Tag Archives: HoanVi

Chỉnh hợp – Hoán vị – Tổ hợp

Chỉnh hợp

Mỗi cách sắp xếp $k$ phần tử (phân biệt) vào $n$ vị trí phân biệt ($n\geq k$) được gọi là một chỉnh hợp chập $k$ của $n$.

Tính chất. Số chỉnh hợp chập $k$ của $n$ là $$A_n^k = \dfrac{(n!)}{(n-k)!}$$

Hoán vị. 

Mỗi chỉnh hợp chập $n$ của $n$ được gọi là một hoán vị, hay mỗi cách sắp xếp $n$ phần tử vào $n$ vị trí được gọi là một hoán vị của $n$ phần tử. Số hoán vị của $n$ phần tử là $P_n = n!$.


Định nghĩa khác. Cho tập $A = {1, 2, \cdots, n}$. Mỗi song ánh từ $A$ vào $A$ được gọi là một hoán vị.

Ví dụ 1. Có 8 bạn nam và 2 bạn nữ được xếp thành một hàng dài. Hỏi có bao nhiêu cách xếp thỏa:

a) Xếp bất kì.
b) 8 bạn nam kề nhau,2 bạn nữ kề nhau.
c) Các bạn nam giữa hai bạn nữ.

Ví dụ 2. Có 8 bạn nam và 4 bạn nữ. Có bao nhiêu cách sắp xếp các bạn này thành một hàng sao cho không có hai bạn nữ nào đứng kề nhau.

Ví dụ 3.  Cho tập $A = {0, 1, 2, 3, 4, 5}$. Từ $A$ có thể lập được bao nhiêu số

a) Là số chẵn có 4 chữ số khác nhau.
b) Là số lẻ có 5 chữ số khác nhau và chia hết cho 3.

 

Tổ hợp. Cho tập hợp $A$ có $n$ phần tử. Một tập hợp con có $k$ phần tử của $A$ được gọi là một tổ hợp chập $k$ của $n$ phần tử.

Tính chất. Số tổ hợp có chập $k$ của $n$ là: [C_n^k = \dfrac{A_n^k}{k!} = \dfrac{n!}{(n-k)! k!}]

Ví dụ 4. Đội văn nghệ của trường gồm 4 bạn học sinh lớp 10, 5 học sinh lớp 11, 4 học sinh lớp 12.

a) Có bao nhiêu cách chọn ra hai bạn hát song ca?
b) Có bao nhiêu cách chọn ra 3 bạn hát tam ca mà mỗi khối có một học sinh?
c) Có bao nhiêu cách chọn ra một đội múa gồm 5 bạn trong đó có ít nhất 2 học sinh lớp 11.

Ví dụ 5. Cho tập $A = {1, 2, 3, 4, 5}, B = {a, b, c, d, e, }$, $C = {x, y, z}$.

a) Có bao nhiêu song ánh từ $A$ vào $B$.
b) Có bao nhiêu ánh xạ từ $A$ vào $C$? Có bao nhiêu đơn ánh từ $C$ vào $A$.
c) Có bao nhiêu đơn ánh từ $C$ và $A$ sao cho $f(x) + f(y) + f(z)$ là số chẵn.

Bài tập rèn luyện

Bài 1. Cho tập $A = {0, 1, 2, 3, 4,5,6, a, b, c, d}$

a) Có bao nhiêu hoán vị của $A$.
b) Có bao nhiêu hoán vị của $A$ mà các chữ số đứng kề nhau.
c) Có bao nhiêu hoán vị của $A$ mà không có chữ cái nào đứng kề nhau?

Bài 2. Cho tập $A = {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 }$

a)Từ A có thể lập được bao nhiêu số có 5 chữ số khác nhau.
b) Có bao nhiêu hoán vị của A mà hai chữ số lẻ không đứng kề nhau.
c) Từ A có thể lập được bao nhiêu số có 4 chữ số mà chữ số đứng sau lớn hơn chữ số đứng liền trước.
d) Từ A có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số chia hết cho 3.

Bài 3. Xếp $ m $ bạn nam và $ n $ bạn nữ thành 1 hàng, với $m,n\in \mathbb{N}$. Hỏi có bao nhiêu cách xếp nếu:

a) Xếp tùy ý;
b) Không có bạn nam nào đứng cạnh nhau $\left( m\le n+1 \right);$
c) $ n $ bạn nữ đứng liền kề nhau;
d) Một bạn nam A và một bạn nữ B đứng cạnh nhau.

Bài 4. Tính: $1\cdot 1!+2\cdot 2!+3\cdot 3!+\cdot \cdot \cdot +n\cdot n!,n\in \mathbb{N}.$

Bài 5. Tính: $\dfrac{1}{\left( 1+1 \right)!}+\dfrac{2}{\left( 2+1 \right)!}+\cdot \cdot \cdot +\dfrac{n}{\left( n+1 \right)!}$ với $n\in \mathbb{N}.$

Bài 6. Cho $n,r\in \mathbb{N}$ với $r\le n.$ Chứng minh rằng:

a) $A_{n}^{r}=nA_{n-1}^{r-1};$
b) $A_{n}^{r}=\left( n-r+1 \right)A_{n}^{r-1};$
c) $A_{n}^{r}=\dfrac{n}{n-r}A_{n}^{r-1},$ với $r<n;$
d) $A_{n+1}^{r}=A_{n}^{r}+rA_{n}^{r-1};$
e) $A_{n+1}^{r}=r!+r\left( A_{n}^{r-1}+A_{n-1}^{r-1}+…+A_{r}^{r-1} \right).$

Bài 7. Một nhóm có 15 hóc sinh, trong đó có 5 bạn nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 9 học sinh sao cho có đúng 3 học sinh nữ:

a) để thành lập một hội đồng.
b) để thành lập một hội đồng với 9 vị trí khác nhau.

Bài 8. Có 10 cái ghế được xếp thành một hàng. 7 học sinh được xếp vào 7 cái ghế sao cho không có 2 học sinh nào ngồi chung một cái ghế. Hỏi có bao nhiêu cách xếp sao cho không có 2 cái ghế trống nào liền nhau.

Bài 9. Có 8 cái hộp được xếp thành hàng. Hỏi có bao nhiêu cách đặt 5 viên bi khác nhau vào các hộp nếu mỗi hộp chứa nhiều nhất 1 viên bi và không có hai hộp không chứa bi nào đứng cạnh nhau?

Bài 10. Xếp một nhóm có 20 học sinh, trong đó có 3 bạn nữ là: A, B, C và 4 bạn nam: X,Y,Z,T thành 2 hàng, mỗi hàng 10 học sinh. Hỏi có bao nhiêu cách xếp sao cho 3 bạn nữ luôn ở hàng trước, còn 4 bạn nam ở hàng phía sau.

Bài 11. Hỏi có bao nhiêu cách xếp 7 bạn nam và 2 bạn nữa thành một hàng sao cho các bạn gái cách nhau bởi đúng 3 bạn nam?

Bài 12. Tìm số $(m+n)$-nhị phân là một dãy chữ số với $ m $ số 0 và $ n $ số 1 sao cho không có 2 số 1 nào đứng kề nhau, khi $n\le m+1.$

Bài 13. Lớp A có 10 bạn nữ và 15 bạn nam và lớp B có 4 nữ và 10 nam. Một hội đồng gồm 7 thành viên được chọn từ 2 lớp đó. Hỏi có bao nhiêu cách chọn các thành viên sao cho có đúng 4 bạn của lớp B và có đúng 5 bạn nam.

Bài 14. Trong mỗi trường hợp sau, tìm số tuyến đường ngắn nhất từ $ O $ đến $ P $ trong sơ đồ được cho dưới đây:
a) Tuyến đường phải đi qua $ A $.
b) Tuyến đường phải qua đoạn $AB$.
c) Tuyến đường phải đi qua $A$ và $C$.
d) Đoạn đường $AB$ bị đóng.

Bài 15. Tìm số cách chọn một nhóm gồm $ 2k $ người từ $n$ cặp đôi, với $k,n\in \mathbb{N}$ và $2k\le n,$ trong mỗi trường hợp sau đây:

a) Có $k$ cặp đôi trong nhóm đó.
b) Không có cặp đôi nào trong nhóm đó.
c) Có ít nhất một cặp đôi được chọn trong nhóm.

d) Có đúng 2 cặp đôi được chọn trong nhóm đó.

Bài 16. Cho một đa giác có 10 đỉnh.

a) Có bao nhiêu đường chéo.
b) Có bao nhiêu tam giác có 3 đỉnh là 3 đỉnh thuộc đa giác.
c) Có bao nhiêu tam giác có đúng 1 cạnh trùng với cạnh của đa giác.
d) Có bao nhiêu tam giác không có cạnh nào trùng với cạnh của đa giác.
e) Biết rằng không có 3 đường chéo nào đồng quy. Tìm số giao điểm của các đường chéo.

Bài 17. Cho đa giác đều có 100 cạnh. Hỏi có bao nhiêu hình chữ nhật tạo ra từ các đỉnh của đa giác trên.

Bài 18. Cho A là tập hợp các số nguyên dương từ 1 đến 100. Hỏi có bao nhiêu tập con có 3 phần tử của A thỏa:

a) Tổng các số chia hết cho 3
b) Tổng các số chia hết cho 4.

Bài 19. Chung kết cuộc thi tiếng hát học đường có 3 bạn vào chung kết, mỗi bạn hát 2 bài khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp chương trình sao cho không có ai hát liên tiếp.

Bài 20. Có bao nhiêu cách chọn ra 3 số từ tập $A = {1, 2, \cdots, 100}$ sao cho một số là trung bình cộng của hai số còn lại.

Tổ hợp

1.Định nghĩa

  • Cho tập $A$ có $n$ phần tử, mỗi tập con có $k$ phần tử của $A$ ($ 0 \leq k \leq n$) được gọi là một tổ hợp chập $k$ của $n$.

Ví dụ 1. Cho $A = { 1, 2, 3, 4 }$. Các tổ hợp chập 3 của là $A$ là $ {1, 2, 3}, {1, 2, 4}, {1, 3, 4 }, {2, 3, 4 }$.

  • Số tổ hợp chập $k$ của $n$ là $C_n^k   = \dfrac{A^k_n}{k!} = \dfrac{n!}{(n-k)!k!}$.

2.Các ví dụ.

Ví dụ 1. Lớp 11A có 15 bạn nam và 20 bạn nữ, hỏi có bao nhiêu cách chọn một nhóm 5 bạn để đi làm việc biết

a. Có 3 bạn nam và 2 bạn nữ.

b. Có ít nhất 2 bạn nữ.

Lời giải.

a.

  • Số cách chọn 3 bạn nam từ 15 bạn nam là số tổ hợp chập 3 của 15 nên có $C^3_{15}$ cách.
  • Số cách chọn 2 bạn nữ từ 20 bạn nữ là số tổ hợp chập 2 của 20 nên có $C^2_{20}$.
  • Vậy theo quy tắc nhân, số cách chọn là $C^3_{15} \cdot C^2_{20} = 86.450$

b. Bài này ta có thể sử dụng phần bù.

  • 0 bạn nữ, 5 bạn nam: $C^0_{20} \cdot C^5_{15}$.
  •  1 bạn nữ, 4 bạn nam: $C^1_{20} \cdot C^4_{15}$.
  • Chọn 5 bạn tùy ý: $C^5_{35}$.
  • Do đó ta có, số cách chọn ít nhất 2 bạn nữ:
  •  $C^5_{35} – C^0_{20} \cdot C^5_{15} – C^1_{20} \cdot C^4_{15}$

Ví dụ 2. Trong hộp có 5 bi xanh, 4 bi đỏ và 5 bi vàng. Lấy ra 4 viên bi, hỏi có bao nhiêu cách lấy thỏa:

a. Có cùng một màu.

b. Có đầy đủ 3 màu.

Lời giải.

a.

  • Cùng màu xanh: $C^4_5 = 5$ cách.
  • Cùng màu đỏ: $C^4_4 = 1$ cách.
  • Cùng màu vàng $C^4_5 = 5$ cách.
  •  Số cách lấy là: $ 5 + 1 + 5 = 11$ cách

b.

  • 2 vàng 1 đỏ 1 xanh. $C^2_5 \cdot C^1_4 \cdot C^1_5$
  • 2 vàng 1 đỏ 1 xanh:$C^1_5\cdot C^2_4 \cdot C^1_5$

3.Bài tập

Bài 1. Một nhóm học sinh có 10 bạn. Có bao nhiêu cách chọn
a) 3 bạn đi dọn vệ sinh trường lớp.
b) 5 bạn để lập một nhóm tình nguyện, trong đó có một đội trưởng.

Bài 2.  Trong hộp có 7 bi xanh và 8 bi vàng. Có bao nhiêu cách lấy ra 5 bi thỏa:
a) Lấy tùy ý.
b) Có ít nhất 2 bi vàng.
c) Các bi cùng màu.
 Bài 3. Có 3 hộp, trong đó hộp thứ nhất chứa 5 viên bi xanh, hộp thứ hai chứa 6 viên bi đỏ và hộp thứ ba chứa 8 viên bi vàng, các viên bi đều khác nhau. Chọn ra 5  viên bi từ 3 hộp. Hỏi có bao nhiêu cách chọn
a) 5 viên bi đều màu vàng.
b) 2 viên bi màu đỏ, 3 viên bi màu xanh.
c) Có đầy đủ 3 màu.
d) Không có bi màu đỏ hoặc màu xanh và ít nhất 2 viên bi màu vàng.

Bài 4. Từ 5 bông hồng vàng, 3 bông hồng trắng, và 4 bông hồn đỏ (các bông hoa xem như đôi một khác nhau) người ta muốn chọn ra 1 bó hoa gồm 7 bông. Có bao nhiêu cách chọn 1 bó hoa trong đó có ít nhất 3 bông hồng vàng và ít nhất 3 bông hồng đỏ.

Bài 5. Bạn An mời tiệc sinh nhật, vì nhà nhỏ nên trong 20 người bạn của mình An chỉ có thể mời được 8 bạn. Biết rằng trong các bạn của An thì có Nam và Long không thích nhau nên An không thể mời cả hai bạn dự cùng lúc. Hỏi An có bao nhiêu cách mời?

 

Hoán vị

1.Định nghĩa

Cho tập hợp A có $n (n \ge 1)$ phần tử. Khi sắp xếp $n$ phần tử này theo một thứ tự ta được một \textbf{hoán vị } các phần tử của tập A (gọi tắt là một hoán vị của A).

Ví dụ 1. Các hoán vị của tập $A = {1, 2, 3}$ là $(1, 2, 3),(1, 3, 2), (2, 1, 3), (2, 3, 1), (3, 1, 2), (3, 2, 1)$.

2.Tính chất

Số các hoán vị của một tập gồm $n$ phần tử là $P_n=n!=n(n-1)(n-2)…2.1$
Quy ước: $0!=1$

Ví dụ 2. Có 6 con tem khác nhau cần dán vào 6 bì thư khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách dán?

Lời giải. Mỗi cách dán 6 con tem và 6 bì thư là một hoán vị của 6 phần tử, do đó số cách dán là số hoán vị của 6 phần tử: $P_6 = 6! = 720$ cách.

Ví dụ 3. Có 5 sách văn và 7 sách toán xếp thành một hàng. Có bao nhiêu cách xếp thỏa:

a. Xếp bất kì.

b. Các sách văn kế nhau, các sách toán kề nhau.

Lời giải.

a. Có 7 + 5 = 12 cuốn sách. Mỗi cách xếp là một hoán vị của 12 phần tử nên số cách xếp là số hoán vị của 12 phần tử. Do đó có $12!$ cách.

b. 7 sách toán xếp kề nhau có $7!$ cách.

5 sách văn kề nhau có $5!$ cách.

Xếp bộ sách toán và bộ sách văn có 2 cách.

Do đó số cách xếp thỏa đề bài là $2.7!5!$ cách.

Bài tập. 

  1. Có 4 quyển sách Toán, 5 quyển sách Lý và 6 quyển sách Hóa. Hỏi có bao nhiêu cách xếp các quyển sách này lên kệ dài sao cho:
    a. Các quyển sách được xếp tùy ý?
    b. Các quyển sách cùng môn được xếp cạnh nhau?
  2.  Xếp 5 nam và 5 nữ vào hai dãy ghế, mỗi dãy có 5 ghế. Hỏi có bao nhiêu cách xếp biết:
    a. Xếp tùy ý.
    b. Nam 1 dãy và nữ 1 dãy
  3.  Từ các số 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiều số
    a. Có 5 chữ số khác nhau.
    b. Có 5 chữ số khác nhau và chia hết cho 2.

Hoán vị

I. Lí thuyết

  • Cho tập hợp $A$ có $n (n \ge 1)$ phần tử. Khi sắp xếp $n$ phần tử này theo một thứ tự ta được một hoán vị các phần tử của tập $A$ (gọi tắt là một hoán vị của $A$).
  • Số các hoán vị của một tập gồm $n$ phần tử là: $$ P_{n}=n!=n(n-1)(n-2)…2.1 $$
  • Qui ước: $0!=1.$

Ví dụ 1. Từ tập hợp $X=\left\{1,2,3,4,5\right\}$, ta có thể lập được bao nhiêu số có 5 chữ số khác nhau từng đôi một?

Đáp số

Gọi số cần tìm là $\overline{abcde}$, ta thấy số cần tìm là một hoán vị của các phần tử của $X$, vậy số cách chọn là: $P_5=5!=120$.

Ví dụ 2. Có 7 quyển sách Toán, 6 quyển sách Lí và 4 quyển sách Hóa. Hỏi có bao nhiêu cách xếp số sách trên lên một kệ sách dài, sao cho:

a) Các quyển sách được xếp tùy ý.

b) Các quyển sách cùng môn được xếp cạnh nhau.

Đáp số

a) Mỗi cách xếp tùy ý là một hoán vị của 17 phần tử. Vậy số cách chọn là $17!$.

b) Ta chia thao tác xếp thỏa mãn yêu cầu thành 4 công đoạn:

Bước 1: Hoán vị 7 quyển sách Toán với nhau.

Bước 2: Hoán vị 6 quyển sách Lí với nhau.

Bước 3: Hoán vị 4  quyển sách Hóa với nhau.

Bước 4: Hoán vị 3 nhóm sách của 3 môn với nhau.

Vậy số cách xếp là: $7!.6!.4!.3!$

II. Bài tập

1.Có hai dãy ghế, mỗi dãy 5 ghế. Xếp 5 nam và 5 nữ vào 2 dãy ghế trên, có bao nhiêu cách nếu:

a) Nam, nữ xếp tùy ý.

b) Nam 1 dãy, nữ 1 dãy.

2. Có 10 học sinh lớp 10 và 10 học sinh lớp 12 xếp vào 4 dãy ghế, mỗi dãy 5 học sinh. Có bao nhiêu cách xếp cách học sinh cùng lớp ngồi nối đuôi nhau. Bao nhiêu cách xếp học sinh ngồi cạch nhau thì khác lớp

3. Xét tập hợp các số tự nhiên

a) Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số, đôi một khác nhau và các chữ số đều lớn hơn 5.

b) Tính tổng tất cả các số đó.

Đáp số
  1. a) $10!$, b) $2.5!.5!$
  2. $2(10!)^2$
  3. a) $24$, b) $199980$.