Đường thẳng Euler

Định lý. Trong một tam giác thì trọng tâm, trực tâm và tâm đường tròn ngoại tiếp cùng nằm trên một đường thẳng.

(Đường thẳng qua 3 điểm này được gọi là đường thẳng Euler của tam giác)

Chứng minh định lý.

Cách 1. (THCS) Cho tam giác ABC, gọi H,G,O lần lượt là trực tâm, trọng tâm và tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Ta chứng minh H,G,O thẳng hàng.

Gọi M là trung điểm BCD là đối xứng của A qua O. Ta có HBDC là hình bình hành.

Do đó M là trung điểm BC cũng là trung điểm HD.

Tam giác AHDAM là trung tuyến và AG=2GM nên G là trọng tâm.

Cách 2 (Vectơ) 

Cho tam giác ABC có trực tâm H, tâm ngoại tiếp là O, G là trọng tâm tam giác. Gọi M là trung điểm BCD là chân đường cao từ A.
Ta cần chứng minh OH=OA+OB+OC. Thật vậy đặt v=OA+OB+OCOH.
Thực hiện phép chiếu vectơ v trên BC ta có vBC=MD+MB+MCMD=0.
Tương tự hình chiếu của v trên ACvAC=0.
Do đó v=0.
Khi đó OH=OA+OB+OC=3OG, do đó O,H,G thẳng hàng và OH=3OG.

Cách 3 (phép vị tự) Xét phép vị tự tâm G thì số k=12 thì tam giác ABC biến thành tam giác MNP với M,N,P là trung điểm các cạnh BC,AC,AB.

Khi đó trực tâm tam giác ABC biến thành trực tâm tam giác MNP, hay HO.

Do đó GO=12GH.

Hay H,G,O thẳng hàng và GH=2GO.

 

Bài tập liên quan

Bài 1. Cho tam giác ABC. Gọi M,N,P lần lượt là trung điểm của các cạnh BC,AC,AB. Chứng minh rằng đường thẳng euler của các tam giác ABCMNQ trùng nhau.

Bài 2. Cho tam giác ABC, các đường cao AA,BB,CC cắt nhau tại H. Chứng minh rằng đường thẳng euler của các tam giác ABC,BAC,CAB đồng quy tại một điểm thuộc đường tròn ngoại tiếp của tam giác ABC.

Bài 3. Cho tam giác ABCAB2+AC2=2BC2. Gọi H là trực tâm và M là trung điểm cạnh BC. Tia MH cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác tại D. Chứng minh AD,BC và đường thẳng euler của tam giác ABC đồng quy.

Bài 4. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) và ngoại tiếp đường tròn (I). Gọi A,B,C lần lượt là giao điểm của AI,BI,CI với (O). Chứng minh rằng đường thẳng euler của tam giác ABC đi qua điểm I.

Bài 5. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường tròn tâm I nội tiếp tam giác ABC và tiếp xúc với các cạnh AB,AC tại D,E. Gọi M,N lần lượt là giao điểm của BI,CI với DE; P là giao điểm của BNCM, AI cắt (O) tại Q. Chứng minh rằng PQ là đường thẳng euler của tam giác IBC.

Bài 6. Cho hai đường tròn (O) và (O) cắt nhau tại A và B. Một đường thẳng qua A cắt (O) tại C và cắt (O’) tại D (A nằm giữa C và D). Chứng minh rằng đường thẳng euler của tam giác BCD luôn đi qua một điểm cố định.

Bài 7. Cho tam giác ABC có 3 đường cao AD,BE,CF đồng quy tại H. DE cắt đường tròn đường kính BH lần 2 tại K, DF cắt đường tròn đường kính CH lần 2 tại L. Chứng minh KL vuông góc với đường thẳng Euler của tam giác ABC

Bài 8. Cho tam giác ABC có tâm đường tròn ngoại tiếp O. Gọi T,U,V là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác BOC,COA,AOB. Gọi K là tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác TUV. Chứng minh K thuộc đường thẳng euler của tam giác ABC.

Bài 9. Cho tam giác ABC, D là điểm thuộc phân giác trong của góc BAC. Đường tròn ngoại tiếp tam giác ABD cắt AC tại E, đường tròn ngoại tiếp tam giác ACD cắt AB tại F. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Chứng minh rằng EF vuông góc với OD.