Tag Archives: Toan6

Lũy thừa của một số tự nhiên

1.Lũy thừa của một số tự nhiên

Lũy thừa bậc $\mathrm{n}$ của a, kí hiệu $\mathrm{a}^{\mathrm{n}}$, là tích của $\mathrm{n}$ thừa số $\mathrm{a}$.
$$
\mathrm{a}^{\mathrm{n}}=\underbrace{\mathrm{a} \cdot \mathrm{a} \ldots \ldots \mathrm{a}}_{\mathrm{n} \text { thừa số a }} \quad(\mathrm{n} \neq 0)
$$

  • Ta đọc $\mathrm{a}^{\mathrm{n}}$ là “a $m \tilde{u} \mathrm{n}$ ” hoặc “a lũy thừa n” hoặc “lũy thừa bậc $\mathrm{n}$ của a”.
  • Số a được gọi là cơ số, n được gọi là số $m \tilde{u}$. Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên luỹ thìa.
  • Đặc biệt, $\mathrm{a}^{2}$ còn được đọc là a bình phương hay bình phương của a và a $^{3}$ còn được đọc là a lập phương hay lập phương của a.
  • Quy ước: $\mathrm{a}^{1}=\mathrm{a}$.

Ví dụ 1. $10^4 = 10 \cdot 10 \cdot 10 \cdot 10$.

2.Tính chất.

a) Khi nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
$$
a^{m} \cdot a^{n}=a^{m+n}
$$

a) Khi chia hai luỹ thừa cùng cơ số (khác 0 ), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.
$$
\mathrm{a}^{\mathrm{m}}: \mathrm{a}^{\mathrm{n}}=\mathrm{a}^{\mathrm{m}-\mathrm{n}}(\mathrm{a} \neq 0 ; \mathrm{m} \geq \mathrm{n})
$$
Quy ước: $\mathrm{a}^{0}=1$.

Ví dụ 2. 

a) $2^{10} = 2^7 \cdot 2^3$.

b) $3^5 = 3^7 : 3^2$.

3.Các ví dụ thực hành

Ví dụ 3. a) Viết các tích sau dưới dạng luỹ thừa:
$$
3.3 .3 ; \quad 6.6 .6 .6 .
$$
b) Phát biểu hoàn thiện các câu sau:
$3^{2}$ còn gọi là “3 …” hay “… của 3”; $5^{3}$ còn gọi là “5 …” hay “… của 5”.
c) Hãy đọc các luỹ thừa sau và chỉ rõ cơ số, số mũ: $3^{10} ; 10^{5}$.

Lời giải

 

 

Ví dụ 4. Viết các tích sau dưới dạng một luỹ thừa:  3^{3} \cdot 3^{4} ; 10^{4} \cdot 10^{3} ; \mathrm{x}^{2} \cdot \mathrm{x}^{5}$.

Lời giải

 

 

Ví dụ 5. a) Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một luỹ thừa.
$11^{7}: 11^{3}$ $11^{7}: 11^{7}$
$7^{2} \cdot 7^{4}$ $7^{2} \cdot 7^{4}: 7^{3}$
b) Cho biết mỗi phép tính sau đúng hay sai.
$$
\begin{array}{ll}
9^{7}: 9^{2}=9^{5} ; & 7^{10}: 7^{2}=7^{5} ; \
2^{11}: 2^{8}=6 ; & 5^{6}: 5^{6}=5 .
\end{array}
$$

Lời giải

 

 

4.Bài tập rèn luyện

Bài 1.(SGK CTST Toán 6 Tập 1 – Trang 18) a) Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một luỹ thừa.
$$
\begin{array}{lll}
5^{7} .5^{5} ; & 9^{5}: 8^{0} ; & 2^{10}: 64.16
\end{array}
$$
b) Viết cấu tạo thập phân của các số $4983 ; 54297 ; 2023$ theo mẫu sau:
$$
4983=4.1000+9.100+8.10+3
$$
$$
=4.10^{3}+9.10^{2}+8.10+3
$$
Bài 2. (SGK CTST Toán 6 Tập 1 – Trang 18)Theo Tổng cục Thống kê, tháng 10 năm 2020 dân số Việt Nam được làm tròn là 98000000 người. Em hãy viết dân số Việt Nam dưới dạng tích của một số với một luỹ thừa của $10 .$

Bài 3. (SGK CTST Toán 6 Tập 1 – Trang 18)Biết rằng khối lượng của Trái Đất khoảng $600 \ldots 00$(21  số  0) tấn, khối lượng của Mặt Trăng khoảng
$7500 \ldots 00$(18 số  0) tấn.
a) Em hãy viết khối lượng Trái Đất và khối lượng Mặt Trăng dưới dạng tích của một số với một luỹ thừa của $10 .$
b) Khối lượng Trái Đất gấp bao nhiêu lần khối lượng Mặt trăng.

Phép cộng trừ số tự nhiên

1.Tính chất của phép cộng và phép nhân

a) Giao hoán

$$a+b = b+a$$

$$a\cdot b = b\cdot a$$

b) Kết hợp

$$a+(b+c) = (a+b)+c$$

$$a\cdot (b\cdot c) = (a\cdot b) \cdot c$$

c) Tính chất phân phối của phép nhân và phép cộng

$$a \cdot (b+c) = a\cdot b + a \cdot c$$

d) Tính chất cộng với 0 và nhân với 1.

$$a + 0 = a$$

$$a \cdot 1 = a$$

2.Phép trừ 

Nếu có số tự nhiên $\mathrm{x}$ thoả mãn $\mathrm{b}+\mathrm{x}=\mathrm{a}$, ta có phép trừ $\mathrm{a}-\mathrm{b}=\mathrm{x}$ và gọi $\mathrm{x}$ là hiệu của phép trừ số $a$ cho số $\mathrm{b}$, $a$ là số bị trừ, $\mathrm{b}$ là số trừ.

Ta cũng có $$ a\cdot (b-c) = a \cdot b – a\cdot c$$

3.Phép chia 

Tương tự với $\mathrm{a}, \mathrm{b}$ là các số tự nhiên, $\mathrm{b} \neq 0$, nếu có số tự nhiên $\mathrm{x}$ thoả $\operatorname{mãn} \mathrm{bx}=\mathrm{a}$, ta có phép chia $\mathrm{a}: \mathrm{b}=\mathrm{x}$ và gọi a là số bị chia, $\mathrm{b}$ là số chia, $\mathrm{x}$ là thương của phép chia số a cho số $\mathrm{b}$.

4.Các ví dụ

Ví dụ 1. Có thể thực hiện phép tính sau như thế nào cho hợp lí?
$$
T=11 \cdot(1+3+7+9)+89 \cdot(1+3+7+9)
$$
Có thể tính nhanh tích của một số với 9 hoăc 99 như sau:
$$
\begin{aligned}
&67.9=67 \cdot(10-1)=670-67=603 \
&346.99=346 \cdot(100-1)=34600-346=34254 .
\end{aligned}
$$
Tính: 1234.9; $1234.99 .$

Giải

Ví dụ 2. Nhóm bạn Lan dự định thực hiện một kế hoạch nhỏ với số tiền cẩn có là 200000 đồng. Hiện tại các bạn đang có 80000 đổng. Các bạn thực hiện gây quỹ thêm bằng cách thu lượm và bán giấy vụn, mỗi tháng được 20000 đổng.
a) Số tiền các bạn còn thiếu là bao nhiêu?
b) Số tiền còn thiếu cần phải thực hiện gây quỹ trong mấy tháng?

Giải

Ví dụ 3. Mẹ có 30 cái bánh muốn chia đều cho 3 anh em, mỗi người có số bánh bằng nhau, hỏi mẹ có chia được không và mỗi người được bao nhiêu cái bánh.

Giải

 

5.Bài tập rèn luyện

Bài 1. (SGK CTST Toán 6 Tập 1 – Trang 15)Tính một cách hợp lí:
a) $2021+2022+2023+2024+2025+2026+2027+2028+2029$;
b) $30.40 .50 .60$
Bài 2. (SGK CTST Toán 6 Tập 1 – Trang 15)Bình được mẹ mua cho 9 quyển vở, 5 cái bút bi và 2 cục tẩy. Giá mỗi quyển vở là 4900 đồng; giá mỗi cái bút bi là 2900 đồng; giá mỗi cục tẩy là 5000 đồng. Mẹ Bình đã mua hết bao nhiêu tiền?

Bài 3. (SGK CTST Toán 6 Tập 1 – Trang 15) Một chiếc đồng hồ đánh chuông theo giờ. Đúng 8 giờ, nó đánh 8 tiếng “boong”; đúng 9 giờ, nó đánh 9 tiếng “boong”, $\ldots$ Từ lúc đúng 8 giờ đến lúc đúng 12 giờ trưa cùng ngày, nó đánh bao nhiêu tiếng “boong”?

Bài 4. Nhà bạn Si có nuôi 20 con thỏ, ba Si làm được 4 cái chuồng để nuôi thỏ, và nhốt các con thỏ này vào chuồng sao cho mỗi chuồng có số thỏ bằng nhau, hỏi ba Si có làm được không và mỗi chuồng nhốt được bao nhiêu thỏ?

Bài 5*. Trong một đợt ôn tập có 15 ngày trước kì thi, ngày thứ nhất bạn Bảo Nguyên làm được 5 bài toán, ngày thứ hai làm được 6 bài toán, cứ tiếp tục như vậy đến ngày thứ 15.

a) Hỏi ngày thứ 15 bạn Bảo Nguyên làm được bao nhiêu bài?

b) Tổng số bài toán bạn Bảo Nguyên làm là bao nhiêu?

Tài liệu tham khảo.

CTST, Toán 6, NXB GD, Trần Nam Dũng (CB)