Đề thi và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 PTNK không chuyên 2017

Đề thi vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu năm 2017

Bài 1. Biết $a$, $b$ là các số dương, $a \ne b$ và

$$\left( \dfrac{\left( a+ 2b \right) ^2 – \left( b+ 2a \right) ^2 }{a+ b} \right) : \left( \dfrac{\left( a\sqrt{a} + b\sqrt{b} \right) \left( a\sqrt{a} – b\sqrt{b } \right) }{a-b} – 3ab \right) = 3$$

Tính $S= \dfrac{1+2ab}{a^2 + b^2}$

Giải

$\left( \dfrac{\left( a+ 2b \right) ^2 – \left( b+ 2a \right) ^2 }{a+ b} \right) : \left( \dfrac{\left( a\sqrt{a} + b\sqrt{b} \right) \left( a\sqrt{a} – b\sqrt{b } \right) }{a-b} – 3ab \right) = 3$

$\Leftrightarrow \dfrac{a^2 + 4ab + 4b^2 – b^2 – 4ab – 4a^2}{a+b} : \left( \dfrac{a^3 – b^3}{a-b} – 3ab \right) =3$

$\Leftrightarrow \dfrac{3(b-a)(a+b)}{a+b}:\left( a^2 -2ab + b^2 \right) =3 $

$\Leftrightarrow \dfrac{3(b-a)}{(a-b)^2}=3 \Leftrightarrow a-b=-1 \Rightarrow a= b-1 $

Thay $a=b-1$ vào $S$, ta được:

$S= \dfrac{1+ 2ab}{a^2 + b^2} = \dfrac{1+ 2(b-1)b}{(b-1)^2 + b^2} = \dfrac{1+ 2b^2 – 2b}{2b^2 -2b +1}=1$

Bài 2.

a) Giải phương trình $\left( x^2 – 6x + 5 \right) \left( \sqrt{x-2} – x + 4 \right) =0$.

b) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l} \sqrt{x}\left( \sqrt{x+ 2y} -3 \right) =0 \\ x^2 – 6xy – y^2 = 6  \end{array} \right. $

Giải

a) Điều kiện: $x \ge 2$

$\left( x^2 – 6x + 5 \right) \left( \sqrt{x-2} – x + 4 \right) =0 $

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x^2 – 6x + 5 = 0 \;\; (1)\\ \sqrt{x-2} – x+ 4=0 \;\; (2) \end{array} \right.$

$(1) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=1 \;\; (l) \\ x= 5 \;\; (n) \end{array}\right. $

$(2) \Leftrightarrow \sqrt{x-2} = x-4 \;\; (x \ge 4)$

$\Leftrightarrow x-2 = x^2 – 8x + 16 $

$\Leftrightarrow x^2 – 9x + 18 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=3 \;\; (l)\\ x=6 \;\; (n) \end{array} \right. $

Vậy $S= \left\{5;6 \right\}$

b) Điều kiện $x \ge 0$, $x+ 2y \ge 0$

$\left\{ \begin{array}{l} \sqrt{x}\left( \sqrt{x+ 2y} -3 \right) =0 \;\; (1) \\ x^2 – 6xy – y^2 = 6 \;\; (2) \end{array} \right. $

$(1) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=0 \\ \sqrt{x+2y} -3=0 \end{array} \right. $

  •  Nếu $x=0$, thay vào (2) ta được: $-y^2 = 6$ (Vô nghiệm)
  •  Nếu $\sqrt{x+2y} -3 =0 $

$\Leftrightarrow x+2y = 9 \Leftrightarrow x= 9-2y$

Thay $ x= 9-2y$ vào (2), ta được:

$(9-2y)^2 – 6(9-2y)y – y^2 = 6 $

$\Leftrightarrow 4y^2 – 26y +81 – 54y + 12y^2 -y^2 = 6$

$\Leftrightarrow 15y^2 – 90 y + 75 =0 $

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} y=1 \Rightarrow x=7 \;\; (n)\\ y=5 \Rightarrow x= -1 \;\; (l) \end{array} \right. $

Vậy cặp nghiệm của hệ phương trình $(x;y)$ là $(7;1)$

Bài 3. Cho phương trình $(x+m)^2 – 5(x+m) + 6=0$ $(1)$.

a) Chứng minh phương trình $(1)$ luôn có hai nghiệm phân biệt $x_1$, $x_2$ với mọi số thực $m$. Tính $S= \left( x_1 + m \right) ^2 + \left( x_2 + m \right) ^2 + 5 \left( x_1 + x_2 + 2m \right) $.

b) Biết $x_1 < x_2$, tìm $m$ sao cho $x_2 < 1$ và $x_1^2 + 2x_2 = 2(m-1)$.

Giải

a) $(x+m)^2 – 5(x+m) + 6=0$

$\Leftrightarrow (x+m)^2 – 2(x+m) – 3(x+m) +6 = 0 $

$\Leftrightarrow (x+m)(x+m-2) – 3(x+m-2)=0$

$\Leftrightarrow (x+m-2)(x+m-3)=0$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x= 2-m \\ x= 3-m \end{array} \right. $

Vì $2-m \ne 3-m$ nên $x_1 \ne x_2$

Vậy phương trình $(1)$ luôn có hai nghiệm phân biệt $x_1$, $x_2$ với mọi số thực $m$.

$S= \left( x_1 + m \right) ^2 + \left( x_2 + m \right) ^2 + 5 \left( x_1 + x_2 + 2m \right) $

Vì $x_1$, $x_2$ có vai trò tương đương trong biểu thức $S$ nên giả sử $x_1 = 2-m$, $x_2 = 3-m$, ta có:

$S= 2^2 + 3^2 + 5(2+3) = 38$

b) $x_1 < x_2$ nên $x_1 = 2-m$, $x_2 = 3-m$.

$x_2<1 \Rightarrow 3-m <1 \Rightarrow m > 2$

$x_1^2 + 2x_2 = 2(m-1) $

$\Rightarrow (2-m)^2 + 2(3-m) = 2(m-1) $

$\Rightarrow m^2 – 4m + 4 + 6 -2m = 2m -2 $

$\Rightarrow m^2 -8m + 12 = 0 $

$\Rightarrow \left[ \begin{array}{l} m= 6 \;\; (n)\\ m=2 \;\; (l) \end{array} \right. $

Vậy $m=6$

Bài 4.

a) Nam kể với Bình rằng ông của Nam có một mảnh đất hình vuông $ABCD$ được chia thành bốn phần; hai phần (gồm các hình vuông $AMIQ$ và $INCP$ với $M$, $N$, $P$, $Q$ lần lượt thuộc $AB$, $BC$, $CD$, $DA$) để trồng các loại ra sạch, các phần còn lại trồng hoa. Diện tích phần trồng ra sạch là $1200 \; m^2$ và phần để trồng hoa là $1300 \; m^2$. Bình nói: “Chắc chắn bạn bị nhầm rồi!”. Nam: “Bạn nhanh thật! Mình đã nói nhầm phần diện tích. Chính xác là phần trồng rau sạch có diện tích $1300 \; m^2$, còn lại $1200 \; m^2 $ trồng hoa”. Hãy tính cạnh hình vuông $AMIQ$ (biết $AM < MB$) và giải thích vì sao Bình lại biết Nam bị nhầm ?

b) Lớp $9T$ có $30$ bạn, mỗi bạn dự định đóng góp mỗi tháng $70000$ đồng và sau $3$ tháng sẽ đủ tiền mua tặng cho mỗi em ở “Mái ấm tình thương $X$” ba gói quà (giá tiền các món quà đều như nhau). Khi các bạn đóng đủ số tiền như dự trù thì “Mái ấm tình thương $X$” đã nhận chăm sóc thêm $9$ em và có giá tiền của mỗi món thêm $5\%$ nên chỉ tặng mỗi em hai gói quà. Hỏi có bao nhiêu em của “Mái ấm tình thương $X$” được nhận quà ?

Giải

a) Gọi cạnh của hình vuông $AMIQ$ và $INCP$ lần lượt là $a$ và $b$. ($a<b$ vì $AM < MB$)

Diện tích đất trồng rau là: $a^2+ b^2$

Diện tích đất trồng hoa là $2ab$

Ta có: $\left\{ \begin{array}{l} a^2 + b^2 = 1300 \\ 2ab = 1200 \end{array} \right. $

$\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} (a-b)^2 = 100 \\ ab= 1200 \end{array} \right.$

$\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a-b= -10 \\ ab= 1200 \end{array}\right. $

$\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} a= 20 \\ b=30 \end{array} \right. $

Vậy cạnh hình vuông $AMIQ$ là $20m$.

Bình biết Nam bị nhầm vì theo Nam nói thì diện tích phần trồng rau là $1200 \; m^2$ nhỏ hơn diện tích phần trồng hoa $1300 \; m^2$. Mà diện tích phần trồng rau là $a^2+b^2$, diện tích phần trồng hoa là $2ab$.

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy, ta có $a^2 + b^2 \ge 2ab$ nên diện tích trồng hoa không thể lớn hơn diện tích trồng rau được.

b) Giả sử lúc đầu “Mái ấm tình thương $X$” có $x$ em.

Tổng số tiền các bạn đóng góp được sau $3$ tháng là $3.70000.30 = 6300000$ (đồng)

Giá tiền $1$ món quà dự đinh là $\dfrac{6300000}{3x}= \dfrac{2100000}{x}$

Giá tiền $1$ món quà thực tế là $\dfrac{6300000}{2(x+9)}$

Ta có: $\dfrac{2100000}{x}.1,05= \dfrac{6300000}{2(x+9)} $

$\Leftrightarrow \dfrac{2205}{x} = \dfrac{6300}{2(x+9)}$

$\Leftrightarrow 4410(x+9) = 6300x $

$\Leftrightarrow x= 21$

Vậy lúc đầu “Mái ấm tình thương $X$” có $21$ em. Số em được nhận quà là $30$ em.

Bài 5. Tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(T)$ tâm $O$, bán kính $R$; $\angle BAC = 120^\circ $, $\angle ABC = 45^\circ $, $H$ là trực tâm. $AH$, $BH$, $CH$ lần lượt cắt $BC$, $CA$, $AB$ tại $M$, $N$, $P$.

a) Tính $AC$ theo $R$. Tính số đo góc $\angle HPN $ và $\dfrac{MP}{MN}$

b) Dựng đường kính $AD$, $HD$ cắt $(T)$ tại $E$ ($E \ne D$) và cắt $BC$ tại $F$. Chứng minh các điểm $A$, $N$, $H$, $P$, $E$ cùng thuộc một đường tròn và $F$ là trung điểm của $HD$.

c) Chứng minh $AD \bot NP$. Tia $OF$ cắt $(T)$ tại $I$, chứng minh $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $HBC$ và $AI$ đi qua trung điểm của $MP$

Giải

a) Ta có $\angle AOC = 2 \angle ABC = 90^\circ$ (góc ở tâm bằng $2$ lần góc nội tiếp cùng chắn $1$ cung).

Suy ra tam giác $OAC$ vuông tại $O$, suy ra $AC^2 = OA^2 + OC^2 = 2R^2 \Rightarrow AC = R\sqrt{2}$.

Tứ giác $BNPC$ có $\angle BNC = \angle BPC =90^\circ$ nên là tứ giác nội tiếp.

Suy ra $\angle HPN = \angle HBC = 90^\circ – \angle ACB = 75^\circ$.

Các tứ giác $ANBM$ và $BNPC$ nội tiếp nên $\angle ANM = \angle ABC = 45^\circ, \angle CNP = \angle PBC = 45^\circ$.

Suy ra $\angle MNP = \angle CNP + \angle CPN = 90^\circ$.

Và $\angle NPB = \angle ACB = \angle APM = 15^\circ$, suy ra $\angle NPM = \angle NPB + \angle APM = 30^\circ$.

Khi đó $\dfrac{MN}{MP} = \sin \angle NPM = \sin 30^\circ = \dfrac{1}{2}$. Suy ra $\dfrac{MP}{MN} = 2$.

b) Ta có $\angle AEF = 90^\circ$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).

Ta có $\angle ANH = \angle AEH = \angle APH = 90^\circ$ nên 5 điểm $A, N, H, P, E$ cùng thuộc đường tròn đường kính $AH$.

Ta có $\angle ABD = \angle ACD = 90^\circ$ (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn),

suy ra $AB \bot BD$, suy ra $HC || BD$.

Tương tự ta có $HB \bot CN, CD \bot CN$, suy ra $HB || CD$.

Tứ giác $HBDC$ có các cặp cạnh đối song song nên là hình bình hành, suy ra $F$ là trung điểm của $BC$ và $HD$.

b) Ta có $\angle CAD = 45^\circ = \angle CNM$, suy ra $AD || MN$. Mà $MN \bot NP$, suy ra $AD \bot NP$.

Ta có $OF$ là trung trực của $BC$, suy ra $IB = IC$. $\angle BDC = 180^\circ – \angle BAC = 60^\circ$.

Xét tam giác $IOC$ có $\angle IOC = \dfrac{1}{2}\angle BOC = \angle 60^\circ$. Suy ra tam giác $IOC$ đều.

Do đó $IB =IC = IO$. $(1)$

Mặt khác tứ giác $HBOC$ có $\angle BHC + \angle BOC = 60^\circ + 120^\circ = 180^\circ$, suy ra $HBOC$ nội tiếp. $(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $HBC$.

Tam giác $PBC$ có $\angle BPC = 90^\circ, \angle PBC = 45^\circ$ nên là tam giác vuông cân,

suy ra $PB = PC$, suy ra $P$ thuộc trung trực của BC. Do đó $P, O, I$ thẳng hàng và $PI \bot BC$, suy ra $PI||AM$.

Mặt khác ta có $\angle BIH = 2\angle HCB = 90^\circ$, suy ra $HBMI$ nội tiếp, suy ra $\angle IMC = \angle BHI = 45^\circ$.

Suy ra $\angle IMC = \angle PBC = 45^\circ$, suy ra $IM || PA$.

Tứ giác $APIM$ có 2 cặp cạnh đối song song nên là hình bình hành, suy ra $AI$ qua trung điểm của $MP$.