nhất cứ ôn lại các phần mình đã được học, làm bài thật chắc chắn và tập phản xạ với đề thi. Tôi xin có một vài lưu ý cho các em như sau:

ĐẠI SỐ: Xem lại các chuyên đề biến đổi đại số, các phương pháp nâng cao giải phương trình, hệ phương trình: đặt ẩn phụ, lượng liên hợp,…Định lý Viete và các bài toán liên quan, bất đẳng thức và một số phương pháp chứng minh, chủ yếu các phương pháp nhẹ nhàng cauchy hai số, biến đổi tương đương.

HÌNH HỌC: Chú ý các bài toán phụ, các mô hình định lý quen thuộc, bổ đề nào sử dụng cần phải chứng minh lại, sử dụng kiến thức trong SGK, các bài toán cố định, di động, cực trị hình học.

SỐ HỌC: Chú ý các phương pháp về chứng minh chia hết, phải nắm chắc các tính chất số học, phương trình nghiệm nguyên: biến đổi thành tích, tổng, đồng dư và kẹp, nắm các tính chất của số nguyên tố, lũy thừa số nguyên, biểu diễn thập phân…

TỔ HỢP: Chú ý các phương pháp chứng minh: phản chứng, Dirichlet, quy nạp, một số quy tắc suy luận có lý.

GIẢI ĐỀ: Nên dành thời gian để giải đề thi hàng tuần, có thể là đề thi cũ của các trường mà mình muốn thi vào, làm bài dễ đến bài khó, làm bài nào chắc bài đó và ghi chép cẩn thận. Nhiều khi chấm thi các bạn ghi 2, 3 tời giấy đôi mà không được điểm nào, viết lung tung với toán chuyên là không có điểm, chú ý tới tính logic của lời giải, giải thích rõ ràng nhất là với các bài số học và tổ hợp. Việc giải đề trong thời gian cho phép giúp rèn luyện sự cẩn thận, tập trung cho kì thi thật, giải đề  xong thấy không ổn phần nào thì xem kĩ lại phần đó, khó quá thì cho qua.

CHÚC CÁC EM THI TỐT!

Thiếu hằng số C

Có 2 anh bạn là thầy giáo toán đang ngồi uống bia. Khi đã ngà ngà, thầy thứ nhất nói:
– “Không biết trình độ toán của mọi người bây giờ thế nào, học qua phổ thông thì cũng biết khối thứ, nhưng sợ lại quên hết”.
Thầy thứ hai bảo: “theo tớ thì cũng nhiều người biết lắm, không như cậu nghĩ đâu”.
Nhân lúc anh thứ nhất đi ra ngoài, anh kia gọi cô chạy bàn lại và dặn: ” lát nữa tôi có hỏi gì thì cô cứ nói là bằng x mũ 3 chia 3 nhé”. Cô bé lẩm bẩm đọc x mũ ba chia ba, x mũ ba chia ba và nói: ”Vâng, em nhớ rồi”.
Lát sau anh kia vào, anh thứ hai mới nói ”để tớ thử gọi cô phục vụ ra và hỏi một câu về toán nhé”. Anh thứ nhất đồng ý. Khi cô phục vụ được hỏi ”tích phân của x bình phương là bao nhiêu?” Cô đã trả lời chính xác: bằng x mũ ba chia ba. Sau khi bước đi cô còn quay lại nguýt anh thứ hai : ”anh còn thiếu hằng số C đấy nhá !”

Tôi sẽ châm lửa cho nó

Một ngày nọ, một nhà toán học cảm thấy quá mệt mỏi với việc làm toán. Thế là ông ta quyết định đi xin việc ở đội lính cứu hoả. Đội trưởng đội cứu hoả ngắm nhà toán học và nói “Anh trông có vẻ được. Tôi sẽ rất vui nhận anh vào làm việc nếu anh vượt qua được bài kiểm tra nhỏ này”.

– Ông ta đưa nhà toán học tới nơi luyện tập của đội lính cứu hoả, nơi có đặt một chiếc thùng, một trụ cứu hoả và một vòi nước. Ông đặt câu hỏi “Nào! Bây giờ giả sử anh đang đi trên đường và nhìn thấy cái thùng đang cháy, anh sẽ xử lý thế nào?

Nhà toán học trả lời ngay không chút do dự “tôi sẽ lắp ngay ống nước vào trụ cứu hoả, bật nước và dập tắt ngọn lửa”.

– “Rất tốt. Bây giờ thì chỉ còn một câu hỏi nhỏ cho anh nữa thôi – Anh sẽ làm gì nếu đang đi dạo và thấy chiếc thùng không cháy”.

– Nhà toán học suy nghĩ một lát rồi đáp “Tôi sẽ châm lửa cho nó!!!”

– Lính cứu hoả hét lên “Cái gì! Thật khủng khiếp! Tại sao anh có thể làm như vậy được nhỉ?”.

– Nhà toán học thản nhiên “Có gì đâu. Làm như thế tôi sẽ đưa bài toán về bài toán vừa giải xong!”.