Bài giảng -> _Phương pháp biến đổi tương đương
Bất đẳng thức: Biến đổi tương đương Phần 1
Bài giảng -> Phương pháp biến đổi tương đương
Protected: Rút gọn căn thức – Phần 2
Protected: Rút gọn căn thức -Phần 1
Đề thi và đáp án thi vào trường Phổ thông Năng khiếu năm 2019
Download file -> 2019PTNKKC
Đề thi và đáp án Tuyển sinh vào 10 TP Hồ Chí Minh
Đề thi và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 TPHCM 2016
I. ĐỀ
Bài 1. Giải các phương trình và hệ phương trình sau:
a) $x^2-2\sqrt{5}x+5=0$
b) $4x^4-5x^2-9=0$
c) $2x+5y=-1$ và $3x-2y=8 $
d) $x(x+3)=15-(3x-1)$.
Bài 2.
a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số $y = \dfrac{-x^2}{4}$ và đường thẳng (D): $y = \dfrac{x}{2}-2$ trên cùng một hệ trục tọa độ.
b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (D) ở câu trên bằng phép tính.
Bài 3.
a) Thu gọn biểu thức $A = \dfrac{2-\sqrt{3}}{1+\sqrt{4+2\sqrt{3}}} + \dfrac{2+\sqrt{3}}{1-\sqrt{4-2\sqrt{3}}}$
b) Ông Sáu gửi một số tiến vào ngân hàng theo mức lãi suất tiết kiệm với kù hạn 1 năm là 6$\%$. Tuy nhiên sau thời hạn một năm ông Sáu không đến nhận tiền lãi mà để thêm một năm nữa mới lãnh. Khi đó số tiền lãi có được sau năm đầu tiên sẽ được ngân ghàng cộng dồn vào số tiền gửi ban đầu để thành số tiền gửi cho năm kế tiếp với mức lãi suất cũ. Sau 2 năm ông Sáu nhận được số tiền là 112.360.000 đồng kể cả gốc lẫn lãi. Hỏi ban đầu ông Sáu đã gửi bao nhiêu tiền?
Bài 4. Cho phương trình $x^2 – 2mx + m – 2= 0 $(1) ($x$ là ẩn số.)
a) Chứng minh phương trình (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi giá trị $m$.
b) Định $m$ để hai nghiệm $x_1, x_2$ của phương trình (1) thỏa mãn : $(1+x_1)(2-x_2) + (1+x_2)(2-x_1) = x_1^2+x_2^2+2 $
Bài 5. Cho tam giác $ABC$ $(AB < AC) $ có ba góc nhọn. Đường trong tâm $O$ đường kính $BC$ cắt các cạnh $AC, AB$ lần lượt tại $D, E$.
Gọi $H$ là giao điểm của $BD$ và $CE$; $F$ là giao điểm của $AH$ và $BC$.
a) Chứng minh $AF \bot BC$ và $\angle AFD = \angle ACE$.
b) Gọi $M$ là trung điểm của $AH$. Chứng minh $BD \bot OD$ và 5 điểm $M, D, O, F, E$ cùng thuộc một đường tròn.
c) Gọi $K$ là giao điểm của $AH$ và $DE$. Chứng minh $MD^2 = MK.MF$ và $K$ là trực tâm của tam giác $MBC$.
d) Chứng minh $\dfrac{2}{FK} = \dfrac{1}{FH} + \dfrac{1}{FA}$.
II. ĐÁP ÁN
Bài 1. Giải các phương trình và hệ phương trình sau:
a) $x^2 – 2\sqrt{5}x + 5=0$
$\Delta ‘= 0
x_1=x_2 = \sqrt{5}$.
b) $4x^4 – 5x^2 -9 =0$
Đặt $t=x^2 \ge 0$
Phương trình trở thành: $4t^2 – 5t -9=0$
$a-b+c =0$.
$\Rightarrow t_1 =-1$ (loại) và $t_2 = \dfrac{9}{4}$ (nhận)
Với $t=\dfrac{9}{4} \Rightarrow x= \pm \dfrac{3}{2}$
c) $2x + 5y =-1 $ và $3x-2y=8$
$ \Leftrightarrow 4x+ 10y =-2 $ và $15x -10y =40 $
$ \Leftrightarrow x=2$ và $y=-1$.
d) $x(x+3) = 15 – (3x-1) $
$\Leftrightarrow x^2 + 6x -16 =0$
$\Leftrightarrow x_1 =2$; $x_2 = -8$.
Bài 2.
a) Lưu ý: $(P)$ đi qua $O(0;0)$, $( \pm 2 ;-1)$, $\pm 4; -4 )$
$(D)$ đi qua $(2;-1)$, $(0;-2)$
Đồ thị:
b) Phương trình hoành độ giao điểm của $(P)$ và $(D)$ là:
$-\dfrac{x^2}{4}= \dfrac{x}{2}-2 $
$\Leftrightarrow x^2 + 2x -8 =0 $
$\Leftrightarrow x=-4$ hoặc $x=2$
$y(-4) = -4$, $y(2) = -1$
Vậy tọa độ giao điểm của $(P)$ và $(D)$ là $(-4;-4)$, $(2;-1)$.
Bài 3.
a) $A=\dfrac{2-\sqrt{3}}{1+\sqrt{4+2\sqrt{3}}}+ \dfrac{2+\sqrt{3}}{1-\sqrt{4-2\sqrt{3}}} $
$= \dfrac{2-\sqrt{3}}{1+ \left( 1+ \sqrt{3} \right) } + \dfrac{2+\sqrt{3}}{1- \left( \sqrt{3}-1 \right) } $
$= \dfrac{\left( 2+ \sqrt{3} \right) ^2 + \left( 2- \sqrt{3} \right) ^2}{\left( 2+\sqrt{3} \right) \left( 2- \sqrt{3}\right) } $
$=14$
b) Gọi số tiền ban đầu ông Sáu gửi là: $x$ (đồng)
Số tiền vốn và lãi sau năm thứ nhất là: $x+x \cdot 6 \% = 1,06 x$
Số tiền vốn và lãi sau năm thứ hai là: $1,06x + 1,06x \cdot 6\% = 1,06^2 \cdot x$
Theo đề ta được phương trình:\ $1,06^2 \cdot x = 112.360.000 \Rightarrow x= 100.000.000$ (đồng)
Bài 4.
a) $x^2 -2mx +m-2 =0$
$\Delta ‘= m^2 -m+2 = \left( m- \dfrac{1}{2} \right) ^2 + \dfrac{7}{4} >0, \; \forall m$
Do đó phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt.
b) Theo Viet, ta có:
$S= x_1+ x_2 = 2m $ và $P = x_1 \cdot x_2 = m-2$
$\left( 1+ x_1 \right) \left( 2-x_2 \right) + \left( 1+ x_2 \right) \left( 2- x_1 \right) = x_1^2 + x_2^2 +2 $
$\Leftrightarrow 2+ x_1 + x_2 = \left( x_1 + x_2 \right) ^2 $
$\Leftrightarrow 2+ 2m = 4m^2 $
$\Leftrightarrow m=1 $ hoặc $m= \dfrac{-1}{2}$
Bài 5.
a)
- $\angle BEC = \angle BDC = 90^\circ $
$\Rightarrow $ $CE$ và $BD$ là hai đường cao của tam giác $ABC$
$\Leftrightarrow $ $H$ là trực tâm của tam giác $ABC$
$\Rightarrow $ $AH$ là đường cao của tam giác $ABC$
$\Rightarrow AF \bot BC$. - Tứ giác $HFCD$ nội tiếp ($\angle HFC + \angle HDC = 180^\circ$)
$\Rightarrow \angle AFD = \angle ACE$
b)
- $\angle MAD = \angle MDA$ và $\angle ODC = \angle OCD $
Mà $\angle FAC + \angle FCA = 90^\circ
\Rightarrow \angle MDA + \angle ODC = 90^\circ
\Rightarrow \angle MDO = 90^\circ \Rightarrow MD \bot OD $ - Chứng minh tương tự: $ME \bot OE$
- 3 điểm $E$, $F$, $D$ cùng nhìn $MO$ dưới 1 góc $90^\circ$
$\Rightarrow $ 5 điểm $M$, $D$, $O$, $F$, $E$ cùng thuộc đường tròn đường kính $MO$
c)
- $MD$ là tiếp tuyến của đường tròn tâm $O$
$\Rightarrow \angle MDE = \angle DCE$
mà $\angle AFD = \angle ACE$ nên $\angle MDK = \angle MFD$
Vậy $\triangle MDK \backsim \triangle MFD \Rightarrow MD^2 = MK \cdot MF$ - $MC$ cắt $(O)$ tại $L$
- $\triangle MDL \backsim \triangle MCD \Rightarrow MD^2 = ML \cdot MC
\Rightarrow MK \cdot MF = ML \cdot MC
\Rightarrow \triangle MLK \backsim \triangle MFC
\Rightarrow \angle KLM = \angle MFC =90^\circ
\Rightarrow KL \bot MC$
Mà $BL \bot MC$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
$\Rightarrow $ $B$, $K$, $L$ thẳng hàng
$\Rightarrow$ $K$ là trực tâm $\triangle MBC$.
d)
- $FH \cdot FA = FB \cdot FC$ ($\triangle BFH \backsim \triangle AFC$)
- $FK \cdot FM = FB \cdot FC$ ($\triangle BFK \backsim \triangle MFC$)
$\Rightarrow FH \cdot FA = FK \cdot FM
\Rightarrow 2FH \cdot FA = 2 FK \cdot FM = FK ( FA + FH )
\Rightarrow \dfrac{2}{FK} = \dfrac{1}{FH} + \dfrac{1}{FA}$.
Đề thi và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 TPHCM 2015
I. ĐỀ tuyển sinh vào lớp 10 TPHCM 2015
Bài 1. Giải các phương trình và hệ phương trình sau:
a) $x^2 – 8x+15=0$.
b) $2x^2 – \sqrt{2}x -2 =0$.
c) $x^4 -5 x^2 -6=0$.
d) $2x+ 5y = -3$ và $3x-y =4$
Bài 2.
a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số $y = x^2$ và đường thẳng (D): $y = x + 2$ trên cùng một hệ trục tọa độ.
b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (D) ở câu trên bằng phép tính.
Bài 3. Thu gọn các biểu thức sau:
a) $A = \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x – 2}} + \dfrac{{\sqrt x – 1}}{{\sqrt x + 2}} + \dfrac{{\sqrt x – 10}}{{x – 4}}\left( {x \ge 0,x \ne 4} \right)$
b) $B = (13-4\sqrt{3})(7+4\sqrt{3})-8\sqrt{20+2\sqrt{43+24\sqrt{3}}}$.
Bài 4. Cho phương trình $x^2 – mx+m-2=0$ (1) ($x$ là ẩn số).
a) Chứng minh phương trình (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi giá trị $m$.
b) Định $m$ để hai nghiệm $x_1, x_2$ của (1) thỏa $\dfrac{x_1^2-2}{x_1-1}.\dfrac{x_2^2-2}{x_2-1} = 4$.
Bài 5. Cho tam giác $ABC$ có $AB < AC$ có ba góc nhọn. Đường tròn tâm $O$ đường kính $BC$ cắt các cạnh $AC, AB$ lần lượt là tại $E, F$. Gọi $H$ là giao điểm của $BE$ và $CF$. D là giao điểm của $AH$ và $BC$.
a) Chứng minh $AD \bot BC$ và $AH.AD = AE.AC$.
b) Chứng minh $EFDO$ là tứ giác nội tiếp.
c) Trên tia đối của tia $DE$ lấy điểm $L$ sao cho $DL = DF$. Tính số đo góc $BLC$.
d) Gọi $R, S$ lần lượt là hình chiếu của $B, C$ lên $EF$. Chứng minh $DE + DF = RS$.
II. ĐÁP ÁN
Bài 1. Giải các phương trình và hệ phương trình sau:
a) $x^2 -8x +15 =0$
$\Delta ‘ =1 $
Hai nghiệm của phương trình là $x_1 = 3$; $x_2 =5$
b) $2x^2 – \sqrt{2}x -2 =0$
$\Delta =18$
Hai nghiệm của phương trình là $x_1 = \sqrt{2}$; $x_2 = \dfrac{-\sqrt{2}}{2}$
c) $x^4 – 5x^2 -6 =0 $
Đặt $t= x^2 \ge 0$
Phương trình trở thành $t^2 -5t -6=0$
$\Delta = 49$
$t_1 = -1$ (loại) và $t_2 = 6$ (nhận)
Với $t=6 \Rightarrow x= \pm \sqrt{6}$
d) $2x+ 5y =-3 \;\; (1)$ và $3x-y =4 \;\; (2)$
$\Leftrightarrow 2x+5y = -3 \;\; (1) $ và $17x = 17 \;\; ((1) + 5\cdot (2))$
$ \Leftrightarrow x=1 $ và $y= -1$.
Bài 2.
a) Lưu ý: $(P)$ đi qua $O(0;0)$, $( \pm 1 ;1)$, $\pm 2; 4 )$
$(D)$ đi qua $(1;3)$, $(0;2)$
Đồ thị:
b) Phương trình hoành độ giao điểm của $(P)$ và $(D)$ là:
$x^2 = x + 2 \Leftrightarrow x^2 -x-2=0 $
$\Leftrightarrow x=-1$ và $x=2$
$y(-1) = 1$, $y(2)=4$
Vậy tọa độ giao điểm của $(P)$ và $(D)$ là $(2;4)$, $(-1;1)$.
Bài 3.
a) $A=\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-2}+ \dfrac{\sqrt{x}-1}{\sqrt{x}+2}+ \dfrac{\sqrt{x}-10}{x-4} $
$= \dfrac{\sqrt{x} \left( \sqrt{x}+2 \right) + \left( \sqrt{x} -1 \right) \left( \sqrt{x}-2 \right) + \sqrt{x}-10}{x-4} $
$= \dfrac{x+2\sqrt{x}+x – 2\sqrt{x}-\sqrt{x}+2+ \sqrt{x}-10}{x-4}
= \dfrac{2x-8}{x-4} =2$
b) $B=\left( 13- 4\sqrt{3} \right) \left( 7+ 4\sqrt{3} \right) – 8\sqrt{20 + 2\sqrt{43 + 24\sqrt{3}}} $
$= 43 + 24\sqrt{3} – 8 \sqrt{20 + 2\sqrt{\left( 13-4\sqrt{3} \right) \left( 7+4\sqrt{3} \right) }} $
$= 43 + 24\sqrt{3} – 8\sqrt{\left( \sqrt{13-4\sqrt{3}} + \sqrt{7+ 4\sqrt{3}} \right) ^2} $
$= 43 + 24\sqrt{3} -8 \left( \sqrt{\left( 2\sqrt{3}-1 \right) ^2} + \sqrt{\left( 2+ \sqrt{3} \right) ^2 } \right) $
$= 43 + 24\sqrt{3} – 8 \left( 3\sqrt{3}+1 \right) $
$=35$.
Bài 4.
a) $x^2 – mx +m-2 =0$ $(1)$
$\Delta = m^2 -4m +8 = (m-2)^2 + 4 >0, \; \forall m$
Do đó phương trình $(1)$ luôn có hai nghiệm phân biệt.
b) Theo Viet, ta có:
$S= x_1 + x_2 = m $ và $P = x_1 \cdot x_2 = m-2$
$\dfrac{x_1^2 -2}{x_1-1} \cdot \dfrac{x_2^2-2}{x_2-1} =4 $
$\Leftrightarrow x_1^2x_2^2 – 2\left( x_1^2 + x_2^2 \right) + 4 = 4x_1x_2 – 4 \left( x_1 + x_2 \right) +4 $
$\Leftrightarrow P^2 -2 \left( S^2 -2P \right) -4P + 4S =0 $
$\Leftrightarrow P^2 -2S^2 + 4S =0 $
$\Leftrightarrow (m-2)^2 -2m^2 + 4m =0 $
$\Leftrightarrow -m^2 +4 =0 $
$\Leftrightarrow m= \pm 2$
Cách khác:
$x_1$, $x_2$ là hai nghiệm của phương trình nên:
$x_1^2 -mx_1 +m -2=0 \Rightarrow m= \dfrac{x_1^2-2}{x_1-1}$
$x_2^2 -mx_2 +m-2 =0 \Rightarrow m= \dfrac{x_2^2-2}{x_2-1}$
$\dfrac{x_1^2-2}{x_1-1} \cdot \dfrac{x_2^2 -2 }{x_2-1} =4
\Leftrightarrow m^2 =4 \Leftrightarrow m= \pm 2$.
Bài 5.
a) $\angle BEC = \angle BFC =90 ^\circ $
$H$ là trực tâm của $\triangle ABC \Rightarrow$ $AD$ là đường cao của $\triangle ABC \Rightarrow AD \bot BC$.
$\triangle ADC \backsim \triangle AEH \Rightarrow AH \cdot AD = AE \cdot AC$.
b) $\angle EOC = 2\angle EFC $
Tứ giác $HFBD$ nội tiếp $\Rightarrow \angle CFD = \angle EBC$ mà $\angle EBC = \angle CFE$
$\Rightarrow \angle CFD = \angle CFE \Rightarrow \angle DFE = 2\angle CFE$
Suy ra: $\angle EOC = \angle DFE \Rightarrow$ tứ giác $EFDO$ nội tiếp.
c) $EFDO$ nội tiếp $\Rightarrow \angle EDF = \angle EOF = 2\angle FCE$ (1)
Tam giác $DFL$ cân tại $D$ $\Rightarrow \angle EDF = 2\angle FLE$ (2)
Từ (1) và (2) $\Rightarrow \angle FCE = \angle FLE$
$\Rightarrow$ $EFLC$ nội tiếp $\Rightarrow L \in (O) \Rightarrow \angle BLC =90^\circ $
d) $\angle BIC =90^\circ \Rightarrow $ $SRBI$ là hình chữ nhật $\Rightarrow RS= BI$ (3)
$DF = DL$ và $OF = OL \Rightarrow $ $OD$ là trung trực của $FL$
$\Rightarrow \angle BIL = \angle BEF$ (vì cung $BL$ và $BF$ bằng nhau)
Mà $\angle BEF = \angle EBI$ nên $\angle BIL = \angle EBI \Rightarrow BE // LI$
$\Rightarrow $ $BEIL$ là hình thang cân $\Rightarrow EL = BI$ (4)
Từ (3) và (4) $\Rightarrow EL = RS$ hay $DE + DF = RS$.
Đề thi và đáp án thi vào lớp 10 TPHCM 2014
I. ĐỀ thi vào lớp 10 TPHCM 2014
Bài 1. Giải các phương trình và hệ phương trình sau:
a) $x^2-7x+12 = 0$
b) $x^2-(\sqrt{2}+1)x+\sqrt{2} = 0$
c) $x^4-9x^2+20=0$
d) $3x-2y=4$ và $ 4x-3y=5. $
Bài 2.
a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số $y = x^2$ và đường thẳng $(D):y=2x+3$ trên cùng một hệ trục tọa độ.
b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (D) ở câu trên bằng phép tính.
Bài 3. Thu gọn các biểu thức sau:
a) $A = \frac{{5 + \sqrt 5 }}{{\sqrt 5 + 2}} + \frac{{\sqrt 5 }}{{\sqrt 5 – 1}} – \frac{{3\sqrt 5 }}{{3 + \sqrt 5 }}$
b) $B = \left( {\frac{x}{{x + 3\sqrt x }} + \frac{1}{{\sqrt x + 3}}} \right):\left( {1 – \frac{2}{{\sqrt x }} + \frac{6}{{x + 3\sqrt x }}} \right)$ với $x > 0$.
Bài 4. Cho phương trình $x^2-mx-1=0$ (1) ($x$ là ẩn).
a) Chứng minh phương trình (1) luôn có hai nghiệm trái dấu.
b) Gọi $x_1, x_2$ là các nghiệm của phương trình (1). Tính giá trị của biểu thức $P = \dfrac{x_1^2+x_1-1}{x_1} – \dfrac{x_2^2+x_2-1}{x_2}$.
Bài 5. Cho tam giác $ABC$ có ba góc nhọn, nội tiếp đường tròn tâm $O$ $(AB < AC)$. Các đường cao $AD$ và $CF$ của tam giác $ABC$ cắt nhau tại $H$.
a) Chứng minh tứ giác $BFHD$ nội tiếp. Suy ra $\angle AHC = 180^o – \angle ABC$.
b) Gọi $M$ là điểm bất kì trên cung nhỏ $BC$ của đường tròn $(O)$. ($M$ khác $B$ và $C$) và $N$ là điểm đối xứng của $M$ qua $AC$. Chứng minh tứ giác $AHCN$ nội tiếp.
c) Gọi $I$ là giao điểm của $AM$ và $HC$. $J$ là giao điểm của $AC$ và $HN$. Chứng minh $\angle AJI = \angle ANC$.
d) Chứng minh rằng $OA$ vuông góc với $IJ$.
II. ĐÁP ÁN
Bài 1.
a) $x^2 – 7x +12 =0$
$\Delta =1 $
Hai nghiệm của phương trình là $x_1 = 3$; $x_2 =4$
b) $x^2 – \left( \sqrt{2}+1 \right) + \sqrt{2} = 0 $
Phương trình có $a+b+c = 0$ nên hai nghiệm là $x_1=1$; $x_2 = \sqrt{2}$
c) $x^4 – 9x^2 +20 =0$
Đặt $t= x^2 \ge 0$
Phương trình trở thành: $t^2 -9t +20 =0$
$\Delta =1 $
$t_1 =4$ (nhận) và $t_2 =5$ (nhận)
Với $t=4 \Rightarrow x= \pm 2$; với $t=5 \Rightarrow x= \pm \sqrt{5}$
d) $3x-2y=4 (1) $ và $4x-3y =5 (2)$
$\Leftrightarrow 3x-2y=4 (1) $ và $x= 2 (3\cdot (1) – 2 \cdot (2))$
$\Leftrightarrow x=2$ và $y=1$.
Bài 2.
a) Đồ thị:
Lưu ý: $(P)$ đi qua $O(0;0)$, $( \pm 1 ;1)$, $\pm 2; 4 )$
$(D)$ đi qua $(-1;1)$, $(0;3)$
b) Phương trình hoành độ giao điểm của $(P)$ và $(D)$ là:
$x^2 = 2x+3 \Leftrightarrow x^2 -2x -3 =0$
$\Leftrightarrow x = -1$ và $x= 3$
$y(-1) = 1$; $y(3) =9 $
Vậy tọa độ giao điểm của $(P)$ và $(D)$ là $(-1;1)$, $(3;9)$.
Bài 3.
a) $A= \dfrac{5+ \sqrt{5}}{\sqrt{5}+2} + \dfrac{\sqrt{5}}{\sqrt{5}-1}- \dfrac{3\sqrt{5}}{3+ \sqrt{5}} $
$= \dfrac{\left( 5+ \sqrt{5} \right) \left( \sqrt{5}-2 \right) }{1} + \dfrac{\sqrt{5}\left( \sqrt{5}+1 \right) }{4} – \dfrac{3\sqrt{5}\left( 3- \sqrt{5} \right) }{4} $
$= 3\sqrt{5}-5 + \dfrac{5+ \sqrt{5}-9\sqrt{5}+15}{4} $
$=3\sqrt{5}-5 + 5 -2\sqrt{5} = \sqrt{5}$.
b) $B=\left( \dfrac{x}{x+ 3\sqrt{x}}+ \dfrac{1}{\sqrt{x}+3} \right) : \left( 1- \dfrac{2}{\sqrt{x}} + \dfrac{6}{x+ 3\sqrt{x}} \right) \hspace{1.5cm} (x > 0) $
$= \left( \dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+3} + \dfrac{1}{\sqrt{x}+3} \right) : \left( \dfrac{x+ 3\sqrt{x}- 2 \left( \sqrt{x} + 3 \right) + 6}{\sqrt{x} \left( \sqrt{x}+ 3 \right) } \right) $
$= \left( \dfrac{\sqrt{x}+ 1}{\sqrt{x} + 3} \right) : \left( \dfrac{\sqrt{x}+ 1}{\sqrt{x}+3} \right) =1$
Bài 4.
a) $x^2 – mx -1 =0$ $(1)$
$\Delta = m^2 + 4 >0$
Do đó phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi $m$.
Theo Viet, ta có: $P = x_1 \cdot x_2 = \dfrac{c}{a} = -1 <0 $
Vậy phương trình luôn có hai nghiệm trái dấu.
b) Theo Viet, ta có:
$S= x_1 + x_2 = m $ và $P = x_1 \cdot x_2 = -1$
$P = \dfrac{x_1^2 + x_1 -1}{x_1} – \dfrac{x_2^2 + x_2 -1}{x_2} $
$= \dfrac{x_1^2 + x_1 + x_1 x_2}{x_1} – \dfrac{x_2^2 + x_2 + x_1 x_2 }{x_2} $
$= x_1 + 1 + x_2 – x_2 -1 -x_1 =0$
Bài 5.
a) Ta có:
$\angle BFC = \angle BDA = 90^ \circ$ ($AD$, $CF$ là các đường cao)
$\Rightarrow \angle BFC + \angle BDA =180^ \circ \Rightarrow $ tứ giác $BFHD$ nội tiếp
$\Rightarrow \angle ABC + \angle DHF =180 ^\circ $
$\angle ABC + \angle AHC = 180 ^\circ $
$\angle AHC = 180 ^\circ – \angle ABC$.
b) Ta có $\angle AMC = \angle ABC$ ( cùng chắn cung $AC$)
$\angle AMC = \angle ANC$ (tính chất đối xứng)
$\Rightarrow \angle ANC = \angle ABC$
Mà $\angle AHC + \angle ABC = 180 ^\circ$
$\Rightarrow \angle AHC + \angle ANC = 180 ^\circ$
$\Rightarrow $ $AHCN$ nội tiếp.
c) Ta có $\angle MAC = \angle NAC$ ( tính chất đối xứng)
$\angle NAC = \angle NHC $ (cùng chắn cung $NC$)
$\Rightarrow \angle MAC = \angle NHC$ hay $\angle IAJ = \angle IHJ $
$\Rightarrow $ $AHIJ$ nội tiếp (2 đỉnh kề cùng nhìn cạnh dưới góc bằng nhau)
$\Rightarrow \angle AJI = 180 ^\circ \angle AHC = \angle ANC$.
d) Vẽ tiếp tuyến $xy$ của $(O)$ tại $A$ $\Rightarrow OA \bot xy$
$\angle AJI = \angle ANC = \angle AMC = \angle yAC \Rightarrow IJ // xy $
$\Rightarrow OA \bot IJ$.
Đề thi và đáp án thi vào lớp 10 TPHCM 2013
I. Đề thi vào lớp 10 TPHCM 2013
Bài 1. Giải các phương trình và hệ phương trình sau:
a) $x^2-5x+6 = 0$.
b) $x^2-2x-1=0$
c) $x^4+3x^2-4=0$
d) $2x-y=3$ và $ x+2y=-1 $
Bài 2.
a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số $y = x^2$ và đường thẳng $(D): y = -x+2$ trên cùng một hệ trục tọa độ.
b) Tìm tọa độ các giao điểm của $(P)$ và $(D)$ ở câu trên bằng phép tính.
Bài 3. Thu gọn các biểu thức sau:
a) $A = \left( {\dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x + 3}} + \dfrac{3}{{\sqrt x – 3}}} \right).\dfrac{{\sqrt x + 3}}{{x + 9}}$ với $x \ge 0,x \ne 9$
b) $B = 21{\left( {\sqrt {2 + \sqrt 3 } + \sqrt {3 – \sqrt 5 } } \right)^2} – 6{\left( {\sqrt {2 – \sqrt 3 } + \sqrt {3 + \sqrt 5 } } \right)^2} – 15\sqrt {15} $
Bài 4. Cho phương trình $8x^2-8x+m^2+1=0$ (1) ($x$ là ẩn số).
a) Định $m$ để phương trình (1) có nghiệm $x = \dfrac{1}{2}$.
b) Định $m$ để phương trình (1) có hai nghiệm $x_1, x_2$ thỏa điều kiện $x_1^4 -x_2^4 =x_1^3- x_2^3$.
Bài 5. Cho tam giác $ABC$ không có góc tù $(AB < AC)$, nội tiếp đường tròn $(O;R)$. $B, C$ cố định, $A$ di động trên cung lớn $BC$). Các tiếp tuyến tại $B$ và $C$ cắt nhau tại điểm $M$. Từ $M$ kẻ đường thẳng song song với $AB$, đường thẳng này cắt $(O)$ tại $D$ và $E$ ($D$ thuộc cung nhỏ $BC$), cắt $BC$ tại $F$, cắt $AC$ tại $I$.
a) Chứng minh $\angle MBC = \angle BAC$. Từ đó suy ra $MBIC$ nội tiếp.
b) Chứng minh $FI.FM = FD.FE$.
c) Đường thẳng $OI$ cắt $(O)$ tại $P$ và $Q$ với $P$ thuộc cung nhỏ $AB$. Đường thẳng $QF$ cắt $(O)$ tại $T$ khác $Q$. Chứng minh ba điểm $P, T, M$ thẳng hàng.
d) Tìm vị trí điểm $A$ trên cung lớn $BC$ sao cho tam giác $IBC$ có diện tích lớn nhất.
II. ĐÁP ÁN
Bài 1.
a) $x^2 – 5x+6=0$
$\Delta = 25-24 =1 $
$\Leftrightarrow x=\dfrac{5-1}{2}=2 $ hoặc $x=\dfrac{5+1}{2} =3 $
b) $x^2 -2x -1 =0 $
$\Delta ‘ = 1+1 =2 $
$\Leftrightarrow x= 1- \sqrt{2} hoặc x=1+ \sqrt{2} $
c) Đặt $u= x^2 \ge 0$ phương trình trở thành:
$u^2 +3u-4=0$
$\Leftrightarrow u=1 hoặc u=-4 (l)$
Do đó phương trình $\Leftrightarrow x^2 =1 \Leftrightarrow x= \pm 1 $
Cách khác:
Phương trình tương đương: $\left( x^2 -1 \right) \cdot \left( x^2 + 4 \right) =0$
$\Leftrightarrow x^2 -1 =0 \Leftrightarrow x= \pm 1$
d) $2x-y=3 (1)$ và $x+ 2y = -1 (2)$
$\Leftrightarrow 2x-y=3 (1) và 5x=5 (3)\left( (2)+2(1) \right) $
$\Leftrightarrow x=1 $ và $y=-1$.
Bài 2.
a) Đồ thị:
Lưu ý: $(P)$ đi qua $O(0;0)$, $( \pm 1 ;1)$, $( \pm 2; 4 )$
$(D)$ đi qua $(1;1)$, $(0;2)$
b) Phương trình hoành độ giao điểm của $(P)$ và $(D)$ là:
$x^2 = -x + 2 \Leftrightarrow x^2 +x-2=0 $
$\Leftrightarrow x=1 hoặc x=-2$
$y(1) = 1$, $y(-2)=4$
Vậy tọa độ giao điểm của $(P)$ và $(D)$ là $(-2;4)$, $(1;1)$.
Bài 3. Thu gọn các biểu thức sau:
a) Với $x \ge 0; x\ne 9$
$A=\left( \dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}+\dfrac{3}{\sqrt{x}-3} \right) \cdot \dfrac{\sqrt{x}+3}{x+9}$
$A= \dfrac{x-3\sqrt{x}+3\sqrt{x}+9}{\left( \sqrt{x}+3 \right) \cdot \left( \sqrt{x}-3 \right) } \cdot \dfrac{\sqrt{x}+3}{x+9} $
$=\dfrac{1}{\sqrt{x}-3}$
b) $B=21 \left( \sqrt{2+ \sqrt{3}} + \sqrt{3- \sqrt{5}} \right) ^2 -6 \left( \sqrt{2-\sqrt{3}} + \sqrt{3+\sqrt{5}} \right) ^2 -15\sqrt{15}$
$= \dfrac{21}{2}\left( \sqrt{4+2\sqrt{3}} + \sqrt{6-2\sqrt{5}} \right) ^2 -3 \left( \sqrt{4-2\sqrt{3}} + \sqrt{6+2\sqrt{5}} \right) ^2 – 15\sqrt{15} $
$=\dfrac{21}{2} \left( \sqrt{3}+1+\sqrt{5}-1 \right) ^2 -3 \left( \sqrt{3} -1 + \sqrt{5}+1 \right) ^2 – 15\sqrt{15} $
$= \dfrac{15}{2}\left( \sqrt{3}+\sqrt{5}\right) ^2 – 15 \sqrt{15}=60$
Bài 4.
a) Phương trình (*) có nghiệm $x=\dfrac{1}{2} \Leftrightarrow 2-4+m^2+1=0$
$\Leftrightarrow m^2=1 \Leftrightarrow m= \pm 1$
b) $\Delta ‘ = 16-8m^2 -8 = 8 \left( 1-m^2 \right) $
Khi $m= \pm 1$ thì ta có $\Delta ‘ =0 $ tức là: $x_1=x_2$ khi đó $x_1^4 – x_2^4 = x_1^3 -x_2^3$ (thỏa điều kiện).
Để phương trình có hai nghiệm phân biệt thì $m^2 <1 \Leftrightarrow -1 < m < 1$.
Khi đó ta có:
$x_1^4 – x_2^4 = x_1^3-x_2^3 $
$\Leftrightarrow \left( x_1^2 -x_2 ^2 \right) \left( x_1 ^2 + x_2 ^2 \right) = \left( x_1 -x_2 \right) \left( x_1 ^2 + x_2 ^2 +x_1 x_2 \right) $
$\Leftrightarrow \left( x_1 + x_2 \right) \left( x_1 ^2 + x_2 ^2 \right) = \left( x_1 ^2 + x_2 ^2 + x_1 x_2 \right) \;\; \left( \text{Do } x_1 \text{ khác } x_2 \right) $
$\Leftrightarrow \left( x_1 + x_2 \right) \left[ \left( x_1 + x_2 \right) ^2 – 2x_1 x_2 \right] = \left( x_1 + x_2 \right) ^2 – x_1 x_2 $
$\Leftrightarrow S\left( S^2 -2P \right) = S^2 – P $
$\Leftrightarrow 1 \left( 1^2 -2P \right) = 1^2 – P \left( Vì S=1 \right) $
$\Leftrightarrow P=0 \Leftrightarrow m^2 + 1 =0 (VN)$
Vậy $m= \pm 1 $
Cách khác
Khi $\Delta \ge 0$ ta có:
$x_1 + x_2 =1$ và $x_1 x_2 =\dfrac{m^2+1}{8}$
$x_1 ^4 – x_2 ^4 = x_1 ^3 – x_2 ^3 \Leftrightarrow x_1 ^3 \cdot \left( x_1 -1 \right) – x_2 ^3 \left( x_2 -1 \right) =0 $
$\Leftrightarrow -x_1 ^3x_2 + x_1 x_2 ^3 =0 \;\; \left( \text{thế } x_1 -1 = -x_2 \text{ và } x_2 -1 = – x_1 \right) $
$\Leftrightarrow x_1 x_2 \left( x_1 ^2 – x_2 ^2 \right) =0$
$\Leftrightarrow \left( x_1 + x_2 \right) \left( x_1 – x_2 \right) =0 \;\; \left( \text{vì } x_1 x_2 \ne 0 \right)$
$\Leftrightarrow x_1 = x_2 \;\; \left( \text{vì } x_1 + x_2 =1 \ne 0 \right) $
$\Leftrightarrow m= \pm 1$
Bài 5.
a) Ta có $\angle BAC = \angle MBC$ do cùng chắn cung $BC$
Và $\angle BAC = \angle MIC$ do $AB // MI$
Vậy $\angle MBC = \angle MIC$, nên bốn điểm $I$, $C$, $M$, $B$ cùng nằm trên đường tròn đường kính $OM$. (vì 2 điểm $B$, $C$ cùng nhìn $OM$ dưới một góc vuông)
b) Do 2 tam giác $FBD$ và $FEC$ đồng dạng nên $FB \cdot FC = FE \cdot FD$.
Và 2 tam giác $FBM$ và $FIC$ đồng dạng nên $FB \cdot FC = FI \cdot FM $.
Từ đó suy ra: $FI \cdot FM = FD \cdot FE$
c) Ta có $\angle PTQ = 90^ \circ$
$\triangle FIQ \backsim \triangle FTM$ ($\angle IFQ = \angle TFM$ và $\dfrac{FI}{FQ}= \dfrac{FT}{FM}$ vì $FI\cdot FM = FD \cdot FE = FT \cdot FQ$)
Nên $\angle FIQ = \angle FTM$ mà $\angle FIQ = \angle OIM = 90^ \circ $
Do đo $P$, $T$, $M$ thẳng hàng.
d) Ta có $BC$ không đổi nên $S_{IBC}$ lớn nhất khi và chỉ khi khoảng cách từ $I$ đến $BC$ lớn nhất.
Do đo $I$ trùng với $O$ thỏa yêu cầu bài toán vì $I$ nằm trên cung $BC$ của đường tròn đường kính $OM$. Khi $I$ trùng $O$ thì $\triangle ABC$ vuông tại $B$.
Vậy diện tích tam giác $IBC$ lớn nhất khi và chỉ khi $AC$ là đường kính của đường tròn $(O;R)$.