Đồ thị của hàm số $y=ax^2$ $\left( a\ne 0\right) $
Đồ thị của hàm số $y=ax^2$ $\left( a\ne 0\right) $ là một đường cong đi qua gốc tọa độ và nhận trục $Oy$ làm trục đối xứng. Đường cong đó được gọi là một parabol với đỉnh $O$.
Nếu $a>0$ thì đồ thị nằm phía trên trục hoành, $O$ là điểm thấp nhất của đồ thị.
Nếu $a<0$ thì đồ thị nằm phía dưới trục hoành, $O$ là điểm cao nhất của đồ thị.
Cách vẽ đồ thị của hàm số $y=ax^2$ $\left( a\ne 0\right) $
Ví dụ 1: Vẽ đồ thị của hàm số $y=2x^2$
Bảng giá trị:
Vẽ đồ thị:
Ví dụ 2: Tìm $a$ biết đồ thị $\left( P\right): y=ax^2$ đi qua điểm $A\left( -2; -\dfrac{1}{4}\right) $. Từ đó chứng minh $B\left( 4;-1\right) $ thuộc đồ thị $\left( P\right) $.
Ví dụ 3: Cho parabol $\left( P\right) : y=x^2$. Tìm điểm $M$ trên $\left( P\right) $ sao cho hoành độ bằng $4$ lần tung độ.
Ví dụ 4: Cho parabol $\left( P\right) : y=2x^2$ và đường thẳng $d: y=3x+2$. Tìm tọa độ giao điểm của $\left( P\right) $ và $d$.
Bài tập:
Bài 1: Vẽ đồ thị của các hàm số sau:
a) $y=-2x^2$
b) $y=\dfrac{x^2}{2}$
c) $y=-\dfrac{x^2}{3}$
Bài 2: Tìm $a$ biết đồ thị $\left( P\right) : y=ax^2$ đi qua:
a) $A\left( 1;2\right) $
b) $B\left( -1;4\right) $
c) $C\left( 2; -8\right) $
Bài 3: Cho hàm số: $y=\dfrac{1}{4}x^2$
a) Vẽ đồ thị $\left( P\right) $ của hàm số.
b) Các điểm nào sau đây thuộc đồ thị $\left( P\right) $: $A\left( -2;1\right) ; B\left( 1;1\right) ; C\left( -1;\dfrac{1}{4}\right) $?
Bài 4: Trên mặt phẳng tọa độ cho parabol $\left( P\right) : y=ax^2$.
a) Biết $\left( P\right) $ đi qua điểm $M\left( 2;-1\right) $, tìm hệ số $a$. Vẽ parabol $\left( P\right) $ vừa tìm được.
b) Tìm tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ $x=-2$.
c) Tìm các điểm thuộc parabol có tung độ $y=-9$.
Bài 5: Cho parabol $\left( P\right): y=mx^2$ và đường thẳng $\left( D\right) : y=2x-1$.
a) Tìm $m$ để $\left( P\right) $ đi qua điểm $A\left( 2;8\right) $.
b) Tìm $m$ để $\left( P\right) $ tiếp xúc với $\left( D\right) $.
Bài 6: Một vật chuyển động với vận tốc được tính theo thời gian bởi công thức $v=2t^2$ với $t\ge 0$. Một vật khác chuyển động cùng lúc với vận tốc được tính theo thời gian là $v=3t+2$.
a) Vẽ đồ thị hàm số biểu diễn vận tộc của hai vật trên cùng một hệ trục tọa độ.
b) Tìm thời điểm hai vật có vận tốc bằng nhau.