Category Archives: Các phép toán

PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA ĐA THỨC – P.1

NHÂN ĐA THỨC

 

Ví dụ 1. Tính giá trị của biểu thức

$A=x^4-17 x^3+17 x^2-17 x+20 \text { tại } x=16 \text {. }$

Giải : Cách 1. Chú ý rằng $\mathrm{x}=16$ nên $\mathrm{x}-16=0$, do đó ta biến đổi để biểu thức $\mathrm{A}$ chứa nhiều biểu thức dạng $\mathrm{x}-16$.

$A =x^4-16 x^3-x^3+16 x^2+x^2-16 x-x+16+4 $

$=x^3(x-16)-x^2(x-16)+x(x-16)-(x-16)+4=4$

Cách 2. Trong biểu thức $\mathrm{A}$, ta thay các số 17 bởi $\mathrm{x}+1$, còn 20 thay bởi $\mathrm{x}+4$.

$A =x^4-x^3(x+1)+x^2(x+1)-x(x+1)+x+4$

$=x^4-x^4-x^3+x^3+x^2-x^2-x+x+4=4$

Ví dụ 2. Tìm ba số tự nhiên liên tiếp, biết rằng nếu cộng ba tích của hai trong ba số ấy, ta được 242 .

Giải : Gọi $\mathrm{x}-1, \mathrm{x}, \mathrm{x}+1$ là ba số tự nhiên liên tiếp. Ta có :

$x(x-1)+x(x+1)+(x-1)(x+1)=242$

Sau khi rút gọn ta được $3 x^2-1=242$ nên $x^2=81$.

Do $\mathrm{x}$ là số tự nhiên nên $\mathrm{x}=9 .$ Ba số tự nhiên phải tìm là $8 ; 9 ; 10$.

BÀI TẬP

– Nhân đơn thức với đa thức

1. Thực hiện phép tính :

a) $3 x^n\left(6 x^{n-3}+1\right)-2 x^n\left(9 x^{n-3}-1\right)$;

b) $5^{\mathrm{n}+1}-4.5^{\mathrm{n}}$

c) $6^2 \cdot 6^4-4^3\left(3^6-1\right)$

2. Tìm $\mathrm{x}$, biết :

a) $4(18-5 x)-12(3 x-7)=15(2 x-16)-6(x+14)$;

b) $5(3 x+5)-4(2 x-3)=5 x+3(2 x+12)+1$;

c) $2(5 x-8)-3(4 x-5)=4(3 x-4)+11$;

d) $5 x-3{4 x-2[4 x-3(5 x-2)]}=182$.

3. Tính giá trị của các biểu thức :

a) $A=x^3-30 x^2-31 x+1$ tại $x=31$

b) $\mathrm{B}=\mathrm{x}^5-15 \mathrm{x}^4+16 \mathrm{x}^3-29 \mathrm{x}^2+13 \mathrm{x}$ tại $\mathrm{x}=14$

c) $C=x^{14}-10 x^{13}+10 x^{12}-10 x^{11}+\ldots+10 x^2-10 x+10$ tại $x=9$.

4. Tính giá trị của biểu thức sau bằng cách thay số bởi chữ một cách hợp lí :

$A=2 \frac{1}{315} \cdot \frac{1}{651}-\frac{1}{105} \cdot 3 \frac{650}{651}-\frac{4}{315.651}+\frac{4}{105}$

– Nhân đa thức với đa thức

5. Thực hiện phép tính :

a) $(x-1)\left(x^5+x^4+x^3+x^2+x+1\right)$

b) $(x+1)\left(x^6-x^5+x^4-x^3+x^2-x+1\right)$.

6. Tìm x, biết :

a) $(x+2)(x+3)-(x-2)(x+5)=6$;

b) $(3 x+2)(2 x+9)-(x+2)(6 x+1)=(x+1)-(x-6)$;

c) $3(2 x-1)(3 x-1)-(2 x-3)(9 x-1)=0$.

7. Cho $a+b+c=0$. Chứng minh rằng $M=N=P$ với : $\mathrm{M}=\mathrm{a}(\mathrm{a}+\mathrm{b})(\mathrm{a}+\mathrm{c}) ; \quad \mathrm{N}=\mathrm{b}(\mathrm{b}+\mathrm{c})(\mathrm{b}+\mathrm{a}) ; \quad \mathrm{P}=\mathrm{c}(\mathrm{c}+\mathrm{a})(\mathrm{c}+\mathrm{b})$

8. Chứng minh các hằng đẳng thức :

a) $(x+a)(x+b)=x^2+(a+b) x+a b$

b) $(x+a)(x+b)(x+c)=x^3+(a+b+c) x^2+(a b+b c+c a) x+a b c .$

9. Cho $\mathrm{a}+\mathrm{b}+\mathrm{c}=2 \mathrm{p}$. Chứng minh hằng đẳng thức :

$2 b c+b^2+c^2-a^2=4 p(p-a)$

10. Xét các ví dụ : $53.57=3021, \quad 72.78=5616$.

Hãy xây dựng quy tắc nhân nhẩm hai số có hai chữ số, trong đó các chữ số hàng chục bằng nhau, còn các chữ số hàng đơn vị có tổng bằng $10 .$

11. Cho biểu thức

$M=(x-a)(x-b)+(x-b)(x-c)+(x-c)(x-a)+x^2$

Tính $\mathrm{M}$ theo $\mathrm{a}, \mathrm{b}, \mathrm{c}$, biết rằng $\mathrm{x}=\frac{1}{2} \mathrm{a}+\frac{1}{2} \mathrm{~b}+\frac{1}{2} \mathrm{c}$.

12. Cho dãy số $1,3,6,10,15, \ldots, \frac{n(n+1)}{2}, \ldots$

Chứng minh rằng tổng hai số hạng liên tiếp của dãy bao giờ cũng là số chính phương.

13. Số a gồm 31 chữ số 1 , số $\mathrm{b}$ gồm 38 chữ số 1 . Chứng minh rằng $\mathrm{ab}-2$ chia hết cho 3 .

$14^*$ . Số $3^{50}+1$ có là tích của hai số tự nhiên liên tiếp khônğ ?

15*. a) Thực hiện phép tính :

$A=\left(2^9+2^7+1\right)\left(2^{23}-2^{21}+2^{19}-2^{17}+2^{14}-2^{10}+2^9-2^7+1\right)$

b) Số $2^{32}+1$ có là số nguyên tố không ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số nguyên: Phép nhân và phép chia

Phép nhân hai số nguyên khác dấu.

  • Tích của hai số nguyên khác dấu luôn luôn là một số nguyên âm.
  • Khi nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân số dương với số đối của số âm rồi thêm dấu trừ $(-)$ trước kết quả nhận được.
    Chú ý: Cho hai số nguyên dương a và $\mathrm{b}$, ta có:
    $$
    \begin{aligned}
    &(+a) \cdot(-b)=-a \cdot b \
    &(-a) \cdot(+b)=-a \cdot b
    \end{aligned}
    $$

Ví dụ 1.

$2 \cdot(-3)=-(2 \cdot 3)=-6 ; $
$(-5) \cdot(4)=-(5 \cdot 4)=-20 ; $
$(-3) \cdot(+50)=-(3 \cdot 50)=-150 ; $
$(+3) \cdot(-50)=-(3.50)=-150$

Phép nhân hai số nguyên cùng dấu

  • Khi nhân hai số nguyên cùng dương, ta nhân chúng như nhân hai số tự nhiên.
  • Khi nhân hai số nguyên cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng.

Chú ý:

  • Cho hai số nguyên dương a và b, ta có: $(-a) \cdot(-b)=(+a) \cdot(+b)=a \cdot b$.
  • Tích của hai số nguyên cùng dấu luôn luôn là một số nguyên dương.

Ví dụ 2:

$3.50=150$; $(-3) \cdot(-50)=3 \cdot 50=150 ;$
$(-3) \cdot(-6)=3 \cdot 6=18$

Tính chất phép nhân

Tính chất giao hoán

$$a\cdot b = b \cdot a$$

Chú ý:
$1=1 . \mathrm{a}=\mathrm{a} ;$
$0=0 . \mathrm{a}=0 .$

Cho hai số nguyên $\mathrm{x}, \mathrm{y}$ :
Nếu $\mathrm{x} \cdot \mathrm{y}=0$ thì $\mathrm{x}=0$ hoặc $\mathrm{y}=0$.
Ví dụ 3. Nếu $(\mathrm{a}+1) \cdot(\mathrm{a}-6)=0$ thì
$\mathrm{a}+1=0$ hoặc $\mathrm{a}-6=0 .$
Suy ra $\mathrm{a}=-1$ hoặc $\mathrm{a}=6$.

Tính chất kết hợp 

$$a \cdot (b \cdot c) = (a \cdot b) \cdot c$$

Ví dụ 4.

$(4 \cdot(-3)) \cdot(-2)=4 \cdot ((-3) \cdot(-2))=4 \cdot(3 \cdot 2)=24$

Chú ý: Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân, ta có thể viết tích của nhiều số nguyên:
$$
\text { a } \cdot b \cdot c=a \cdot(b \cdot c)=(a \cdot b) \cdot c
$$

Tính chất phân phối phép nhân đối với phép cộng, phép trừ

$$ a \cdot (b+c) = a \cdot b + a \cdot c$$

$$ a \cdot (b-c) = a \cdot b – a \cdot c$$

Ví dụ 5. 

$(-5) \cdot 18+(-5) \cdot 83+(-5) \cdot(-1)=(-5) \cdot(18+83-1)=(-5) \cdot(100)=-500$

Quan hệ giữa phép chia và phép chia hết trong tập các số nguyên.

Cho $\mathrm{a}, \mathrm{b} \in \mathbb{Z}$ và $\mathrm{b} \neq 0$. Nếu có số nguyên q sao cho $\mathrm{a}=\mathrm{bq}$ thì
– Ta nói a chia hết cho b, kí hiệu là a $\vdots$ b.
– Trong phép chia hết, dấu của thương hai số nguyên cũng giống như dấu của tích.

Ta gọi q là thương của phép chia a cho $\mathrm{b}$, kí hiệu
là $\mathrm{a}: \mathrm{b}=\mathrm{q}$.

Ví dụ 6. Ta có $-12=3 \cdot(-4)$ nên ta nói:
– $-12$ chia hết cho $-4$.
– $-12:(-4)=3$.
– 3 là thương của phép chia $-12$ cho $-4$.

Bội và ước của một số nguyên.

Cho $\mathrm{a}, \mathrm{b} \in \mathbb{Z}$. Nếu a $\vdots \mathrm{b}$ thì ta nói a là bội của $\mathrm{b}$ và $\mathrm{b}$ là ước của $\mathrm{a}$.
Vi du 7: Ta có $(-12) \vdots(-4)$ nên ta nói $-12$ là bội của $-4$ và $-4$ là ước của $-12$.

Bài tập rèn luyện

Bài 1. Tính:
a) $(-3) .7$
b) $(-8) \cdot(-6)$
c) $(+12) \cdot(-20)$
d) $24 .(+50)$.
Bài 2. Tìm tích $213.3$. Từ đó suy ra nhanh kết quả của các tích sau:
a) $(-213) \cdot 3$;
b) $(-3) \cdot 213 ;$
c) $(-3) \cdot(-213)$
Bài 3. Không thực hiện phép tính, hãy so sánh:
a) $(+4) \cdot(-8)$ với 0 ;
b) $(-3) .4$ với 4;
c) $(-5) \cdot(-8)$ với $(+5) \cdot(+8)$
Bài 4. Thực hiện phép tính:
a) $(-3) \cdot(-2) \cdot(-5) \cdot 4$
b) $3 \cdot 2 \cdot(-8) \cdot(-5)$
Bài 5. Một kho lạnh đang ở nhiệt độ $8^{\circ} \mathrm{C}$, một công nhân cần đặt chế độ làm cho nhiệt độ của kho trung bình cứ mỗi phú\operatorname{tg} i ả m ~ đ i ~ $2{ }^{\circ} \mathrm{C}$. Hỏi sau 5 phút nữa nhiệt độ trong kho là bao nhiêu?
Bài 6. Bạn Hồng đang ngồi trên máy bay, bạn ấy thấy màn hình thông báo nhiệt độ bên ngoài máy bay là $-28^{\circ} \mathrm{C}$. Máy bay đang hạ cánh, nhiệt độ bên ngoài trung bình mỗi phút tăng lên $4{ }^{\circ} \mathrm{C}$. Hỏi sau 10 phút nữa nhiệt độ bên ngoài máy bay là bao nhiêu độ $\mathrm{C} ?$
Bài 7. Tìm số nguyên $\mathrm{x}$, biết:
a) $(-24) \cdot \mathrm{x}=-120$;
b) $6 . \mathrm{x}=24$
Bài 8. Tìm hai số nguyên khác nhau a và b thoả mãn a $\vdots$ b và $b \vdots$ a.
Bài 9. Tìm tất cả các ước của các số nguyên sau: $6 ;-1 ; 13 ;-25$.
Bài 10. Tìm ba bội của: $5 ;-5$.
Bài 11. Nhiệt độ đầu tuần tại một trạm nghiên cứu ở Nam Cực là $-25^{\circ} \mathrm{C}$. Sau 7 ngày nhiệt độ tại đây là $-39^{\circ} \mathrm{C}$. Hỏi trung bình mỗi ngày nhiệt độ thay đồi bao nhiêu độ C?
Bài 12. Sau một quý kinh doanh, bác Ba lãi được 60 triệu đồng, còn chú Tư lại lỗ 12 triệu đồng. Em hãy tính xem bình quân trong một tháng mỗi người lãi hay lỗ bao nhiêu tiền.

Cộng trừ hai số nguyên

1.Cộng hai số nguyên cùng dấu

  • – Muốn cộng hai số nguyên dương, ta cộng chúng như cộng hai số tự nhiên.
    – Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.
    – Tổng của hai số nguyên cùng dấu luôn cùng dấu với hai số nguyên đó.

Chú ý. Nếu $a, b$ là các số nguyên dương.

  • $(+a) +(+b) = a+b$
  • $(-a) + (-b) = -(a+b)$.

Ví dụ 1. 

a)  $ (+2) +(+5) = 2+5 = 7$

b) $ (-4) + (-6) = -(4+6) = -10$.

2. Cộng hai số nguyên khác dấu

  • Cộng hai số nguyên đối nhau: $a+(-a) = 0$.

  • Công hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta làm như sau:

  • Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.
  • Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trừ trước kết quả.

Chú ý. Khi cộng hai số nguyên trái dấu:
– Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta có tổng dương.
– Nếu số dương bằng số đối của số âm thì ta có tổng bằng $0 .$
– Nếu số dương bé hơn số đối của số âm thì ta có tổng âm.

Ví dụ 2.

a) $97+(-83)=97-83=14($ vì $97>83)$;
b) $45+(-45)=0$;
c) $22+(-64)=-(64-22)=-42($ vì $64>22$ ).

3. Tính chất của phép cộng các số nguyên

a) Tính chất giao hoán

$$a + b = b+ a$$

b) Tính chất kết hợp

$$ a + (b+c) = (a+b) + c$$

Ví dụ 3. Tính một cách hợp lí:
a) $\mathrm{S}=12+(-91)+188+(-9)+400$
b) $\mathrm{~T}=(-2019)+100+(-81)+2000$

Lời giải

a) $\mathrm{S}=12+(-91)+188+(-9)+400$
$=12+188+400+(-91)+(-9)$ (tính chấ\operatorname{tg} i a o ~ h o á n ~ v à ~ k ế t ~ h ợ p ) ~
$=200+400+(-100)$
$=600-100$
$=500 .$
b) $\mathrm{T}=(-2019)+100+(-81)+2000$
(bỏ dấu ngoặc)
$=(-2019)+(-81)+100+2000 \quad$ (tính chấ\operatorname{tg} i a o ~ h o á n ~ v à ~ k ế t ~ h ợ p ) ~
$=-2100+2100=0$
(tổng hai số đối nhau)

4. Phép trừ hai số nguyên

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên $\mathrm{b}$, ta cộng a với số đối của $\mathrm{b}$.
$$
a-b=a+(-b)
$$

 

Ví dụ 4.

\begin{aligned}
&5:(+5)-(+2)=5+(-2)=5-2=3 \
&1-2=1+(-2)=-(2-1)=-1 ; \
&1-(-2)=1+2=3 ; \
&(-10)-(-12)=(-10)+(12)=12-10=2 .
\end{aligned}

Chú ý
– Cho hai số nguyên a và b. Ta gọi $\mathrm{a}-\mathrm{b}$ là hiệu của a và $\mathrm{b}$ (a được gọi là số bị trừ, $\mathrm{b}$ là số trừ).
– Phép trừ luôn thực hiện được trong tập hợp số nguyên. Như vậy, hiệu của hai số nguyên a và $\mathrm{b}$ là tổng của a và số đối của $\mathrm{b}$.

5. Quy tắc dấu ngoặc

Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:
– có dấu “+”, thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc
$$
+(a+b-c)=a+b-c
$$
– có dấu “-“, thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc
$$
-(a+b-c)=-a-b+c
$$

Bài tập rèn luyện

Bài 1. Thực hiện các phép tính sau:
a) $23+45$;
b) $(-42)+(-54)$;
c) $2025+(-2025)$;
d) $15+(-14)$;
e) $35+(-135)$.
Bài 2. Em hãy dùng số nguyên âm để giải bài toán sau:
Một chiếc tàu ngầm đang ở độ sâu $20 \mathrm{~m}$, tàu tiếp tục lặn xuống thêm $15 \mathrm{~m}$ nữa. Hỏi khi đó, tàu ngầm ở độ sâu là bao nhiêu mét?

Bài 3. Thực hiện các phép tính sau:
a) $6-8$
b) $3-(-9)$
c) $(-5)-10$;
d) $0-7$;
e) $4-0$;
g) $(-2)-(-10)$
Bài 4. Tính nhanh các tổng sau:
a) $\mathrm{S}=(45-3756)+3756$;
b) $\mathrm{S}=(-2021)-(199-2021)$.
Bài 5. Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) $(4+32+6)+(10-36-6)$;
b) $(77+22-65)-(67+12-75)$;
c) $-(-21+43+7)-(11-53-17)$

Lũy thừa của một số tự nhiên

1.Lũy thừa của một số tự nhiên

Lũy thừa bậc $\mathrm{n}$ của a, kí hiệu $\mathrm{a}^{\mathrm{n}}$, là tích của $\mathrm{n}$ thừa số $\mathrm{a}$.
$$
\mathrm{a}^{\mathrm{n}}=\underbrace{\mathrm{a} \cdot \mathrm{a} \ldots \ldots \mathrm{a}}_{\mathrm{n} \text { thừa số a }} \quad(\mathrm{n} \neq 0)
$$

  • Ta đọc $\mathrm{a}^{\mathrm{n}}$ là “a $m \tilde{u} \mathrm{n}$ ” hoặc “a lũy thừa n” hoặc “lũy thừa bậc $\mathrm{n}$ của a”.
  • Số a được gọi là cơ số, n được gọi là số $m \tilde{u}$. Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên luỹ thìa.
  • Đặc biệt, $\mathrm{a}^{2}$ còn được đọc là a bình phương hay bình phương của a và a $^{3}$ còn được đọc là a lập phương hay lập phương của a.
  • Quy ước: $\mathrm{a}^{1}=\mathrm{a}$.

Ví dụ 1. $10^4 = 10 \cdot 10 \cdot 10 \cdot 10$.

2.Tính chất.

a) Khi nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
$$
a^{m} \cdot a^{n}=a^{m+n}
$$

a) Khi chia hai luỹ thừa cùng cơ số (khác 0 ), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.
$$
\mathrm{a}^{\mathrm{m}}: \mathrm{a}^{\mathrm{n}}=\mathrm{a}^{\mathrm{m}-\mathrm{n}}(\mathrm{a} \neq 0 ; \mathrm{m} \geq \mathrm{n})
$$
Quy ước: $\mathrm{a}^{0}=1$.

Ví dụ 2. 

a) $2^{10} = 2^7 \cdot 2^3$.

b) $3^5 = 3^7 : 3^2$.

3.Các ví dụ thực hành

Ví dụ 3. a) Viết các tích sau dưới dạng luỹ thừa:
$$
3.3 .3 ; \quad 6.6 .6 .6 .
$$
b) Phát biểu hoàn thiện các câu sau:
$3^{2}$ còn gọi là “3 …” hay “… của 3”; $5^{3}$ còn gọi là “5 …” hay “… của 5”.
c) Hãy đọc các luỹ thừa sau và chỉ rõ cơ số, số mũ: $3^{10} ; 10^{5}$.

Lời giải

 

 

Ví dụ 4. Viết các tích sau dưới dạng một luỹ thừa:  3^{3} \cdot 3^{4} ; 10^{4} \cdot 10^{3} ; \mathrm{x}^{2} \cdot \mathrm{x}^{5}$.

Lời giải

 

 

Ví dụ 5. a) Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một luỹ thừa.
$11^{7}: 11^{3}$ $11^{7}: 11^{7}$
$7^{2} \cdot 7^{4}$ $7^{2} \cdot 7^{4}: 7^{3}$
b) Cho biết mỗi phép tính sau đúng hay sai.
$$
\begin{array}{ll}
9^{7}: 9^{2}=9^{5} ; & 7^{10}: 7^{2}=7^{5} ; \
2^{11}: 2^{8}=6 ; & 5^{6}: 5^{6}=5 .
\end{array}
$$

Lời giải

 

 

4.Bài tập rèn luyện

Bài 1.(SGK CTST Toán 6 Tập 1 – Trang 18) a) Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một luỹ thừa.
$$
\begin{array}{lll}
5^{7} .5^{5} ; & 9^{5}: 8^{0} ; & 2^{10}: 64.16
\end{array}
$$
b) Viết cấu tạo thập phân của các số $4983 ; 54297 ; 2023$ theo mẫu sau:
$$
4983=4.1000+9.100+8.10+3
$$
$$
=4.10^{3}+9.10^{2}+8.10+3
$$
Bài 2. (SGK CTST Toán 6 Tập 1 – Trang 18)Theo Tổng cục Thống kê, tháng 10 năm 2020 dân số Việt Nam được làm tròn là 98000000 người. Em hãy viết dân số Việt Nam dưới dạng tích của một số với một luỹ thừa của $10 .$

Bài 3. (SGK CTST Toán 6 Tập 1 – Trang 18)Biết rằng khối lượng của Trái Đất khoảng $600 \ldots 00$(21  số  0) tấn, khối lượng của Mặt Trăng khoảng
$7500 \ldots 00$(18 số  0) tấn.
a) Em hãy viết khối lượng Trái Đất và khối lượng Mặt Trăng dưới dạng tích của một số với một luỹ thừa của $10 .$
b) Khối lượng Trái Đất gấp bao nhiêu lần khối lượng Mặt trăng.

Phép cộng trừ số tự nhiên

1.Tính chất của phép cộng và phép nhân

a) Giao hoán

$$a+b = b+a$$

$$a\cdot b = b\cdot a$$

b) Kết hợp

$$a+(b+c) = (a+b)+c$$

$$a\cdot (b\cdot c) = (a\cdot b) \cdot c$$

c) Tính chất phân phối của phép nhân và phép cộng

$$a \cdot (b+c) = a\cdot b + a \cdot c$$

d) Tính chất cộng với 0 và nhân với 1.

$$a + 0 = a$$

$$a \cdot 1 = a$$

2.Phép trừ 

Nếu có số tự nhiên $\mathrm{x}$ thoả mãn $\mathrm{b}+\mathrm{x}=\mathrm{a}$, ta có phép trừ $\mathrm{a}-\mathrm{b}=\mathrm{x}$ và gọi $\mathrm{x}$ là hiệu của phép trừ số $a$ cho số $\mathrm{b}$, $a$ là số bị trừ, $\mathrm{b}$ là số trừ.

Ta cũng có $$ a\cdot (b-c) = a \cdot b – a\cdot c$$

3.Phép chia 

Tương tự với $\mathrm{a}, \mathrm{b}$ là các số tự nhiên, $\mathrm{b} \neq 0$, nếu có số tự nhiên $\mathrm{x}$ thoả $\operatorname{mãn} \mathrm{bx}=\mathrm{a}$, ta có phép chia $\mathrm{a}: \mathrm{b}=\mathrm{x}$ và gọi a là số bị chia, $\mathrm{b}$ là số chia, $\mathrm{x}$ là thương của phép chia số a cho số $\mathrm{b}$.

4.Các ví dụ

Ví dụ 1. Có thể thực hiện phép tính sau như thế nào cho hợp lí?
$$
T=11 \cdot(1+3+7+9)+89 \cdot(1+3+7+9)
$$
Có thể tính nhanh tích của một số với 9 hoăc 99 như sau:
$$
\begin{aligned}
&67.9=67 \cdot(10-1)=670-67=603 \
&346.99=346 \cdot(100-1)=34600-346=34254 .
\end{aligned}
$$
Tính: 1234.9; $1234.99 .$

Giải

Ví dụ 2. Nhóm bạn Lan dự định thực hiện một kế hoạch nhỏ với số tiền cẩn có là 200000 đồng. Hiện tại các bạn đang có 80000 đổng. Các bạn thực hiện gây quỹ thêm bằng cách thu lượm và bán giấy vụn, mỗi tháng được 20000 đổng.
a) Số tiền các bạn còn thiếu là bao nhiêu?
b) Số tiền còn thiếu cần phải thực hiện gây quỹ trong mấy tháng?

Giải

Ví dụ 3. Mẹ có 30 cái bánh muốn chia đều cho 3 anh em, mỗi người có số bánh bằng nhau, hỏi mẹ có chia được không và mỗi người được bao nhiêu cái bánh.

Giải

 

5.Bài tập rèn luyện

Bài 1. (SGK CTST Toán 6 Tập 1 – Trang 15)Tính một cách hợp lí:
a) $2021+2022+2023+2024+2025+2026+2027+2028+2029$;
b) $30.40 .50 .60$
Bài 2. (SGK CTST Toán 6 Tập 1 – Trang 15)Bình được mẹ mua cho 9 quyển vở, 5 cái bút bi và 2 cục tẩy. Giá mỗi quyển vở là 4900 đồng; giá mỗi cái bút bi là 2900 đồng; giá mỗi cục tẩy là 5000 đồng. Mẹ Bình đã mua hết bao nhiêu tiền?

Bài 3. (SGK CTST Toán 6 Tập 1 – Trang 15) Một chiếc đồng hồ đánh chuông theo giờ. Đúng 8 giờ, nó đánh 8 tiếng “boong”; đúng 9 giờ, nó đánh 9 tiếng “boong”, $\ldots$ Từ lúc đúng 8 giờ đến lúc đúng 12 giờ trưa cùng ngày, nó đánh bao nhiêu tiếng “boong”?

Bài 4. Nhà bạn Si có nuôi 20 con thỏ, ba Si làm được 4 cái chuồng để nuôi thỏ, và nhốt các con thỏ này vào chuồng sao cho mỗi chuồng có số thỏ bằng nhau, hỏi ba Si có làm được không và mỗi chuồng nhốt được bao nhiêu thỏ?

Bài 5*. Trong một đợt ôn tập có 15 ngày trước kì thi, ngày thứ nhất bạn Bảo Nguyên làm được 5 bài toán, ngày thứ hai làm được 6 bài toán, cứ tiếp tục như vậy đến ngày thứ 15.

a) Hỏi ngày thứ 15 bạn Bảo Nguyên làm được bao nhiêu bài?

b) Tổng số bài toán bạn Bảo Nguyên làm là bao nhiêu?

Tài liệu tham khảo.

CTST, Toán 6, NXB GD, Trần Nam Dũng (CB)