Author Archives: Hung Nguyen

Phép chia hết – Phép chia có dư

Một lớp học có 40 học sinh sắp hàng vào lớp. Nếu lớp trưởng bảo sắp thành 4 hàng đều nhau thì các học sinh đều biết rằng mỗi hàng là 10 học sinh. Nhưng khi lớp trưởng vào sắp thành 3 hàng thì các bạn học sinh không thể sắp được như thế, nếu sắp mỗi hàng 13 người thì chỉ mới 39, còn dư 1 người. Khi đó người ta nói 40 học sinh có thể chia hết cho 4 và 40 chia 3 dư 1.

Trên đây là một ví dụ cho phép chia hết và phép chia có dư. Và trong thực tế chúng ta sẽ gặp rất nhiều trường hợp phải chia một đại lượng có giá trị nguyên thành nhiều phần, có thể chia đều tương ứng với phép chia hết hoặc không thể chia đều tương ứng với phép có dư.

Định nghĩa 1. Cho hai số nguyên $a$ và $b$ với $(b\neq 0) $. Nếu tồn tại số nguyên $m$ sao cho $ a=bm $ (1), ta nói rằng $a$ chia hết cho $b$ hay $b$ chia hết $a$. Kí hiệu $ a \vdots b $ hay $ b|a $. Ngược lại, nếu không có số nguyên nào thỏa mãn đẳng thức (1) thì ta nói $a$ không chia hết cho $b$.

Ví dụ 1. 6 chia hết cho 3 vì $6 = 3 \times 2$.

Tính chất 2. Cho $a, b, c$ là các số nguyên. Khi đó ta có các tính chất sau:

  1. Nếu $ a \, \vdots \, c, b\, \vdots \,c $ thì $ (a+b)\, \vdots c, (a-b)\,\vdots \,c $
  2. Nếu $ a \,\vdots \,b, b\, \vdots \,c $ thì $ a\,\vdots \,c $
  3. Nếu $ a \vdots b $, thì $ m.a\vdots m.b $ với mọi số nguyên m.
  4. Nếu $ a\,vdots \,c, b\,\vdots \,c $ thì $ (x.a+y.b)\,\vdots \,c $ với mọi số nguyên $x,y$.
  5. Số 0 chia hết cho mọi số nguyên , mọi số nguyên đều chia hết cho số 1 và chính nó.

Định lý 3. Cho $ a $ là số nguyên, $ b $ là số nguyên dương. Chứng minh rằng tồn tại duy nhất số nguyên $ q $ và số nguyên $ r $ thỏa $ 0\leq r\leq b-1 $ và $ a=bq+r. $

Chứng minh

Đặt tập $ S={a-bk , a-bk\geq 0} $ (k nguyên). Trước hết ta chứng minh $ S\neq \varnothing $.

Thật vậy, nếu $ a\geq 0 $ thì $ a=a-b\cdot 0 $, nên $ a\in S $. Nếu a<0, $ a-b\cdot a=a(1-b)\geq 0 $ vì ($ 1-b\leq 0 $). Do đó $ a-ba\in S. $

S là tập khác rỗng các số nguyên không âm nên có phần tử nhỏ nhất.

Đặt $ r=\min S $. Khi đó, có số nguyên q sao cho $ a-bq=r $ hay $ a=bq+r $.

Ta chứng minh $ 0\leq r <b $. Vì $ r\in S $ nên $ r\geq 0 $.

Giả sử $ r\geq b $. Ta có $ a=bq+r=bq+b+r-b=b(q+1)=r-b $

Suy ra $ a-b(q+1)=r-b\geq 0 $, suy ra $ r-b\in S $ và $ r-b<r $ (vô lý và r là số nhỏ nhất của tập hợp S). Vậy r<b.

Tiếp theo ta chứng minh sự duy nhất của bộ số (q,r). Giả sử tồn tại p và t sao cho $ 0\leq t<b, a=b.p+t $. Vì $ bq+r=bp+t $ nên $ t-r=b(q-p) $ chia hết cho b. Mặt khác do $ 0\leq r, t<b, $ suy ra $ 0\leq |t-r|<b .$ Từ đó ta có $ |t-r|=0 $, suy ra $ t=r, p=q. $

Sổ trong định lý 3 được gọi là số dư của a khi chia cho b, q được gọi là thương của phép chia. Vậy một số nguên khi chia cho số nguyên dương k được số k dư là 0,1,2,…,k-1. Từ đó, một số nguyên a bất kì có thể được biểu diến thành 1 trong các dạng sau: $ kq, kq+1, kq+2, …,kq+(k-1) $. Sự biểu diễn một số nguyên thành các dạng như trên sẽ rất hiệu quả khi ta giải các bài toán số học.

Hệ quả 4. Hai số nguyên $a,b$ khi chia cho $m$ có cùng số dư khi và chỉ khi $a-b$ chia hết cho $m$.

Chứng minh

Nếu $a,b$ có cùng số dư $r$ khi chia cho $m$, khi đó hai số nguyên $k,l$ thỏa mãn $ a=mk+r, b=ml+r $.

Suy ra $ a-b=m(k-l) $ chia hết cho $m$.

Cho $ a-b $ chia hết cho m, khi đó $ a-b=mp $. Giả sử số dư của a chia cho m là r. Khi đó $ a=mq+r $.

Suy ra $ b=a-(a-b)=mq+r-mp=m(q-p)+r $. Do đó số dư của b khi chia cho m cũng bằng $r$.

Ví dụ 2. Bình phương của một số nguyên khi chia cho 3 được các số dư nào?

Lời giải

Cho số nguyên $a$. Khi $a$ chia cho 3 có các số dư là 0, 1, 2. Do đó $a$ có thể có dạng $3k, 3k+1, 3k+2$.

TH1: Nếu $a=3k$, suy ra $ a^2=9k^2 $ chia hết cho 3.

TH2: Nếu $a=3k+1$, suy ra $ a^2=9k^2+6k+1 $ chia 3 dư 1.

TH3: Nếu $a=3k+2$, suy ra $ a^2=9k^2-6k+1 $ chia 3 dư 1.

Vậy bình phương một số nguyên khi chia cho 3 thì số dư là 0 hoặc 1.\\

Dấu hiệu chia hết. 

Biểu diễn thập phân của số tự nhiên. Nếu số tự nhiên a có biểu diễn thập phân là $ A=\overline{a_1a_2…a_n} $ trong đó $ 1\leq a_1\leq 9, 0\leq a_i\leq 9 $ với $ i=2,3…,n $
Thì $ A=\overline{a_1a_2…a_n}=a_1.10^{n-1}+a_2.10^{n-2}+…+a_{n-1}.10+a_n $.

Định lý 5.

  • Một số chia hết cho 2, 5 nếu chữ số tận cùng chia hết cho 2,5.
  • Một số chia hết cho 4, 25 nếu số tạo bởi hai chữ só tận cùng chia hết cho 4.
  • Một số chia hết cho 8, 125 nếu số tạo bởi ba chữ só tận cùng chia hết cho 8 , 125.\\
Chứng minh

Cho số tự nhiên A, giả sử A có biểu diễn thập phân là $ A=\overline{a_1a_2…a_n} $

Ta có $ A=\overline{a_1a_2…a_n}=a_1.10^{n-1}+a_2.10^{n-2}+…+a_{n-1}.10+a_n $
\begin{enumerate}
\item [a)] Vì $ a_i.10^{n-i} \vdots 2 $ với i=1,2,…,n-1. Suy ra $ A\vdots 2 \Leftrightarrow a_n\vdots2 $

Tương tự ta cũng có $ A\vdots5 \Leftrightarrow a_n\vdots5 $

\item [b)] Vì $ a_i.10^{n-i} \vdots 4 $ với i=1,2,…,n-2. Suy ra $ A\vdots 4 \Leftrightarrow a_{n-1}.10+a_n\vdots 4 $ hay $ \overline{a_{n-1a_n}}\vdots 4 $. Tương tự ta cũng có $ A\vdots25 \Leftrightarrow \overline{a_{n-1}a_n}\vdots 25 $.
\item [c)] Tương tự như trên.

Định lý 6.

  • Một số tự nhiên chia hết cho 3 khi và chỉ khi tổng các chữ số chia hết cho 3.
  • Một số tự nhiên chia hết cho 9 khi và chỉ khi tổng các chữ số chia hết cho 9.
Chứng minh

a) Xét số tự nhiên $ A=\overline{a_1a_2…a_n}=a_1.10^{n-1}+a_2.10^{n-2}+…+a_{n-1}.10+a_n $

Khi đó $ A-(a_1+a_2+…+a_n)=a_1.(10^{n-1}-1)+a_2.(10^{n-2}-1)+…+a_{n-1}.(10-1)+a_n-a_n $

Ta có $ 10^i-1\vdots3, \forall i=\overline{1,n-1} $, suy ra $ A-(a_1+a_2+…+a_n)\vdots3 $

Do đó $ A\vdots3 \Leftrightarrow (a_1+a_2+…+a_n)\vdots3 $
Chứng minh tương tự cho câu b.

Ví dụ 3. Tìm các số $ A=\overline{3xy4} $ chia hết cho 36.

Lời giải. Ta có A chia hết cho 36 nên chia hết cho 4 và 9.

Do đó $ \overline{y4}\vdots 4\Rightarrow y=0,2,4,6,8 $

Và $ 3+x+y+4 $ chia hết cho 9 và $ 0\leq x +y\leq 18$, suy ra $ x+y=2,11. $

Lập bảng các trường hợp và tìm được các số thỏa đề bài: 3024, 3204, 3924, 3744, 3564, 3384.

Bài tập.

Nếu không có giả thiết gì thêm, ta xét các bài toán trong tập số nguyên.

Bài 1. Chứng minh nếu $ a>0, b>0, a\vdots b, b\vdots a $ thì $a=b$.

Bài 2. Chứng minh nếu $ a\vdots b, c\vdots d $ thì $ ac \vdots bd $

Bài 3. rong các khẳng định sau, cái nào đúng, cái nào sai (nếu đúng thì chứng minh, sai thì cho một ví dụ)
a) Nếu $ bc \vdots a $ thì $ b \vdots a $ hoặc $ c\vdots a $
b) Nếu $ (b+c)\vdots a $ thì $ b \vdots a $ hoặc $ c\vdots a $
c) Nếu $ b^2\vdots a^3 $ thì $ b\vdots a $
d) Nếu $ c\vdots a^2 $ và $ c\vdots b^2 $ và $ a^2\leq b^2 $ thì $ b\vdots a $.

Bài 4. Chứng minh rằng trong hai số tự nhiên liên tiếp có một số chia hết cho 2.
a) Trong $n$ số tự nhiên liên tiếp có một số chia hết cho $n$.
b) Chứng minh rằng tích hai số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 2, tích $n$ số tự nhiên liên tiếp chia hết cho $n$.

Bài 5. Chứng minh rằng tích hai số chẵn liên tiếp chia hết cho 8 (Số chẵn là số chia hết cho 2, số không chia hết cho 2 được gọi là số lẻ)

Bài 6. Chứng minh rằng nếu n lẻ thì $ n^2-1 $ chia hết cho 8.
Bài 7. Cho a, b là các số nguyên. Chứng minh rằng
a) $ a^n-b^n $ chia hết cho a-b với mọi số tự nhiên n.
b) $ a^n+b^n $ chia hết cho a+b với mọi số tự nhiên n lẻ.

Bài 8. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n thì $ 5^{2n}+7 $ chia hết cho 8.
Bài 9. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n thì $ 3^{2n+1}+2^{n+2} $ chia hết cho 7.
Bài 10. Chứng minh rằng nếu $ a^2+b^2 $ chia hết cho 3 thì a và b đều chia hết cho 3.
Bài 11. Cho n+1 số nguyên phân biệt. Chứng minh rằng có hai số sao cho hiệu của chúng chia hết cho n.
Bài 12. Chứng minh rằng nếu $ \overline{abc} $ là bội của 37 thì $ \overline{bca} $ cũng là bội của 37.
Bài 13. Tìm các số x,y thỏa $ \overline{2x7y5} $ chia hết cho 75.
Bài 14. Chứng minh rằng tồn tại một số tự nhiên khi biểu diễn thập phân chỉ toàn chữ số 1 và chia hết cho 2011.

Bài 1. Chứng minh nếu $a>0, b>0, a \vdots b, b \vdots a$ thì $a=b$.

Hướng dẫn giải

$a \vdots b $ suy ra $a=bk$ với $k \in \mathbb{N^*}$ (vì $a>0$)
$b \vdots a $ suy ra $b=at$ với $t \in \mathbb{N^*}$ (vì $b>0$)
Khi đó, $a=bk=atk$.
Suy ra, $tk=1$ (vì $a>0$ nên có thể chia hai vế cho $a$).
Khi đó, $t=k=1$.
Vậy $a=b$ (đpcm)

Bài 2. Chứng minh nếu $a: b, c: d$ thì $a c: b d$

Hướng dẫn giải

$a: b$, suy ra $a=b k$ với $k \in \mathbb{Z}$
$c: d$, suy ra $c=d t$ với $t \in \mathbb{Z}$
Khi đó, $a c=b k d t=(b d) t k$
Đặt $m=t k$ với $m \in \mathbb{Z}$ (vì $t, k \in \mathbb{Z})$
Khi đó, $(a c)=(b d) . m$ với $m \in \mathbb{Z}$.
Vậy tồn tại $m \in \mathbb{Z}$ sao cho ac:bd

Bài 3. Trong các khẳng định sau, cái nào đúng, cái nào sai (nếu đúng thì chứng minh, sai thì cho một ví dụ)
(a) Nếu bc:a thì $b: a$ hoặc $c: a$
(b) Nếu $(b+c) \vdots: a$ thì $b: a$ hoặc $c: a$
(c) Nếu $c: a^2$ và $c: b^2$ và $a^2 \leq b^2$ thì $b: a$.

Hướng dẫn giải

(a) $4.5 = 20 \vdots 10 $ nhưng $4 \not\vdots 10$ và $5 \not\vdots 10$

(b) $4+5=9 \vdots 3$ nhưng $4 \not\vdots 3$ và $5 \not\vdots 3$

(c) $c\vdots a^2 \Rightarrow c=a^2k$ ($k \in \mathbb{Z}$) và $c \vdots b^2 \Rightarrow c=b^2t$ ($t \in \mathbb{Z}$)
Suy ra $a^2k=b^2t$
Trường hợp 1: $a^2=b^2$ thì $a=b$
Khi đó, $b\vdots a$.
Trường hợp 2: $a^2<b^2$ mà ta lại có $a^2k=b^2t$
Khi đó, $k=t \Rightarrow k \vdots t$.
Có $a^2k=b^2t \Rightarrow b^2=a^2\dfrac{k}{t}=a^2.m$ với $m$ là số nguyên (vì $k \vdots t$)
Khi đó, $b^2 \vdots a^2 \Rightarrow b \vdots a$
Vậy ta có đpcm.

Bài 4. Chứng minh rằng
(a) Trong hai số tự nhiên liên tiếp có một số chia hết cho 2.
(b) Trong $n$ số tự nhiên liên tiếp có một số chia hết cho $n$.
(c) Chứng minh rằng tích hai số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 2 , tích $n$ số tự nhiên liên tiếp chia hết cho $n$.

Hướng dẫn giải

(a) Trong hai số tự nhiên liên tiếp thì có một số là số chẵn, một số là số lẻ.
Gọi $a$ và $a+1$ là hai số tự nhiên liên tiếp.
Nếu $a$ là số chẵn. Suy ra $a$ có dạng $a=2k \vdots 2$\ Khi đó, tồn tại $a$ chia hết cho 2.
Nếu $a$ là số lẻ. Suy ra $a$ có dạng $a=2k+1$.
$a+1=2k+2 \vdots 2$ (vì $2k \vdots 2 $ nên $2k+2 \vdots 2$)
Khi đó, tồn tại $a+1$ chia hết cho 2.
Vậy ta có đpcm.

(b) Giả sử trong $n$ số tự nhiên liên tiếp, không có số nào chia hết cho $n$.
Đặt $n$ số tự nhiên liên tiếp có dạng như sau:
$k+1$, $k+2$, $k+3$,…, $k+n$ với $k \vdots n$.
Trong dãy từ $k+1$ đến $k+n$, ta thấy $k+n \vdots n$ (vì $k \vdots n$ thì $k+n \vdots n$).
Điều này mâu thuẫn với giả sử.
Vậy ta có đpcm.

(c) Vì trong hai số tự nhiên liên tiếp tồn tại một số chia hết cho 2 nên tích của hai số sẽ chia hết cho 2. (đpcm)
Vì trong $n$ số tự nhiên liên tiếp tồn tại một số chia hết cho $n$ nên tích của $n$ số tự nhiên liên tiếp sẽ chia hết cho $n$. (đpcm)

Bài 5. Chứng minh rằng tích hai số chẵn liên tiếp chia hết cho 8 (Số chẵn là số chia hết cho 2 , số không chia hết cho 2 được gọi là số lẻ)

Hướng dẫn giải

Tích hai số chia hết cho 8 là hai số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 4 . Gọi $a$ và $a+2$ là hai số chẵn liên tiếp.
$ a=2 k \text { và } a+2=2 k+2 \text { suy ra } a \cdot(a+2)=2 k(2 k+2) \vdots 2 \cdot(1)$
$a=2 k \text { và } a+2=2 k+2 \text { suy ra } a \cdot(a+2)=2 k(2 k+2)=4 k(k+1) \vdots 4 .(2)$
Từ (1) và (2), ta có đpcm.

Bài 6. Chứng minh rằng nếu n lẻ thì $n^2-1$ chia hết cho 8 .

Hướng dẫn giải

$n$ lẻ suy ra $n=2 k+1$ với $k \in \mathbb{Z}$.
Khi đó, $n^2-1=(2 k+1)^2=4 k^2+4 k=2\left(2 k^2+2 k\right) \vdots 2$.

$$
n^2-1=(2 k+1)^2=4 k^2+4 k=4\left(k^2+k\right) \vdots 4
$$

Vậy $n^2-1 \vdots 8($ dpcm $)$.

Bài 7.

Cho a, b là các số nguyên. Chứng minh rằng

a) $a^n-b^n$ chia hết cho $a-b$ với mọi số tự nhiên n .
b) $a^n+b^n$ chia hết cho $\mathrm{a}+\mathrm{b}$ với mọi số tự nhiên n lẻ.

Hướng dẫn giải

$n=1$, suy ra $(a-b) \vdots (a-b)$
Giả sử $n=k$ sao cho $(a^k-b^k) \vdots (a-b)$
Ta chứng minh $n=k+1$ sao cho $(a^{k+1}-b^{k+1}) \vdots (a-b)$
Có: $a^{k+1}-b^{k+1}=a^k.a-b^k.b=a^k.a-b^k.b-a^kb+a^kb=a^k(a-b)+b(a^k-b^k)$
Nhận thấy, $a^k(a-b) \vdots (a-b)$ và $b(a^k-b^k) \vdots (a-b)$
Khi đó, $a^{k+1}-b^{k+1} \vdots (a-b)$
Vậy ta có đpcm.

$n=1$, suy ra $(a+b) \vdots (a+b).$
Giả sử $n=2k+1$ sao cho $a^{2k+1}-b^{2k+1} \vdots (a+b)$

Ta chứng minh $n=2k+3$ sao cho $(a^{2k+3}-b^{2k+3}) \vdots (a+b)$
$(a^{2k+3}-b^{2k+3}) = a^{2k+1}.a-b^{2k+1}.b+a^{2k+1}b-a^{2k+1}b=a^{2k+1}(a+b)-b(a^{2k+1}+b^{2k+1}) $
Nhận thấy, $a^{2k+1}(a+b) \vdots (a+b)$ và $b(a^{2k+1}-b^{2k+1}) \vdots (a+b)$\
Khi đó, $a^{2k+3}+b^{2k+3} \vdots (a+b)$
Vậy ta có đpcm.

Bài 8. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên $n$ thì $5^{2 n}+7$ chia hết cho 8 .

Hướng dẫn giải

$n=0$, suy ra $5^0+7=1+7=8 \vdots 8$.
Giả sử $n=k$ sao cho $(5^{2k}+7) \vdots 8$.
Ta cần chứng minh $n=k+1$ sao cho $(5^{2(k+1)}+7) \vdots 8$.
$5^{2(k+1)}+7=5^{2k}.5^2+7$.
Nhận thấy, $5^{2k}.5^2$ chia 8 dư 1 (vì $5^2$ chia 8 dư 1) nên $1.5^{2k}+7$ chia hết cho 8 (do giả sử).
Vậy ta có đpcm.

Bài 9. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên $n$ thì $3^{2 n+1}+2^{n+2}$ chia hết cho 7

Hướng dẫn giải

$n=0$, suy ra $3+2^2=7 \vdots 7$.
Giả sử $n=k$ sao cho $(3^{2k+1}+2^{n+2}) \vdots 7 \Rightarrow 3.3^{2k}+4.2^k \vdots 7$.
Ta cần chứng minh $n=k+1$ sao cho $(3^{2(k+1)+1}+2^{(k+1)+2}) \vdots 7$.
$3^{2(k+1)+1}+2^{(k+1)+2}= 3^{2k+3}+2^{k+3} = 3^{2k}.3^3+2^k.2^3=9(3.3^{2k}+4.2^k)-9.4.2^k+2^k.2^3\ = 9(3.3^{2k}+4.2^k)-28.2^k$.
Vì $3.3^{2k}+4.2^k \vdots 7$ và $28.2^k \vdots 7$
Vậy ta có đpcm.

Bài 10. Chứng minh rằng nếu $a^2+b^2$ chia hết cho 3 thì a và b đều chia hết cho 3

Hướng dẫn giải

Giả sử $a$ hoặc $b$ không chia hết cho 3.
\textbf{Trường hợp 1: Khi một trong hai số $a$ hoặc $b$ không chia hết cho 3}

$a=3k+1$ và $b=3t$
$a^2$ chia 3 dư 1 (vì $a$ chia 3 dư 1 nên $a^2$ chia 3 dư $1^2$)
$b^2$ chia hết cho 3.
Khi đó, $a^2+b^2$ chia 3 dư 1.
Dẫn đến điều mâu thuẫn là $a^2+b^2$ chia hết cho 3.

Làm tương tự cho trường hợp $a=3k+2$ và $b=3t$, ta được $a^2+b^2$ chia 3 dư 1.
Điều này vẫn đúng với $a=3k$ và $b=3t+1$, $a=3k$ và $b=3t+2$
\textbf{Trường hợp 2: Khi cả hai số $a$ và $b$ không chia hết cho 3}
$a=3k+1$ và $b=3t+1$.
$a^2$ chia 3 dư 1 và $b^2$ chia 3 dư 1.
Suy ra $a^2+b^2$ chia 3 dư 2.

$a=3k+1$ và $b=3t+2$
$a^2$ chia 3 dư 1 và $b^2$ chia 3 dư 1.
Suy ra, $a^2+b^2$ chia 3 dư 2.
Điều này vẫn đúng khi $a=3k+2$ và $b=3t+1$.

$a=3k+2$ và $b=3t+2$
$a^2$ chia 3 dư 1 và $b^2$ chia 3 dư 1.
Suy ra $a^2+b^2$ chia 3 dư 2.
Dẫn đến điều mâu thuẫn với $a^2+b^2$ chia hết cho 3.
Từ hai trường hợp trên ta có đpcm.

Bài 11. Cho $n+1$ số nguyên phân biệt. Chứng minh rằng có hai số sao cho hiệu của chúng chia hết cho $n$.

Hướng dẫn giải

Giả sử không có hai số nào sao cho hiệu chia hết cho $n$.
Từ $1$ đến $n+1$ số nguyên phân biệt, khi chia cho $n$ sẽ có số dư từ $0$ đến $n-1$.
Ta có $n+1$ số nguyên và có $n$ số dư.
Theo nguyên lý Dirichlet, tồn tại ít nhất 2 số nguyên có cùng số dư.
\textbf{Ta chứng minh:} Hai số nguyên khi chia cho $n$ có cùng số dư nên hiệu hai số chia hết $n$.
$a$ chia $n$ dư r và $b$ chia $n$ dư r.
Suy ra, $a$ và $b$ có dạng như sau: $a=nq_1+r$ và $b=nq_2+r$.
$a-b=n(q_1-q_2) \vdots n$
Khi đó, $a-b$ chia hết cho $n$.
Điều này dẫn đến, tồn tại ít nhất hai số nguyên khi chia cho $n$ có cùng số dư nên cũng tồn tại ít nhất một hiệu hai số chia hết cho $n$.
Vậy ta có đpcm.

Bài 12. Chứng minh rằng nếu $\overline{a b c}$ là bội của 37 thì $\overline{b c a}$ cũng là bội của 37 .

Hướng dẫn giải

Ta cần chứng mình $\overline{a b c}$ chia hết cho 37 thì $\overline{b c a}$ cũng chia hết cho 37.
$\overline{a b c}=100a+10b+c$ chia hết cho 37 $\Rightarrow 26a+10b+c$ chia hết cho 37 \(vì 100a chia 37 dư 27, 10b chia 37 dư 10 và c chia 37 dư 1).
$\overline{b c a}=100b+10c+a=10(10b+c+26a)-10.26a+a=10(10b+c+26a)-259a$.
Vì $10(10b+c+26a) \vdots 37$ và $259a \vdots 37$
Vậy ta có đpcm.

Bài 13. Tìm các số x,y thỏa $\overline{2 x 7 y 5}$ chia hết cho 75 .

Hướng dẫn giải

Để $\overline{2 x 7 y 5}$ chia hết cho $75$ khi $\overline{2 x 7 y 5}$ chia hết cho 3 và 25.
Một số chia hết cho $25$ khi số có hai chữ số tận cùng chia hết cho $25$.\ Hai chữ số tận cùng có thể là $00, 25, 50, 75$.
Vì giả thiết cho chữ số cuối là $5$ nên $y$ chỉ có thể là $2$ và $7$.\
Dấu hiệu một số chia hết cho $3$ là số có tổng các chữ số chia hết cho 3.
\textbf{Trường hợp 1:} $y=2$
$2+x+7+2+5=16+x$. Khi đó, $x$ chỉ có thể là $x \in {2;5;8}$
\textbf{Trường hợp 2:} $y=7$
$2+x+7+7+5=21+x$. Khi đó, $x$ chỉ có thể là $x \in {0;6;9}$.
Vậy các số cần tìm là $22725,25725,28725,20775,26775,29775$

Bài 14. Chứng minh rằng tồn tại một số tự nhiên khi biểu diễn thập phân chỉ toàn chữ số 1 và chia hết cho 2011.

Hướng dẫn giải

Chọn dãy số gồm 2012 số có dạng $1 ; 11 ; 111 ; 1111 ; \ldots ; 111 \ldots 111$ (2012 số 1)
Theo nguyên lý Dirichlet tồn tại ít nhất 2 số có cùng số dư khi chia cho 2011.
Đặt hai số có cùng số dư khi chia cho 2011 là $A=\underbrace{111 \ldots 11} _{n \text {số} 1}$ và $B=\underbrace{111 \ldots 111}_{k \text {số} 1}$ với $n>k$
$ A-B=\underbrace{111 \ldots 11} _{n \text {số} 1}-\underbrace{111 \ldots 111}_{k \text {số} 1} = \underbrace{111 \ldots 11} _{n-k \text {số} 1} \underbrace{000 \ldots 000} _{k \text {số} 0}=\underbrace{111 \ldots 111} _{n -k\text {số} 1}\cdot 10^k$

$A-B$ chia hết cho 2011 (vì hai số khi chia cho $n$ có cùng số dư nên hiệu hai số đó cũng chia hết cho n)
Mà $10^k$ không chia hết cho 2011
Khi đó, $\underbrace{111 \ldots 111} _{n -k\text {số} 1}$ chia hết cho 2011
Vậy tồn tại một số tự nhiên là $\underbrace{111 \ldots 111} _{n -k\text {số} 1}$ thoả yêu cầu bài toán.

Mở đầu về lý thuyết đồ thị (P1)

Đây là phần mở đầu cho một loạt bài viết về lý thuyết đồ thị và ứng dụng trong việc giải các bài toán thuộc chương trình THPT chuyên. Các chủ đề được cấu trúc như sau:

1/ Các khái niệm cơ bản: đỉnh, cạnh, bậc, đường đi, liên thông, chu trình…

2/ Cây, đường đi Euler, đường đi Hamilton.

3/ Cực trị đồ thị. Định lý Turan.

4/ Các vấn đề về cặp ghép. Định lý Hall và biến thể.

5/ Một số vấn đề khác và bài toán bổ sung.

Phần 1,2 cần đặc biệt quan tâm, vì đó là những phần căn bản đồng thời hỗ trợ rất nhiều về suy luận; trong các bài toán khó, những định lý sẵn có tỏ ra kém tác dụng. Học sinh cần đọc kỹ lý thuyết để hiểu rõ các ý tưởng và kỹ thuật chứng minh.

I. Mở đầu

Lúc còn học cấp 2, thầy giáo dạy toán đố tôi một câu như sau:

“Trong thành phố có 3 khu dân cư và 3 nhà máy. Người ta muốn xây dựng đường từ mỗi khu đến mỗi nhà máy sao cho hai con đường bất kỳ không cắt nhau. Em vẽ hình thử xem được không ?”

Nghe thì rất dễ dàng, nhưng khi vẽ thì không cách nào thực hiện được, dù tôi đã thử “uốn lượn” những con đường (bạn hãy thử xem !) Một cảm giác vừa kỳ lạ, vừa thích thú khi không chứng minh được những gì thấy ngay trước mắt.

Có một bài toán khác về “đường đi”, nhưng nguồn gốc rõ ràng hơn, như sau: ở thế kỷ 18, tại vương quốc Phổ, thành phố Königsberg có bảy cây cầu nối giữa các phần khác nhau. Khi dẫn người ngoại quốc du lịch, người dân thấy rằng thế nào cũng phải đi qua một cây cầu nào đó ít nhất hai lần. Vậy liệu có đường đi nào để tham quan được toàn bộ thành phố, đi qua toàn bộ các cây cầu chỉ một lần duy nhất hay không ?

Cả hai vấn đề đều rất “hình học”, nhưng khó có thể giải quyết bằng hình học thông thường.  Để giải quyết, ta cần một công cụ mới: lý thuyết đồ thị.

II. Các định nghĩa cơ bản

Ta bắt đầu bằng một định nghĩa tương đối hình thức nhưng chính xác.

Định nghĩa 1: Một bộ $G=(V,E)$ gồm hai tập hợp $V, E$ được gọi là một đồ thị hữu hạn (finite graph) nếu:

  • $V$ và $E$ là hai tập hợp hữu hạn.
  • Cho mỗi phần tử $e\in E$, tồn tại hai phần tử $x,y\in V$ sao cho ta có tương ứng $e=(x,y)$ hoặc $e=\{x,y\}$. Với $e=(x,y)$ hay $e=\{x,y\}$, ta gọi $e$ là cạnh (edge) của $G$ và $x,y$ là đỉnh (vertex) của cạnh $e$. Hai tương ứng trên cho biết cạnh $e$ là có hướng (từ $x$ đến $y$) hay vô hướng.

Với định nghĩa trên, giữa hai đỉnh của một đồ thị có thể xuất hiện rất nhiều cạnh, hoặc có thể tồn tại một cạnh mà hai đầu mút cùng là một đỉnh. Hơn nữa, tuỳ vào ý muốn, ta có thể phân biệt điểm đầu – điểm cuối của một cạnh hoặc không.

Định nghĩa 2: Một đồ thị gồm tất cả các cạnh vô hướng được gọi là một đồ thị vô hướng (undirected graph). Ngược lại, nếu tất cả các cạnh đều có hướng, ta gọi là đồ thị có hướng (directed graph). Đồ thị gồm cả cạnh vô hướng và có hướng được gọi là đồ thị hỗn hợp (mixed graph).

Định nghĩa 3: Một cạnh nối một đỉnh với chính nó được gọi là khuyên (loop).

Định nghĩa 4: Một đồ thị $G$ được gọi là đồ thị đơn (simple graph) nếu như $G$ không chứa khuyên và giữa hai đỉnh bất kỳ có không quá một cạnh nối. Ngược lại, nếu $G$ chứa khuyên hoặc tồn tại hai đỉnh của $G$ mà có ít nhất hai cạnh nối giữa chúng, ta gọi $G$ là đồ thị kép (multigraph).

Để tránh việc quá trừu tượng, nhu cầu biểu diễn đồ thị một cách trực quan nảy sinh rất tự nhiên. Ta thường biểu diễn đồ thị trên mặt phẳng như sau: các đỉnh được biểu diễn bởi các điểm (thường được tô đậm cho dễ thấy), còn các cạnh được biểu diễn bởi các đoạn thẳng (hoặc tổng quát hơn là đường liên tục) giữa các điểm tô đậm. Các cạnh có hướng được định hướng bằng mũi tên.

Dưới đây là một ví dụ minh họa:

Ta sẽ nhắc đến vấn đề biểu diễn đồ thị một cách chi tiết hơn ở các phần sau.

Khi tìm hiểu về đồ thị, dĩ nhiên ta quan tâm đến cấu trúc và các mối liên hệ của đỉnh – cạnh. Một số khái niệm và mối liên hệ cơ bản về các đối tượng đó được trình bày ở phần tiếp theo như sau:

Định nghĩa 5: Với đồ thị $G$, nếu $u$ là cạnh có hai đỉnh là $x,y$, ta nói rằng cạnh $u$ kề (incident) với hai đỉnh $x,y$. Ta cũng nói rằng $x,y$ là hai đỉnh kề nhau.

Định nghĩa 6: Với đồ thị $G$, bậc (degree) của đỉnh $v$ là tổng của số cạnh kề $v$ và hai lần số khuyên có đỉnh là $v$. Ta ký hiệu bậc của $v$ trong $G$ bởi $d_G(v)$. Nếu không xảy ra nhầm lẫn, ta có thể viết là $d(v)$ hay $\deg(v)$.

Có thể hình dung trực quan qua biểu diễn đồ thị như sau: nếu xem mỗi cạnh là một sợi dây, số “đầu dây” “cắm” vào đỉnh $u$ chính là bậc của $u$. Bạn đọc hãy chứng minh các kết quả sau:

Định lý 1: Cho đồ thị $G(V,E)$. Khi đó $\sum_{v\in V}deg(v)=2|E|$. Từ đó trong một đồ thị bất kỳ, số đỉnh có bậc lẻ luôn là số chẵn.

Định lý 2: Nếu $G$ là đồ thị đơn có hướng, gọi $\deg^+(v)$ và $\deg^-(v)$ lần lượt là số cạnh xuất phát và kết thúc tại $v$. Khi đó $\deg^+(v)+\deg^-(v)=\deg(v)$.

Với đồ thị $G(V,E)$, ký hiệu bậc lớn nhất của $G$ là $\Delta(G)=\max \{\deg(v)\mid v\in V\}$ và bậc nhỏ nhất của $G$ là $\delta(G)=\min \{\deg(v)\mid v\in V\}$.

Định nghĩa 7: Một đỉnh được gọi là đỉnh cô lập (isolated vertex) nếu như có bậc bằng 0, và được gọi là đỉnh treo (pendant vertex / leaf vertex) nếu có bậc bằng $1$.

(còn tiếp phần 2)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề thi thử vào lớp 10 PTNK – Đề toán chung – Lần 2

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 PTN – NĂM 2020

Môn: Toán chung

THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT

Bài 1. (1.5 điểm)

a) Cho $a > 0, b \geq 0$ và $a \neq b$.

Đặt $A = \dfrac{\sqrt{a}}{a+b-2\sqrt{ab}} – \dfrac{\sqrt{b}}{a-b} ; \ B = a^2\sqrt{a}+b^2\sqrt{b}-a^2\sqrt{b}-b^2\sqrt{a}$.

Biết $AB = \dfrac{9}{2}ab$. Tính $\dfrac{b}{a}$.

b) Cho $x = \sqrt{2} + \sqrt{3}$. Chứng minh $x^4-10x^2+1 = 0$.

Bài 2. (2 điểm) Giải các phương trình và hệ phương trình sau:
a) $x+\dfrac{2x-6}{\sqrt{x-3}} = 6$
b) $\left\{\begin{array}{c} x(|x|+y) = 5|x|\\x^2+y^2+3xy=55 \end{array} \right.$

Bài 3. (1.5 điểm) Cho phương trình $\dfrac{(x-2)(x^2 – 4x – m)}{\sqrt{x}} = 0$.
a) Giải phương trình khi $m = 1$.
b) Tìm $m$ để phương trình có ba nghiệm phân biệt $x_1, x_2, x_3$.
c) Với điều kiện câu b, giả sử $x_1 < x_2 < x_3$.Tìm $m$ để $x_1^2 + 2x_2^2 + x_3^2 = 18$.

Bài 4. (2 điểm)

a) Thầy Vũ có một mảnh vườn hình thoi, độ dài đường chéo nhỏ bằng độ dài cạnh và bằng 30m. Người ta làm một con đường song song với đường chéo nhỏ ngang qua ngang mảnh đất và diện tích còn lại của mảnh đất là hai tam giác đều như hình vẽ có cạnh là 20m. Hỏi diện tích đất được đền bù so với phần còn lại thì nhiều hơn hay ít hơn? Giá mỗi mét vuông đất được đền bù là 1 triệu đồng và giá mỗi mét vuông đất còn lại là 10 triệu đồng và thầy Vũ muốn bán luôn để mua một căn chung cư 4 tỷ đồng thì có đủ tiền không? Tại sao?

b) Bình và An cùng chạy một đoạn đường dài 10 km. Họ xuất phát cùng một nơi, chạy lên ngọn đồi dài 5 km và trở lại điểm xuất phát bằng cùng một tuyến đường. An chạy trước Bình 10 phút và chạy lên đồi với vận tốc 15 km/h rồi xuống đồi với vận tốc 20 km/h. Còn Bình lên đồi với vận tốc 16 km/h rồi xuống đồi với vận tốc 22 km/h. Hỏi lúc họ gặp nhau theo hướng ngược lại thì họ cách đỉnh đồi bao xa?

Bài 5. (3 điểm) Cho tam giác $ABC$ có $\angle ABC = \angle ACB = 30^\circ$ nội tiếp đường tròn tâm $O$ bán kính $R$. Tiếp tuyến tại $A$ và $B$ của $O$ cắt nhau tại $D$. $CD$ cắt $OA$ tại $E$ và cắt $(O)$ tại $F$ khác $C$.

a) Tính $AB, AD$ theo $R$.

b) Tính $CD$ và chứng minh $OBFE$ nội tiếp.

c) $OA$ cắt $BD$ tại $K$. Tính góc $\angle DFK$ và chứng minh $KF$ qua trung điểm cạnh $AB$.

HẾT

ĐÁP ÁN -> PTNK_KC_2020_MOCK2

Bài làm gửi về email:

  • hocthemstar20192020@gmail.com
  • Bản scan -> pdf (không để các file hình rời rạc)
  • Ghi đầy đủ họ tên lớp, trường.
  • Đáp án sẽ post sau một thời gian.
  • Bạn nào nộp bài trễ vẫn được nhận nhé.

Phương trình tổng quát của đường thẳng

Phương trình tổng quát của đường thẳng

Véctơ pháp tuyến. Vectơ $\overrightarrow{n} \neq \overrightarrow{0}$ có giá vuông góc với đường thẳng $\Delta$ gọi là vectơ pháp tuyến của đường thẳng $\Delta$.

Chú ý. 

    • Các vectơ pháp tuyến của cùng một đường thẳng thì cùng phương.
    • Hai đường thẳng song song thì vectơ phát tuyến cùng phương.
    • Hai đường thẳng vuông góc thì vectơ pháp tuyến vuông góc.

Định lý. Trong mặt phẳng tọa độ cho điểm $I(x_\circ;y_\circ)$, vectơ $\overrightarrow{n}$. Đường thẳng qua $I$ nhận $\overrightarrow{n}=(a;b)$ là vectơ pháp tuyến có phương trình: $$a(x-x_\circ)+b(y-y_\circ) = 0$$

Định lý.Trong mặt phằng tọa, mọi đường thẳng đều có phương trình tổng quát dạng [ ax+by+c = 0] với $a^2+b^2 \neq 0$.\

Trong đó $\overrightarrow{n} = (a;b)$ là vectơ pháp tuyến của đường thẳng.

Link bài giảng Phương trình tổng quát của đường thẳng

 

Quy tắc cộng – Quy tắc nhân

Quy tắc cộng – Quy tắc nhân

 

Quy tắc cộng. Để thực hiện một công việc có thể sử một trong $k$ phương án $A_1, A_2, …, A_k$. Nếu phương án $A_1$ có $a_1$ cách thực hiện, $A_2$ có $a_2$ cách thực hiện…$A_k$ có $a_k$ cách thực hiện. Khi đó số cách thực hiện công việc là: $a_1 + a_2 + …+ a_k$.

Quy tắc cộng. (Dạng khác) Tập $A_1$ có $a_1$ phần tử, $A_2$ có $a_2$ phần tử, …, $A_k$ có $a_k$ phần tử, $A_i \cap A_j = \emptyset \forall i, j = 1, 2, …, k, i \neq j$. Khi đó số phần tử của tập ${A_1} \cup {A_2} \cup … \cup {A_k}$ là $a_1 + a_2 + …+ a_k$.

Nguyên lý bù trừ. Cho hai tập hợp A và B. Khi đó [|A \cup B| = |A| + |B| – |A \cap B| ]
Khi $A \subset X$ thì $|\overline{A}| = |X| – |A|$.

Quy tắc nhân. Để thực hiện một công việc, ta cần thực hiện lần lượt qua các giai đoạn $A_1, A_2, …, A_k$. Nếu $A_1$ có $a_1$ cách thực hiện, $A_2$ có $a_2$ cách thực hiện, …, $A_k$ có $a_k$ cách thực hiện. Khi đó số cách thực hiện công việc là $a_1 \times a_2 \times …\times a_k$.

Quy tắc nhân (Dạng khác) Cho tập $A_1$ có $a_1$ phần tử, $A_2$ có $a_2$ phần tử, …, $A_k$ có $a_k$ phần tử. Khi đó số phần tử của tích Decarters $A_1 \times A_2 \times … \times A_k = {(x_1, x_2, …x_k)| x_i \in A_i \forall i = 1, 2, …, k }$ là $a_1 \times a_2 \times a_3 \times … \times a_k$.

Các ví dụ

Ví dụ 1. Cho tập $A = {0, 1, 2, 3, 4, 5, 6}$. Từ tập $A$ có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên

a) Có 5 chữ số khác nhau.
b) Không lớn hơn 4000.
c) Có bao nhiêu số lẻ có các chữ số khác nhau.
d) Có bao nhiêu số có 4 chữ số, mà các chữ số không nhất thiết phải khác nhau.
e) Có bao nhiêu số có 5 chữ số không có số 1 hoặc không có số 2.

Ví dụ 2.  Có thể tạo ra được bao nhiêu hình vuông từ bảng các điểm đã cho như hình sau ($8 \times 8$). Biết rằng:

a) Cạnh hình vuông song song với cạnh hình vuông lớn.
b) Bất kì.

Ví dụ 3.  Cho $n$ có phân tích thành thừa số nguyên tố như sau $$n = p_1^{\alpha_1} p_2^{\alpha_2} \cdots p_k^{\alpha_k}$$
Tính số ước nguyên dương của $n$.

Ví dụ 4. bao nhiêu số tự nhiên không lớn hơn 1000

a) Có ít nhất một chữ số 1. (\textbf{272})
b) Không chia hết cho 2 hoặc 3 hoặc 5.

Bài tập rèn luyện

Bài 1. Đội tình nguyện viên của trường PTNK gồm 6 bạn lớp 10, 3 bạn lớp 11 và 5 bạn lớp 12. Cần chọn ra 3 bạn làm ban chỉ huy trong đó có 1 đội trưởng, một đội phó và 1 ủy viên. Hỏi có bao nhiêu cách chọn thỏa:

a) Chọn tùy ý.
b) Bạn tổ trưởng lớp 11.

Bài 2. Thầy dạy toán có một số bài tập gồm: 6 bài toán khó, 5 bài toán trung bình và 7 bài toán dễ và 4 bài siêu dễ. Thầy muốn lập một đề thi gồm 1 câu hỏi khó, 1 câu hỏi trung bình, 1 câu hỏi dễ và 1 câu siêu dễ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn bài.

Bài 3.
a) Có bao nhiêu dãy nhị phân có độ dài $n$.
b) Có bao nhiêu tập con của tập có $n$ phần tử.

Bài 4. Có bao nhiêu số nguyên dương có 5 chữ số:

a) Có các chữ số chẵn lẻ xen kẽ.
b) Có chữ số 1 và 2 nhưng không đứng cạnh nhau.
c) Có các chữ số khác nhau và có chữ số 1.
d) Có 4 chữ số không có chữ số 1 hoặc không có chữ số 0.
e) Số chẵn có 5 chữ số khác nhau và chữ số 3 và 0 không đồng thời có mặt.
f) Có 5 chữ số có chữ số 1 hoặc có chữ số 2.
Bài 5.  Cho $A = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7}$ và $B = {a, b, c}$. Có bao nhiêu ánh xạ $f$ từ $A$ vào $B$.

Bài 6. Có bao nhiêu cặp số $(a,b)$ mà bội chung nhỏ nhất của $a, b$ là $2017^3 2018^5 2019^4$

Bài 7. Lớp 10 Toán có 6 bạn nữ và 6 bạn nam được xếp ngồi trên hai dãy ghế đối diện nhau, mỗi dãy có 6 ghế. Có bao nhiêu cách xếp thỏa:

a) Xếp bất kì.
b) Mỗi bạn nam ngồi đối diện với một bạn nữ.

Bài 8. Có 5 bạn vào rạp xem phim, trong rạp chỉ còn một dãy ghế gồm 8 ghế. Hỏi có bao nhiêu cách để các bạn ngồi, biết rằng mỗi người đều được ngồi vị trí bất kì.

Bài 9. Cho tập $A = {1, 2, 3,4,5,6}$. Có bao nhiêu số mà các chữ số thuộc $A$ thỏa:

a) Số chẵn có 5 chữ số khác nhau.
b) Số có 3 chữ số khác nhau và chia hết cho 9. (Số chia hết cho 9 khi và chỉ khi tổng các số chia hết cho 9)
c) Số có 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 25.
d) Số có 5 chữ số có dạng $\overline{abcba}$ ($a, b,c$ đôi một khác nhau).
e) Số có 6 chữ số có dạng$\overline{12abab}$ và chia hết cho 5.

Bài giảng quy tắc cộng – Quy tắc nhân.

 

Đề thi thử Tuyển sinh 10 TPHCM

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH 10 LẦN 2

Môn: Toán (Không chuyên)

Thời gian: 120 phút

Bài 1. (1 điểm) Cho parabol $(P):y=kx^2$ $(k\in \mathbb{R})$ và đường thẳng $(d):y=ax-6$ $(a \in \mathbb{R})$

a) Tìm $k$ và $a$ biết $(P)$ và $(d)$ cùng đi qua điểm $A$ có tọa độ $(2;4)$.

Vẽ $(P)$ và $(d)$ trên cùng một hệ trục tọa độ.

b) Tìm tọa độ giao điểm $B$ còn lại của $(P)$ và $(d)$ bằng phép tính.

Bài 2. (1 điểm) Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) $\left( 1+ \dfrac{3+\sqrt{3}}{\sqrt{3}+1} \right) \cdot \left( 1- \dfrac{3-\sqrt{3}}{\sqrt{3}-1} \right) $

b) $\dfrac{\sqrt{2+\sqrt{3}}}{2} : \left( \dfrac{\sqrt{2+\sqrt{3}}}{2} -\dfrac{2}{\sqrt{6}}+ \dfrac{\sqrt{2+\sqrt{3}}}{2\sqrt{3}} \right) $

Bài 3. (1 điểm) Cho phương trình $x^2-2(m+1)x+m^2+1 =0$ (1)

a) Tìm $m$ để phương trình $(1)$ có nghiệm kép. Tìm nghiệm của $(1)$ lúc đó.

b) Tìm $m$ để phương trình $(1)$ luôn có hai nghiệm phân biệt $x_1$, $x_2$.

Với $m=2$, không giải phương trình, tính giá trị biểu thức: $P=\dfrac{x_1}{x_2} + \dfrac{x_2}{x_1}$

Bài 4. (1 điểm) Công ty đồ chơi Superview Odoriko vừa cho ra đời một đồ chơi tàu điện điều khiển từ xa. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, quãng đường $s$ (cm) đi được của đoàn tàu đồ chơi là một hàm số theo thời gian $t$ (giây), hàm số đó là $s=5t+11$. Trong điều kiện thực tế, hàm số biểu diễn $s$ theo $t$ là một hàm số bậc nhất và người ta thấy rằng nếu đồ chơi di chuyển được 15 cm thì mất 3 giây và có thể đi được quãng đường 64 cm trong 10 giây.

a) Trong điều kiện thí nghiệm, sau bao nhiêu giây thì tàu đồ chơi này di chuyển được quãng đường là $66 \, cm$?

b) Ba bé Bình mua đồ chơi này về cho bé chơi, ba ngồi cách bé $3 \,m$. Hỏi cần bao nhiêu giây đề chiếc tàu đồ chơi này di chuyển từ chỗ bé đến ba?

Bài 5. (1 điểm) Một bè $A$ ở giữa hồ nước, anh Phúc muốn ra chiếc bè này thì cần phải dùng hai chiếc thuyền $B$ hoặc $C$ đang ở bờ. Biết rằng 2 chiếc thuyền $B$ và $C$ cách nhau 450 mét. Biết rằng góc nhìn từ $B$ và $C$ đến chiếc bè $A$ theo thứ tự vào khoảng $40^\circ$ và $35^\circ$. Lượng dầu của thuyền $B$ chạy được khoảng 250 mét và lượng dầu của thuyền $C$ chạy được khoảng 300 mét. Vậy anh Phúc nên lấy thuyền nào để đến bè $A$?

Bài 6. (1 điểm) Một cửa hàng giày dép bán đồng giá 675 000 đồng/đôi. Nhưng vì ảnh hưởng của dịch cúm Covid 19 nên khách đã đến mua ít lại. Chủ cửa hàng đã giảm giá hai lần và mỗi lần là $x\%$ so với giá tại thời điểm giảm nên đã có giá mới là 546 750 đồng.

a) Hãy tìm $x$.

b) Biết rằng giá nhập về một đôi giày là 565 000 đồng và cửa hàng đã bán được 100 đôi sau khi giảm lần đầu và 150 đôi sau khi giảm lần thứ hai. Vậy cửa hàng này đã lời hay lỗ là bao nhiêu tiền?

Bài 7. (1 điểm) Để tạo một mô hình kim tự tháp có hình chóp tứ giác đều (là hình có đáy là hình vuông và các mặt bên là các tam giác cân có chung đỉnh), bạn An đã cắt tấm bìa ra thành hình bên và dán đỉnh lại. Hãy tính diện tích toàn phần của hình chóp và thể tích hình chóp được tạo thành. Biết rằng đáy hình vuông có cạnh là 5 cm, chiều cao của các tam giác cân hạ từ đỉnh cân là 6 cm, thể tích hình chóp là $V=\dfrac{1}{3}Sh$ với $S$ là diện tích đáy hình vuông và $h$ là khoảng cách từ đỉnh $S$ đến đáy $ABCD$ và bằng $SH$ với $H$ là giao điểm của $AC$ và $BD$.

Bài 8. (3 điểm) Cho tam giác $ABC$ nhọn có $AB<AC$ và nội tiếp đường tròn $\left( O;\, R\right) $. Vẽ đường kính $AD$. Tiếp tuyến tại $D$ của $(O)$ cắt $AC$ tại $E$ và $BC$ tại $F$.

a) Chứng minh $AC\cdot AE=4R^2$ và $FB\cdot FC=FD^2$.

b) Vẽ $DH\bot OF$ với $H$ thuộc $OF$. Chứng minh $OBCH$ nội tiếp và $\angle BHC=2\angle BAC$.

c) Chứng minh đường tròn ngoại tiếp các tam giác $AOH$ và $FEC$ cùng cắt nhau tại một điểm $P$ thuộc $(O)$ và $A$, $P$, $F$ thẳng hàng.

Đề thi học sinh giỏi Star Education: Lớp 8

Đề thi kiểm tra chất lượng lớp 8 Chuyên toán. 

Thời gian làm bài: 150 phút

Nộp bài vào: hocthemstar20192020@gmail.com

Đề bài

Bài 1. (2 điểm) Cho các số $ a,b,c $ khác 0 thỏa $ \dfrac{a+b-c}{ab}-\dfrac{b+c-a}{bc}-\dfrac{a+c-b}{ac}=0. $
Chứng minh rằng trong các số $a, b, c$ có một số bằng tổng hai số còn lại.

Bài 2. (3 điểm) Giải các phương trình và bất phương trình sau:

a) $(x+1)^3 + (3x- 4)^3 +(3-4x)^3 = 0$.

b) $ x^2+\dfrac{x^2}{(x+1)^2}=3 $.

c) $\dfrac{3x+4}{x-1} \leq 2$.

Bài 3.  (4 điểm) Giải các bài toán sau:

a) Cho $a, b$ không âm và thỏa $a+b = 2$. Chứng minh $ab \leq 1$ và $a^2b^2(a^2+b^2) \leq 2$.

b) Cho $a> 0$. Tìm giá trị nhỏ nhất của $A = a^2  -6(a+\dfrac{4}{a}) + \dfrac{16}{a^2} + 2020$.

Bài 4. (3 điểm) Cho $n$ là số tự nhiên.

a) Chứng minh rằng nếu $n$ lẻ thì $ n^n-n $ chia hết cho 24.

b) Chứng minh phân số $ \dfrac{21n+17}{14n+3} $ không là số nguyên với mọi $n$.

c) Tìm tất cả các giá trị của $n$ để $2^{2n} + 2^n + 1$ chia hết cho 7.

Bài 5. (5 điểm) Cho tam giác $ABC$ nhọn có $BC = 2a$ cố định, $A$ thay đổi sao cho $\angle BAC = 60^\circ$. Các đường cao $BD, CE$ cắt nhau tại $H$. Gọi $M$ là trung điểm của $BC$.

a) (2 điểm) Chứng minh tam giác $MDE$ đều và tính diện tích tam giác theo $a$.

b) (2 điểm) Đặt $x = AB, y = AC$. Chứng minh $AD = \dfrac{1}{2}x$ và $x^2 + y^2 – xy = 4a^2$. Tính diện tích lớn nhất của tam giác $ABC$ theo $a$.

c) (1 điểm) Vẽ $HK \bot AM$, $K$ thuộc $AM$. Tính góc $\angle DKE$.

Bài 6. (3 điểm) Có 68 bạn tham gia một kì thi toán của trung tâm STAR EDU, đề bài gồm 6 câu hỏi, được đánh số từ 1 đến 6. Nếu làm đúng câu số $n$ thì được $n$ điểm, ngược lại thì bị trừ $n$ điểm.

a) Chứng minh rằng có ít nhất hai ngườicó kết quả làm bài trùng nhau.

b) Chứng minh rằng có ít nhất bốn người có số điểm bằng nhau.

Hết

Đáp án

Bài 1. Qui đồng ta có $c(a+b-c) – a(b+c-a) – b(a+c-b) = 0$

$a^2+b^2-c^2-2ab =0$

$(a-b)^2-c^2=0$

$(a-b-c)(a-b+c)=0$

$a=b+c$ hoặc $b=a+c$, tao có điều cần chứng minh.

Bài 2.

a) Đặt $a = x+1, b = 3x-4, c = 3-4x$ thì $a+b+c=0$

Ta có $a^3+b^3+c^3=3abc$

Phương trình đương đương $x+1 = 0$ hoặc $3x-4= 0$ hoặc $3-4x = 0$.

Giải ra được tập nghiệm $S = \{-1, \dfrac{4}{3}, \dfrac{3}{4} \}$.

b) Ta có $x^2 + \dfrac{x^2}{(x+1)^2} – \dfrac{2x^2}{x+1} + \dfrac{2x^2}{x+1}-3=0$

$(x-\dfrac{x}{x+1})^2 +\dfrac{2x^2}{x+1} – 3 = 0$

$(\dfrac{x^2}{x+1})^2+\dfrac{2x^2}{x+1}-3=0$.

Đặt $t = \dfrac{x^2}{x+1}$. Ta có $t^2 +2t – 3 = 0 \Leftrightarrow t = 1, t = -3$.

Khi $t = 1$ ta có $x^2 -x-1 = 0$ , giải ra $x = \dfrac{1+\sqrt{5}}{2}, x = \dfrac{1-\sqrt{5}}{2}$.

Khi $t = -3$ ta có $x^2+3x+3 = 0$ (vô nghiệm).

c) $\dfrac{3x+4}{x-1} \leq 2$

$\dfrac{3x+4}{x-1}-2 \leq 0$

$\dfrac{x+6}{x-1} \leq 0$

$x+6 \leq 0, x-1 > 0$ hoặc $ x+6 \geq 0, x-1< 0$

$x \leq -6, x > 1$ (vô nghiệm) hoặc $ -6\leq x < 1$.

Kết luận: $-6 \leq x < 1$.

Bài 3.

a) $ab \leq \dfrac{(a+b)^2}{4} = 1$. Khi đó $a^2b^2 \leq ab$.

$a^2b^2(a^2+b^2) \leq ab(4-2ab) = -2(ab-1)^2+2 \leq 2$.

b) Đặt $t = a + \dfrac{4}{a}$ ta có $t \geq 4$ vì $a + \dfrac{4}{a}-4 = \dfrac{(a-2)^2}{4a} \geq 0$.

Và $t^2 = a^2+\dfrac{16}{a^2} + 8$.

Khi đó ta có $A = a^2  -6(a+\dfrac{4}{a}) + \dfrac{16}{a^2} + 2020=t^2-6t+2012 = (t-2)(t-4) + 2004 \geq 2004$.

Đẳng thức xảy ra khi $t = 4$ hay $a=2$.

Vậy giá trị nhỏ nhất của $A$ là $2004$ khi $a = 2$.

Bài 4. 

a) Đặt $n=2k+1$ ta có $A = n^n-n = (2k+1)^{2k+1} – (2k+1)$

$(2k+1)((2k+1)^{2k}-1)$

Ta có $(4k(k+1)+1)^k-1 \vdots 4k(k+1)+1 – 1  \vdots 8$

Vậy $A \vdots 8$.

$n^n – n$ chia hết cho $n$ và $n-1$, nếu $n= 3k, 3k+1$ thì $A$ chia hết cho 3.

Xét $n = 3q+2 $ với $q$ lẻ (vì $n$ lẻ) thì

$3q+2 \equiv 2 (\mod 3) \Rightarrow (3q+2)^{3q+2} \equiv 2^{3q+2} (\mod n)$

Mà $2 \equiv -1 (\mod 3) và $3q+2$ lẻ nên $2^{3q+2} \equiv -1 (\mod 3$.

Do đó $A \equiv – 1 – 3q-2 \equiv 0 (\mod 3)$

Hay $A$ chia hết cho 3.

Mà $(3,8)=1$. Do đó $A$ chia hết cho 24.

b) Đặt $A = \dfrac{21n+17}{14n+3}$.

Nếu $n = 0$ thì $A = \dfrac{17}{3}$ không là số nguyên.

Nếu $n > 0$ ta chứng minh $A < 4$ thật vật $\dfrac{21n+17}{14n+3} – 4 = \dfrac{5-35n}{14n+3} < 0$

Suy ra $A < 4$, dễ thấy $A > 1$, do đó $1 < A< 4$.

Nếu $A = 2$ ta có $21n + 17 = 2(14n+3)$ hay $7n = 11$ (vô lý)

Nếu $A = 3$ ta có $21n+17 = 3(14n+3)$ hay $21n = 8$ (vô lý)

Vậy $A$ không là số nguyên với mọi $n$.

c) Ta có $2^3 \equiv 1 (\mod 7)$, suy ra $2^{3k} \equiv 1 (\mod 7)$.

$4^3 \equiv 1 (\mod 7)$, suy ra $4^{3k} \equiv 1 (\mod 7)$.

Nếu $n = 3k$ ta có $2^{2n} + 2^n + 1  =4^{3k} + 2^{3k} + 1 \equiv 3 (\mod 7)$.

Nếu $n = 3k + 1$ ta có $2^{2n} + 2^n + 1 = 4.4^{3k} + 2.2^{3k} + 1 \equiv 0 (\mod 7)$.

Nếu $n = 3k+2$ ta có $2^{2n} + 2^n + 1 = 16 \cdot 4^{3k} + 4 \cdot 2^{3k} + 1 =0 (\mod 7)$.

Vậy với $n = 3k$ hoặc $n =3k+1$ thì $2^{2n} + 2^{n} + 1$ chia hết cho 7.

 

Bài 5. 

a) Tam giác $BEC, BDC$ vuông tại $D, E$ và $M$ là trung điểm cạnh huyền nên $MD = \dfrac{1}{2}BC = ME = MB = MC$. Suy ra $MDE$ cân tại $M$.

$\angle EMC + \angle DMB = 2\angle B + 2 \angle C = 240^\circ$, suy ra $\angle DME = 60^\circ$.

Do đó tam giác $DME$ đều, cạnh $MD = \dfrac{1}{2}BC = a$. Diện tích bằng $S  = \dfrac{a^2\sqrt{3}}{4}$.

b) Tam giác $ABD$ vuông tại $D$ có $\angle  A = 60^\circ$, suy ra $AD = \dfrac{1}{2}AB = \dfrac{1}{2}x$, suy ra $\angle CD = y -\dfrac{1}{x}$ và $BD = \dfrac{3}{2}x$.

Khi đó $BD^2 + CD^2 = BC^2$, hay $x^2+y^2-xy = 4a^2$.

$S_{ABC} = \dfrac{1}{2}BD \cdot AC = \dfrac{\sqrt{3}}{4} x \cdot y$.

Mà $xy \leq x^2+y^2-xy = 4a^2$, suy ra $S_{ABC} \leq a^2\sqrt{3}$.

Diện tích tam giác $ABC$ lớn nhất bằng $a^2\sqrt{3}$ khi $AB = AC$ hay tam giác $ABC$ đều.

Bài 6.

a) Điểm của mỗi học sinh có dạng $\pm 1 \pm 2 \pm3 \pm4 \pm 5 \pm 6$, có tất cả $2^6 = 64$ trường hợp có thể xảy ra. Do đó theo nguyên lý Diriclet thì có ít nhất 2 trường hợp trùng nhau, hay có ít nhất 2 thí sinh làm bài trùng nhau.
b) Số điểm cao nhất là $21$, thấp nhất là $-21$. Hơn nữa một người không thể có số điểm chẵn. Do đó số điểm của một thí sinh thuộc tập $A = \{-21, -19, \cdots, 19, 21\}$, có 22 phần tử.
Có 68 thí sinh tham gia nên theo nguyên lý Dirichlet thì có ít nhất 4 thí sinh có số điểm bằng nhau.

Hung Nguyen

April 29, 2020

Thời gian làm bài 90 phút.

Email: hocthemstar20192020@gmail.com

Câu 1. (2 điểm) Giải các phương trình sau đây:

a) $4x + 5 = 2x – 1$.
b) $\left( {2x + 3} \right)\left( {3x – 2} \right) = 45 + 3x\left( {2x – 5} \right)$
c) $6{x^2} + 5x – 4 = 0$
d)  $\dfrac{3}{{4x – 20}} – \dfrac{{15}}{{50 – 2{x^2}}} = \dfrac{7}{{6x + 30}}$.

Câu 2. (1 điểm) Giải các bất phương trình sau:

a) $3x < 4x + 1$.
b) $\dfrac{1}{2}(x+1) + \dfrac{1}{3}(4-x) < \dfrac{2}{5}x – 1$.

Câu 3. (2 điểm)

a) Một người đi xe đạp từ $A$ đến $B$ với vận tốc $12km/h$. Lúc về người ấy đi với vận tốc $10km/h$ nên thời gian về nhiều hơn thời gian đi $45$ phút. Tính chiều dài quãng đường $AB$.
b) Thầy Vũ đi nhà sách và mang theo một số tiền vừa đủ để mua $5$ quyển tập và $3$ cây viết. Nhưng khi mua, giá một quyển tập mà thầy Vũ định mua đã tăng lên $800$ đồng, còn giá tiền một cây viết thì giảm đi $1000$ đồng. Hỏi để mua $5$ quyển tập và $3$ cây viết như dự định ban đầu thì thầy Vũ còn dư hay thiếu bao nhiêu tiền?

Câu 4. (3 điểm) Cho hình thang vuông $ABCD$ có $\angle A = \angle D = 90^\circ, AB = 3, AD = CD = 4$. Gọi $I$ là giao điểm của $AC$ và $BD$.

a) Tính độ dài $AC$ và $DB$.
b) Tính $\dfrac{IA}{IC}$ và $\dfrac{IB}{ID}$. Suy ra độ dài $IA$.
c)  Đường thẳng qua $B$ vuông góc $AC$ cắt $AD$ tại $E$ và $CD$ tại $F$.

i) Chứng minh $CE = AF$.
ii) $CE$ cắt $AF$ tại $K$. Tính $DK$ và diện tích tam giác $FDK$.

Câu 5. (2 điểm)

a) Tìm giá trị nhỏ nhất của các biểu thức sau: $$A = x^2 – 5x + 1$$
b) Giải bất phương trình $\dfrac{x+3}{3x-1} > 1$.

Hết

Đáp án

Đề thi trắc nghiệm Toán 8 – Lần 2

Thầy tiếp tục tổ chức thi trắc nghiệm cho các em học sinh lớp 8 làm vào Chủ nhật này nhé, các bạn tham gia kiếm quà của thầy.

Phần quà như mọi khi, sẽ được trao khi đi học lại nha. Em nào làm nhanh và đúng nhất sẽ có quà.

Chúc các em làm bài tốt. Nhớ đăng kí website và gửi email kết quả bài làm về cho BTC nhé.

Bạn nào cần đáp án chi tiết để lại comment dưới bài này. Các em làm bài tại link sau nhé.

 

Nhớ ghi rõ họ tên và email đúng sau khi làm bài.

https://geosiro.com/av/2020/04/26/trac-nghiem-toan-8-lan-1/