Category Archives: Thi vào 10

Đề thi và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 PTNK không chuyên 2015

Đề thi vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu năm 2015

Bài 1.

a) Giải phương trình $ \left( x^2 -9 \right) \sqrt{2-x}= x\left( x^2-9 \right) $

b) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l} \left( x^2 + 4y^2 \right) ^2 – 4\left( x^2 + 4y^2 \right) =5 \\ 3x^2 + 2y^2 =5 \end{array}\right. $

Giải

a) Điều kiện $2-x>0 \Leftrightarrow x \le 2$

$\left( x^2 -9\right) \sqrt{2-x}=x\left( x^2-9 \right)$

$\Leftrightarrow \left( x^2 -9 \right) \left( \sqrt{2-x}-x \right) =0$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=3 \ (l) \\ x=-3 \ (n) \\ \sqrt{2-x}=x \ (2)  \end{array}\right. $

Ta có $\sqrt{2-x}=x \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x\ge 0 \\ 2-x=x^2 \end{array}\right. \Leftrightarrow x=1$

vậy $S=\left\{ -3;1 \right\} $

b) $\left\{ \begin{array}{l} \left( x^2 + 4y^2 \right) ^2 – 4\left( x^2 + 4y^2 \right) =5 \ (1)\\ 3x^2 + 2y^2 =5 \ (2) \end{array}\right. $

Đặt $t=x^2+4y^2$, $t\ge 0$ từ (1) ta có $t^2-4t-5=0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t=5 \ (n) \\ t=-1 \ (l) \end{array}\right. $

Ta có hệ $\left\{ \begin{array}{l} x^2+4y^2=5 \\ 3x^2+2y^2=5 \end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x^2=1 \\ y^2 =1 \end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = \pm 1 \\ y= \pm 1 \end{array}\right. $

Vậy hệ phương trình có 4 nghiệm $(x;y)$ là $(1;1),(1;-1),(-1;1),(-1;-1)$

Bài 2. Cho phương trình $\dfrac{\left( x-2m \right) \left( x+m-3 \right) }{x-1}=0$ $(1)$

a) Tìm $m$ để phương trình $(1)$ có hai nghiệm phân biệt $x_1$,$x_2$.

b) Tìm $m$ để $x_1^2+x_2^2 -5x_1x_2= 14m^2 -30m +4$

Giải

a) $\dfrac{(x-2m)(x+m-3)}{x-1}=0$ $(1)$, điều kiện $x\ne 1$.

$(1) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=2m \\ x=3-m \end{array}\right. $

Phương trình $(1)$ có hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi

$\left\{ \begin{array}{l} 2m \ne 3-m \\ 2m \ne 1 \\ 3-m \ne 1 \end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m \ne 1 \\ m \ne \dfrac{1}{2} \\ m \ne 2 \end{array}\right. $

b) Theo câu a) thì điều kiện là $\left\{ \begin{array}{l} m \ne 1 \\ m \ne \dfrac{1}{2} \\ m \ne 2 \end{array}\right. $.

Giả sử $x_1 =2m, x_2=3-m$ ta có:

$x_1^2 + x_2^2 -5x_1x_2 = 14m^2 -30m +4 $

$\Leftrightarrow (2m)^2 + (3-m)^2 -5(2m)(3-m) = 14m^2 -30m +4 $

$\Leftrightarrow m^2 -6m +5 =0$ $\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m=1 \ (l) \\ m=5 \ (n) \end{array}\right. $

Bài 3.

a) Rút gọn biểu thức $Q= \left( \dfrac{3+\sqrt{x}}{3-\sqrt{x}}-\dfrac{3-\sqrt{x}}{3+\sqrt{x}}-\dfrac{36}{x-9} \right) : \dfrac{\sqrt{x}-5}{3\sqrt{x}-x}$ ($x>0, x\ne 9, x\neq 25$)

b) Tìm x để $Q<0$.

Giải

a) $Q= \left( \dfrac{3+\sqrt{x}}{3-\sqrt{x}}-\dfrac{3-\sqrt{x}}{3+\sqrt{x}}-\dfrac{36}{x-9} \right) : \dfrac{\sqrt{x}-5}{3\sqrt{x}-x} $

$= \left( \dfrac{\left( 3+\sqrt{x} \right) ^2-\left( 3-\sqrt{x} \right) ^2 +36}{\left( 3-\sqrt{x} \right) \left( 3+\sqrt{x} \right)} \right) \cdot \dfrac{\sqrt{x}\left( 3- \sqrt{x} \right) }{\sqrt{x}-5} $

$=\dfrac{12\sqrt{x}}{\sqrt{x}-5}$

b) Ta có $Q<0 \Leftrightarrow \dfrac{12\sqrt{x}}{\sqrt{x}-5}<0 \Leftrightarrow 0 < \sqrt{x} <5 \Leftrightarrow 0<x < 25 $.

So với điều kiện ta có: $\left\{ \begin{array}{l} 0<x<25 \\ x \ne 9 \end{array}\right. $

Bài 4.

a) Cho một tam giác vuông. Nếu ta tăng độ dài các cạnh góc vuông thêm $3$ cm thì diện tích tăng $33$ $cm^2$, nếu giảm độ dài một cạnh góc vuông $2$ cm và tăng độ dài cạnh góc vuông kia $1$ cm thì diện tích giảm $2$ $cm^2$. Hãy tính độ dài các cạnh của tam giác vuông.

b) Bạn An dự định trong khoảng thời gian từ ngày $1/3$ đến ngày $30/4$ mỗi ngày sẽ giải $3$ bài toán. Thực hiện đúng kế hoạch một thời gian, vào khoảng cuối tháng $3$ (tháng $3$ có $31$ ngày) thì An bị bệnh, phải nghỉ giải toán nhiều ngày liên tiếp. Khi hồi phục, trong tuần đầu An giải $16$ bài toán; sau đó, An cố gắng giải $4$ bài một ngày và đến $30/4$ thì An cũng hoàn thành kế hoạch đã định. Hỏi bạn An đã nghỉ giải toán ít nhất bao nhiêu ngày?

Giải

a) Gọi độ dài hai cạnh góc vuông là $x$, $y$ $(m)$. Theo đề bài ta có hệ phương trình:

$\left\{ \begin{array}{l} \dfrac{1}{2}(x+3(y+3) =\dfrac{1}{2}xy+33 \\ \dfrac{1}{2}(x-2)(y+1) =\dfrac{1}{2} xy-2 \end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x+y=19 \\ x-2y=-2 \end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} y=7 \\ x=12 \end{array}\right. $

Độ dài cạnh huyền $z=\sqrt{7^2+12^2} =\sqrt{193}$

b) Số ngày dự định làm là $61$ ngày, số bài toán dự định làm là $3.61=183$

Gọi $x$ là số ngày làm theo dự định, y là số ngày nghỉ ta có $x \le 31 $.

Số ngày làm $4$ bài/ngày là $61 – x – y – 7 = 54 – x – y$ (ngày)

Theo đề bài ta có:

$$3.x+0.y+16+ 4(54-x-y) =183 \Leftrightarrow 4y+x=49$$

Mà $x \le 31 \Rightarrow 4y \ge 18 \Rightarrow y \ge \dfrac{18}{4}$, mà $y \in \mathbb{N}$ nên giá trị nhỏ nhất của $y$ là $5$.

Bài 5. Hình bình hành $ABCD$ có $ \angle ADC =60^\circ $ và tam giác $ACD$ nhọn. Đường tròn tâm $O$ ngoại tiếp tam giác $ACD$ cắt cạnh $AB$ tại $E$ ($E \ne A$), $AC$ cắt $DE$ tại $I$.

a) Chứng minh tam giác $BCE$ đều và $OI \bot CD$.

b) Gọi $K$ là trung điểm $BD$, $KO$ cắt $DC$ tại $M$. Chứng minh $A$, $D$, $M$, $I$ cùng thuộc một đường tròn.

c) Gọi $J$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$. Tính $\dfrac{OJ}{DE}$.

Giải

a) Ta có $\angle BEC = \angle ADC =60^\circ $ ($ADCE$ nội tiếp) và $\angle ABC = \angle ADC = 60^\circ  $ ($ABCD$ là hình bình hành)

Tam giác $BCE$ có $\angle EBC =\angle BEC = 60^\circ  $ nên là tam giác đều.

Ta có $\angle DCE = 180^\circ  – \angle DAE =60^\circ $, suy ra $\angle DCE = \angle ADC$ nên hình thang $AECD$ là hình thang cân

Khi đó $\angle ACD = \angle EDC$, tam giác $ICD$ cân tại $I$.

Ta có $IC = ID$, $OC = OD$ nên OI là trung trực của $CD$. Do đó $OI \bot CD$

b) Ta có $K$ là trung điểm $BD$ nên $K$ cũng là trung điểm $AC$ do $ABCD$ là hình bình hành

Khi đó $OK \bot AC$ và OK là trung trực của AC. Suy ra$MA=MC$. Suy ra $\angle MAC = \angle ACM$.

Mà $\angle ACM = \angle IDM $

Từ đó $\angle IDM = \angle MAC$. Suy ra tứ giác $AIMD$ nội tiếp.

c) Ta có $JK \bot AC$. Suy ra $I$, $K$, $O$ thẳng hàng. Do tam giác $ABC$ và tam giác $ACD$ bằng nhau nên $JK = OK$.

Mặt khác $\angle KJC = \dfrac{1}{2} \angle AJC = \angle ABC =60^\circ  $

Khi đó $\dfrac{KJ}{CK}=\cot \angle KJC = \dfrac{1}{\sqrt{3}}$

Mà $OJ=2JK$, $DE=AC$ ($AECD$ là hình thang cân), $OK=\dfrac{1}{2}AC$.

Khi đó $\dfrac{OJ}{DE} = \dfrac{2JK}{AC}=\dfrac{2JK}{2CK}=\dfrac{KJ}{CK}=\dfrac{1}{\sqrt{3}}$

Vậy $\dfrac{OJ}{DE}=\dfrac{1}{\sqrt{3}}$

 

 

Đề thi và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 PTNK không chuyên 2014

Đề thi vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu năm 2014

Bài 1.

a) Giải phương trình $\left( 3-x \right) \sqrt{\left( 3+x \right) \left( 9+x^2 \right) } = 4 \sqrt{5 \left( 3-x \right) }$

b) Tính $\dfrac{x}{y}$ biết $x>1$, $y<0$ và $ \dfrac{\left( x+y \right) \left( x^3 -y^3 \right) \sqrt{\left( 1- \sqrt{4x-1} \right)^2 }}{\left( 1-\sqrt{4x-1} \right) \left( x^2y^2 + xy^3 +y^4 \right) }=-6$.

Giải

a) $(3-x) \sqrt{(3+x) \left( 9+x^2 \right) }=4\sqrt{5(3-x)}$

Điều kiện $\left\{ \begin{array}{l} 3-x \ge 0 \\ (x+3)\left( x^2 +9 \right) \ge 0 \end{array}\right. \Leftrightarrow -3\le x \le 3$

Với điều kiện trên ta có:

$(3-x) \sqrt{(3+x) \left( 9+x^2 \right) }=4\sqrt{5(3-x)} $

$\Leftrightarrow \sqrt{3-x}\left( \sqrt{3-x}\sqrt{(3+x)\left( x^2+9 \right) }-4\sqrt{5} \right) =0 $

$\Leftrightarrow \sqrt{3-x}\left( \sqrt{81-x^4} – 4\sqrt{5} \right) =0 $

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \sqrt{3-x}=0 \\ \sqrt{81-x^4}=4\sqrt{5} \end{array}\right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=3 \\ x^4=1 \end{array}\right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=3\\ x=-1 \\ x=1 \end{array}\right.$

Vậy $S=\left\{ 3; -1;1 \right\} $

b) Ta có $x>1 \Rightarrow \sqrt{4x-1}-1>0 \Rightarrow \sqrt{\left( 1-\sqrt{4x-1} \right) ^2 }=\sqrt{4x-1} -1 $

Do đó:

$\dfrac{(x+y)\left( x^3-y^3 \right) \sqrt{\left( 1-\sqrt{4x-1} \right) ^2}}{\left( 1-\sqrt{4x-1} \right) \left( x^2y^2+xy^3+y^4 \right) } =-6 $

$\Leftrightarrow \dfrac{(x+y)(x-y)\left( x^2 + xy+y^2 \right) }{y^2\left( x^2+xy+y^2 \right) } =6 $

$\Leftrightarrow x^2-y^2=6y^2 \Leftrightarrow \dfrac{x^2}{y^2}=7 \Rightarrow \dfrac{x}{y}=-\sqrt{7}$ (do $x>1$, $y<0$)

Bài 2.

a) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l} \left( x^2 -y +2 \right) \left( \sqrt{\left( x^2 +9 \right) \left( y+7 \right)} -15 \right) =0\\ \sqrt{x^2 + 9} + \sqrt{y+7} =8 \end{array}\right. $

b) Hình thoi $ABCD$ có diện tích là $18\sqrt{3}$ (mét vuông), tam giác $ABD$ đều. Tính chu vi hình thoi và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$.

Giải

a) $\left\{ \begin{array}{l} \left( x^2-y+2 \right) \left( \sqrt{\left( x^2 +9 \right) \left( y+7 \right)}-15 \right) =0 \ (1)\\ \sqrt{x^2+9}+\sqrt{y+7}=8 \ (2) \end{array}\right. $ (điều kiện $y\ge -7$)

$(1) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x^2=y-2 \\ \sqrt{\left( x^2+9 \right) \left( y+7 \right) } =15 \end{array}\right. $

Với $x^2=y-2$ thế vào $(2)$ ta có: $2\sqrt{y+7}=8\Leftrightarrow y=9 \Rightarrow x= \pm \sqrt{7}$

Ta có nghiệm $(x;y)$ là $\left( \sqrt{7};9 \right) $, $\left( -\sqrt{7};9 \right) $

Với $\sqrt{\left( x^2 +9 \right) \left( y+7 \right) }=15 $, đặt $u= \sqrt{x^2+9}$, $v=\sqrt{y+7}$ ($u,v \ge 0$) ta có hệ

$\left\{ \begin{array}{l} uv=15 \\ u+v=8 \end{array}\right.$ $ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} u=3 \\ v=5 \end{array}\right.$ hoặc $\left\{ \begin{array}{l} u=5 \\ v=3 \end{array} \right. $

Với $u=3$, ta có $x=0$, $v = 5$ ta có $y = 18$. Ta có nghiệm $(0;18)$

Với $u = 5$, ta có $x = 4$ hoặc $x = – 4$, $v = 3$ ta có $y = 2$.

Vậy hệ phương trình có $5$ nghiệm $\left( \sqrt{7};9 \right) $, $\left( -\sqrt{7};9 \right) $, $(0;18)$, $(4;2)$, $(-4;2)$.

b) Gọi $O$ là giao điểm của $AC$ và $BD$. Gọi $a$ là cạnh hình thoi. Tam giác $ABD$ đều nên $BD = AB = a$, $\angle{ABD}=60^\circ $.

$AO=AB \sin \angle{ABD} =AB \sin 60^\circ  = \dfrac{a\sqrt{3}}{2} \Rightarrow AC=2AO=a\sqrt{3}$.

Ta có $S_{ABCD} =\dfrac{1}{2} AC.BD=18\sqrt{3} \Leftrightarrow \dfrac{1}{2}a\sqrt{3}\cdot a=18\sqrt{3}\Leftrightarrow a=6$ $(m)$, khi đó chu vi hình thoi là $4a=24$ $(m)$.

Hơn nữa $DA = DB = DC = a$ nên $D$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ và bán kính bằng $6m$.

Bài 3. Cho phương trình $\dfrac{mx^2 + (m-3)x +2m-1}{x+3}=0$ $(1)$

a) Giải phương trình $(1)$ khi $m=-1$.

b) Tìm m để phương trình $(1)$ có $2$ nghiệm phân biệt $x_1$, $x_2$ sao cho

$$21x_1 + 7m \left( 2+ x_2 + x_2^2 \right) = 58 $$

Giải

a) Khi m=-1 ta có phương trình:

$\dfrac{-x^2 -4x-3}{x+3}=0 \,\, (\text{dk: } x \ne -3) $ $\Leftrightarrow -x^2 -4x-3 =0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=-1 \,\,(n) \\ x=-3 \,\, (l) \end{array}\right. $

Vậy $S=\left\{ -1 \right\} $

b) $\dfrac{mx^2+(m-3)x+2m-1}{x+3}=0$ $(1)$

Điều kiện để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1,x_2$ là phương trình $mx^2+(m-3)x+2m-1=0$ có hai nghiệm phân biệt khác $-3$

$\left\{ \begin{array}{l} m \ne 0 \\ \Delta = (m-3)^2 -4m(2m-1) >0 \\ m(-3)^2+(m-3)(-3)+2m-1 \ne 0 \end{array}\right. $

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m \ne 0\\ 7m^2 +2m-9 <0 \\ m \ne -1 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m\ne 0\\ m \ne -1 \\ -\dfrac{9}{7} < m < 1 \end{array}\right. $

Ta có $mx_2^2 + (m-3) x_2 +2m-1 =0 \Leftrightarrow m \left( 2+x_2 + x_2^2 \right) =3x_2 +1$

Do đó  $21x_1 + 7m \left( 2+ x_2 + x_2^2 \right) =58 \Leftrightarrow 21x_1 + 7(3x_2 +1 ) =58 $

$\Leftrightarrow 21 \left( x_1 +x_2 \right) =51 \Leftrightarrow x_1 + x_2 =\dfrac{17}{7} $

$\Leftrightarrow \dfrac{3-m}{m} = \dfrac{17}{7} \Leftrightarrow 21-7m =17m \Leftrightarrow m=\dfrac{7}{8} \,\, (n) $ $

Vậy $m=\dfrac{7}{8}$

Bài 4.

a) Gọi $x= \dfrac{a+b}{2}$, $y=\sqrt{ab}$ lần lượt là trung bình cộng và trung bình nhân của hai số dương $a, b$. Biết trung bình cộng của $x$ và $y$ bằng $100$. Tính $S = \sqrt{a}+\sqrt{b}$

b) Giả sử hai đại lượng $x, y$ tỉ lệ nghịch ($x, y$ luôn dương). Nếu $x$ tăng $a \% $ thì $y$ giảm $m \%$. Tính $m$ theo $a$.

Giải

a) Ta có $100=\dfrac{x+y}{2}=\dfrac{\dfrac{a+b}{2}+\sqrt{ab}}{2} = \dfrac{a+b+2\sqrt{ab}}{4} = \dfrac{\left( \sqrt{a}+\sqrt{b} \right)^2}{4} $

$\Leftrightarrow \left( \sqrt{a}+\sqrt{b} \right) ^2 =400 \Leftrightarrow \sqrt{a} +\sqrt{b}=20$

b) Khi $x$ tăng $a\% $ thì được $\left( 1+ \dfrac{a}{100} \right) x$, y giảm $m\% $ thì được $\left( 1- \dfrac{m}{100} \right) y$.

Do $x$, $y$ tỷ lệ nghịch nên ta có phương trình:

$xy= \left( 1+ \dfrac{a}{100} \right) x \left( 1- \dfrac{m}{100} \right) y $

$\Leftrightarrow 10000 = (100+a) (100-m)$

$\Leftrightarrow m= \dfrac{100a}{100+a}$

Bài 5. Cho hình vuông $ABCD$ có $AB=2a$, $AC$ cắt $BD$ tại $I$. Gọi $T$ là đường tròn ngoại tiếp tam giác $CID$, $BE$ tiếp xúc với $T$ tại $E$ ($E$ khác $C$). $DE$ cắt $AB$ tại $F$.

a) Chứng minh tam giác $ABE$ cân. Tính $AF$ theo $a$.

b) $BE$ cắt $AD$ tại $P$. Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABP$ tiếp xúc với $CD$. Tính $\dfrac{AP}{PD}$

c) $AE$ cắt $T$ tại $M$ ($M$ khác $E$). Tính $AM$ theo $a$.

Giải

a) Gọi $T$ là trung điểm của $CD$, tam giác $CID$ vuông cân tại $I$ nên $T$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $CID$.

Ta có $BE$ và $BC$ là hai tiếp tuyến của $T$ nên $BE = BC$, mà $BC = BA$ nên $BE = BA$ hay tam giác $ABE$ cân tại $B$.

Ta có $\angle{DEC}=90^0$, suy ra $DF \bot CE$ mà $CE \bot BT$ (t/c hai tiếp tuyến cắt nhau), suy ra $DF //BT$ mà $BF // DT $ nên $BFDT$ là hình bình hành, suy ra $BF = DT = a$. Suy ra $AF = a$

b) Ta có $PE$, $PD$ là tiếp tuyến của $(T)$ nên $PD = PE$.

Khi đó $BP = EB + EP = AB+PD=BC+PD$.

Gọi $K$ là trung điểm của $BP$, tam giác $APB$ vuông nên $K$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABP$ và bán kính đường tròn bằng $\dfrac{1}{2} PB$.

Tứ giác $DPBC$ là hình thang vuông có $KT$ là đường trung bình, suy ra $KT = \dfrac{1}{2} (DP + BC) = \dfrac{1}{2} PB$ và $KT//PD$, suy ra $KT \bot CD$.

Do đó khoảng cách từ $K$ đến $CD$ bằng bán kính của $(K)$ nên $CD$ tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác $APB$.

Ta có $TP$ và $TB$ là phân giác của $\angle{ETD}$ và $\angle{ETC}$ nên $\angle{BTP}$ vuông. Khi đó $EP. EB=TE^2$, suy ra $EP = \dfrac{TE^2}{BE} =\dfrac{a^2}{2a}=\dfrac{1}{2}a$

Khi đó $PD = PE =\dfrac{1}{2}a$, suy ra $PA =\dfrac{3}{2}a$. Suy ra $\dfrac{AP}{DP}=3$

c) Tứ giác $AEIF$ có $\angle{IEF}=\angle{DCI}=45^\circ =\angle{IAF}$ suy ra tứ giác $AEIF$ nội tiếp

Do đó $\angle{IEA}=\angle{IFA}=90^\circ $ và $EM$ là phân giác $\angle{CED}$

Khi đó $IM$ là đường kính và $M$ là điểm chính giữa cung $CD$ của $T$

Suy ra $\angle{ICM}=90^0$, $CM=CI=a\sqrt{2}$.

Khi đó $AM^2 = AC^2 + CM^2 = 8a^2 +2a^2 =10a^2 \Rightarrow AM = a\sqrt{10}$.

 

Đề thi và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 PTNK không chuyên 2013

Đề thi vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu năm 2013

Bài 1.

a) Giải phương trình: $\sqrt{x+1}=x-2$

b) Tìm chiều dài của một hình chữ nhật có chu vi là $a$ (mét), diện tích là $a$ (mét vuông) và đường chéo là $3\sqrt{5}$ (mét).

Giải

a) Ta có:

$\sqrt{x+1}=x-2 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x-2 \ge 0 \\ x+1 = \left( x-2 \right) ^2 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ge 2 \\ x^2 -5x+3 =0 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ge 2 \\ \left[ \begin{array}{l} x=\dfrac{5+\sqrt{13}}{2} \,\, (n) \\ x=\dfrac{5-\sqrt{13}}{2} \,\, (l) \end{array}\right. \end{array}\right. $

Vậy $S= \left\{ \dfrac{5+\sqrt{13}}{2} \right\} $

b) Gọi kích thước của hình chữ nhật là $x$, $y$ (giả sử $x > y$). Ta có hệ:

$\left\{ \begin{array}{l} 2x+2y=a \\ xy=a \\ x^2 +y^2 =45 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x+y=\dfrac{a}{2} \\ xy=a \\ \dfrac{a^2}{4}-2a =45 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a=18 \\ x+y =9 \\ xy=18 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x=6 \\ y=3 \end{array}\right. $

Vậy chiều dài hình chữ nhật là $6$.

Bài 2. Cho phương trình $\left( \sqrt{x}-1 \right) . \left( x^2 -5x +m-1 \right) =0 $ $(1)$

a) Giải phương trình $(1)$ khi $m=-1$

b) Tìm $m$ để phương trình $(1)$ có ba nghiệm phân biệt $x_1$, $x_2$, $x_3$ thỏa

$$x_1 + x_2 + x_3 +x_1^2 + x_2^2 + x_3^2 + x_1x_2 + x_2x_3 + x_3x_1 =31$$

Giải

a) Khi $m=-1$ ta có phương trình:

$ \left( \sqrt{x}-1 \right) \left( x^2 -5x-2 \right) =0 \,\, (\text{ĐK:} x\ge 0)$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \sqrt{x}=1 \\ x^2-5x-2=0 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=1 \\ x=\dfrac{5+\sqrt{33}}{2} \,\, (n) \\ x=\dfrac{5-\sqrt{33}}{2} \,\, (l) \end{array}\right. $

b) Phương trình $(1)$ tương đương với $\left[ \begin{array}{l} x=1 \\ x^2 -5x +m-1=0 \,\, (2) \end{array}\right. $

Giả sử $x_1=1$ thì $x_2,x_3$ là nghiệm của $(2)$. Điều kiện phương trình $(1)$ có $3$ nghiệm phân biệt thì phương trình $(2)$ có hai nghiệm phân biệt dương khác $1$, tương đương với:

$\left\{ \begin{array}{l} \Delta = 25-4(m-1) >0 \\ S=5 >0 \\ P=m-1 >0 \\ 1-5+m-1 \ne 0 \end{array}\right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m<\dfrac{29}{4} \\ m>1 \\ m\ne 5 \end{array}\right. $

Khi đó $x_2 +x_3 =5$, $x_2x_3=m-1$.

Từ đó :$x_1 +x_2 +x_3 +x_1^2 +x_2^2 +x_3^2 +x_1x_2 +x_2x_3 +x_1x_3=31 $

$\Leftrightarrow 1+5+1+ \left( x_2+x_3 \right) ^2 -x_2x_3 +5=31 $

$\Leftrightarrow 1-m +37 =31 \Leftrightarrow m=7 \,\, (n) $

Bài 3.

a) Với $0<b<a$, hãy rút gọn biểu thức:

$$P=\left( \dfrac{1}{\sqrt{1+a}-\sqrt{a-b}}+ \dfrac{\sqrt{a+2+b}-\sqrt{a-b}}{b+1}-\dfrac{1}{\sqrt{1+a}+\sqrt{a-b}} \right) :\ \left( 1+ \sqrt{\dfrac{a+2+b}{a-b}} \right) $$

b) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l} \left( x-y \right) ^2 = \dfrac{1}{x} – \dfrac{1}{y} \\ x-y = xy-2 \end{array}\right. $

Giải

a) Ta có:

$P = \left( \dfrac{\sqrt{1+a}+\sqrt{a-b}}{1+a-(a-b)} + \dfrac{\sqrt{a+b+2}-\sqrt{a-b}}{1+b}-\dfrac{\sqrt{1+a}-\sqrt{a-b}}{1+a-(a-b)} \right) :  \left( \dfrac{\sqrt{a-b}+ \sqrt{a+b+2}}{\sqrt{a-b}} \right) $

$= \left( \dfrac{\sqrt{1+a}+\sqrt{a-b}+\sqrt{a+b+2}-\sqrt{a-b}-\sqrt{1+a}+\sqrt{a-b}}{1+b} \right) \cdot  \dfrac{\sqrt{a-b}}{\sqrt{a-b}+ \sqrt{a+b+2}} $

$= \left( \dfrac{\sqrt{a-b}+ \sqrt{a+b+2}}{1+b} \right) . \dfrac{\sqrt{a-b}}{\sqrt{a-b}+\sqrt{a+b+2}} $

$= \dfrac{\sqrt{a-b}}{1+b}$

b) Ta có:

$(x-y)^2 = \dfrac{1}{x} -\dfrac{1}{y} \Leftrightarrow (x-y)^2 = \dfrac{y-x}{xy}$

$\Leftrightarrow (x-y) \left( x-y+\dfrac{1}{xy} \right) =0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=y \\ x-y+\dfrac{1}{xy} =0\end{array}\right. $

Với $x=y$, thế vào $(2)$ ta có $x^2=2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=\sqrt{2} \Rightarrow y=\sqrt{2} \\ x=-\sqrt{2} \Rightarrow y= -\sqrt{2} \end{array}\right. $

Với $x-y+\dfrac{1}{xy}=0 \Rightarrow x-y= -\dfrac{1}{xy}$

Ta có $-\dfrac{1}{xy} =xy-2 \Leftrightarrow xy=1 \Rightarrow x-y=-1$, ta có:

$x(x+1)=1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=\dfrac{-1+\sqrt{5}}{2} \Rightarrow y= \dfrac{1+\sqrt{5}}{2} \\ x=\dfrac{-1-\sqrt{5}}{2} \Rightarrow y=\dfrac{1-\sqrt{5}}{2} \end{array}\right. $

Vậy hệ có $4$ nghiệm.

Bài 4. Có hai vòi nước $A$, $B$ cùng cung cấp cho một hồ cạn nước và vòi $C$ (đặt sát đáy hồ) lấy nước từ hồ để cung cấp cho hệ thống tưới cây. Đúng $6$ giờ, hai vòi $A$, $B$ được mở; đến $7$ giờ vòi $C$ được mở; đến $9$ giờ thì đóng vòi $B$ và vòi $C$; đến $10$giờ $45$ phút thì hồ đầy nước. Người ta thấy rằng nếu đóng vòi $B$ ngay từ đầu thì đến $13$ giờ hồ mới đầy. Biết lưu lượng vòi $B$ là trung bình cộng lưu lượng vòi $A$ và $C$, hỏi một mình vòi $C$ tháo cạn hồ nước đầy trong bao lâu?

Giải

Gọi $x$ là thời gian vòi $A$ làm đầy bể, $y$ là thời gian vòi $B$ làm đầy bể và $z$ là thời gian vòi $C$ làm cạn bể (hay đầy bể).

Ta có $\dfrac{2}{y}=\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{z}$

Ta có $\dfrac{19}{4x} + \dfrac{3}{y} -\dfrac{2}{z}=1$ và $\dfrac{7}{x}-\dfrac{2}{z} =1$. Từ đó ta có:

$\left\{ \begin{array}{l} \dfrac{2}{y}=\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{z} \\ \dfrac{19}{4x} + \dfrac{3}{y} -\dfrac{2}{z}=1 \\ \dfrac{7}{x}-\dfrac{2}{z} =1 \end{array}\right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x=6 \\ y=8 \\ z=12 \end{array}\right. $

Vậy thời gian vòi $C$  tháo cạn hồ là $12$ giờ.

Bài 5. Cho tứ giác $ABCD$ nột tiếp đường tròn đường kính $AC$, $AC=2a$. Gọi $M$,$N$ lần lượt là trung điểm của $AB$ và $AD$, tam giác $ABD$ đều.

a) Tính $BC$ và $CN$ theo $a$.

b) Gọi $H$ là trực tâm của tam giác $CMN$, $MH$ cắt $CN$ tại $E$, $MN$ cắt $AC$ tại $K$. Chứng minh năm điểm $B$, $M$, $K$, $E$, $C$ cùng thuộc một đường tròn $(T)$. Đường tròn $(T)$ cắt $BD$ tại $F$ ($F \ne B$), tính $DF$ theo $a$.

c) $KF$ cắt $ME$ tại $I$. Chứng minh $KM$ tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác $MIF$. Tính góc $IND$.

Giải

a) Ta có $OB = OD$, $AB = AD$ nên $AO$ là trung trực của $BD$.

$\angle{BOC}=2\angle{BAC}=60^\circ $ nên tam giác $OBC$ đều, suy ra $BC=OC=a$.

$AD=\sqrt{AC^2-CD^2}=a\sqrt{3}$ (vì $BC=CD=OC=a$), suy ra $DN=\dfrac{1}{2}AD=\dfrac{a\sqrt{3}}{2}$

suy ra $CN=\sqrt{CD^2+DN^2} = \sqrt{a^2 + \dfrac{3}{4} a^2 } =\dfrac{a\sqrt{7}}{2}$

b) Ta có $MN // BD$, suy ra $MN \bot AC$, suy ra $H$ thuộc $AC$.

Ta có $\angle{CBM} = \angle{CEM} =\angle{CKM} =90^\circ $ nên $B$, $C$, $M$, $K$, $E$ cùng thuộc đường tròn.

Ta có $\angle{KFB}=\angle{KCB} =\angle{ADB}$, suy ra $KF // AD$.

Gọi $P$ là giao điểm của $AC$ và $BD$. Tam giác $PAD$ có $KF // AD $ mà $K$ là trung điểm của $AP$ suy ra $F$ là trung điểm $PD$. Suy ra $FD = \dfrac{1}{2} PD = \dfrac{a\sqrt{3}}{4}$.

c) Ta có $\angle{KMI}=\angle{KCE}$, $\angle{KCM}=\angle{KFM}$ và $\angle{KCE}=\angle{KCM}$ vì tam giác $CMN$ cân.

Do đó $\angle{KMI}=\angle{KFM}$. \hfill $(1)$

Vẽ tia tiếp tuyến $Mx$ của đường tròn ngoại tiếp tam giác $MFI$.

Ta có $\angle{xMI}=\angle{IFM} $ \hfill $(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra $\angle KMI = \angle xMI$, suy ra $Mx$ và $MK$ trùng nhau. Hay $MK$ là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác $MFI$.

Ta có $\triangle KMI \backsim \triangle KFM $, suy ra $KI.KF=KM^2 =KN^2$, suy ra $\triangle KIN \backsim \triangle KNF$, suy ra $\angle{KIN}=\angle{KNF}=90^\circ $, mà $KF // ND$, suy ra $\angle{IND} =90^\circ $.

 

 

 

Đề thi và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 PTNK không chuyên 2012

Đề thi vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu năm 2012

Bài 1. Cho phương trình $x^3 -4x\sqrt{x} +m + 1=0$ $(1)$

a) Giải phương trình $(1)$ khi $m=-33$

b) Tìm $m$ để phương trình $(1)$ có đúng hai nghiệm phân biệt $x_1$, $x_2$ thỏa $x_1^6 +x_2^6=82$.

Giải

Đặt $t=x\sqrt{x} \ge 0$.

a) Khi $m=-33$ ta có phương trình: $t^2 -4t -32=0$ có $2$ nghiệm $t=-4$, $t=8$, loại $t=-4$.

Với $t = 8$, thì $x = 4$

b) Ta có $\Delta’ =3-m >0 \Leftrightarrow m<3 $ và $\left\{ \begin{array}{l} S=t_1 + t_2 =4 \\ P=t_1t_2=m+1\end{array}\right. $

Khi đó $x_1^6 + x_2^6 = t_1^4 + t_2^4 = \left( t_1^2 + t_2^2 \right) ^2 – 2t_1^2 t_2^2 = 2m^2 -60m +194 $

$x_1^6 + x_2^6 =82 \Leftrightarrow m^2 -30m +56 =0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m=2 \,\, (n)\\\\ m=28 \,\, (l) \end{array} \right. $

Bài 2. Giải phương trình và hệ phương trình

a) $\sqrt{2x+7}-\sqrt{-3x-5}=1$.

b) $\left\{ \begin{array}{l} x^2 -2xy =1-2\sqrt{5}\\ xy-\dfrac{1}{10}y^2=\sqrt{5}-\dfrac{1}{2} \end{array} \right. $

Giải

a)Điều kiện: $-\dfrac{7}{2} \le x \le -\dfrac{5}{3}$

Phương trình tương đương:

$\sqrt{2x+7}=1+\sqrt{-3x-5}$

$\Leftrightarrow 5x+11 =2\sqrt{-3x-5} $

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x\ge -\dfrac{11}{5} \\ 25x^2 +122x +141 =0 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x\ge -\dfrac{11}{5} \\ \left[ \begin{array}{l} x=-3 \,\, (l) \\ x=-\dfrac{47}{25} \end{array}\right. \end{array} \right. $

b) Lấy $(1) + 2 \times (2)$, ta có phương trình $y^2 = 5x^2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} y=x\sqrt{5} \\ y=-x\sqrt{5} \end{array}\right. $

Với $y=x\sqrt{5}$, thế vào $(1)$ ta có $x^2 – 2\sqrt{5}x^2 = 1-2\sqrt{5} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=1 \Rightarrow y=\sqrt{5} \\ x=-1 \Rightarrow y=-\sqrt{5} \end{array}\right. $

Với $y=-x\sqrt{5}$, thế vào $(1)$ ta có $x^2 + 2\sqrt{5}x^2 = 1-2\sqrt{5} \Leftrightarrow x^2 = \dfrac{1-2\sqrt{5}}{1+2\sqrt{5}}$ (VN)

Vậy nghiệm là: $\left( 1 ; \sqrt{5} \right)$, $\left( -1 ; -\sqrt{5} \right) $

Bài 3.

a) Rút gọn biểu thức: $$T = \left( \dfrac{2\sqrt{a}+ \sqrt{b}}{\sqrt{ab}+2\sqrt{a}-\sqrt{b}-2}-\dfrac{2-\sqrt{ab}}{\sqrt{ab}+2\sqrt{a}+\sqrt{b}+2} \right) $$ với $a,b \ge 0$ và $a \ne 1$.

Tìm giá trị lớn nhất của $T$ khi $a$ là số tự nhiên và $a \ne 1$.

b) Tìm $3$ số tự nhiên liên tiếp biết tổng $3$ tích của từng cặp số khác nhau của chúng là $1727$.

Giải

a) $MS1= \left( \sqrt{a}-1 \right) \left( \sqrt{b}+2 \right) $, $MS2= \left( \sqrt{a}+1 \right) \left( \sqrt{b}+2 \right) $

Quy đồng mẫu số chung $\left( \sqrt{a}-1 \right) \left( \sqrt{b}+2 \right) \left( \sqrt{a} +1 \right) = (a-1) \left( \sqrt{b} +2 \right) $ thì tử số bằng $(a+1)\left( \sqrt{b}+2 \right) $.

Suy ra $T= \dfrac{a+1}{a-1}$

$T= 1+ \dfrac{2}{a-1}$, $a=0 \Rightarrow T= -1$, $a>2 \Rightarrow T< 1+2 =3 =T (a=2) \Rightarrow T_{\max } =3$

b) Gọi $3$ số tự nhiên liên tiếp là $n – 1$, $n$ , $n + 1$ ($n \ge 1$), từ giả thiết ta có phương trình:

$(n-1)n+(n+1)n+(n-1)(n+1) =1727 \Leftrightarrow 3n^2 -1 = 1727 \Leftrightarrow n=24 \Rightarrow \text{ĐS}$

Bài 4. Tổng kết học kì $2$, trường trung học cơ sở $N$ có $60$ học sinh không đạt học sinh giỏi, trong đó có $6$ em từng đạt học sinh giỏi học kì $1$, số học sinh giỏi của học kì $2$ bằng $\dfrac{40}{37}$ số học sinh giỏi của học kì $1$ và có $8 \% $ số học sinh của trường không đạt học sinh giỏi học kì $1$ nhưng đạt học sinh giỏi học kì $2$. Tìm số học sinh giỏi học kì $2$ của trường biết rằng số học sinh của trường không thay đổi trong suốt năm học.

Giải

Gọi $x$ là số học sinh giỏi học kỳ $2$ của trường ($x$ nguyên dương).

Số học sinh của trường là $x + 60$ (học sinh)

Số học sinh giỏi của học kì $1$ là $\dfrac{37}{40}x$ (học sinh)

Ta có phương trình $\dfrac{8}{100}(x+60) -6= x-\dfrac{37}{40}x \Leftrightarrow x=240$.

Bài 5. Cho hình thang $ABCD$ ($AB // CD$) nội tiếp đường tròn $(C)$ tâm $O$, bán kính $R$ và có $\angle{DAB}=105^\circ$, $\angle{ACD}=30^\circ$.

a) Tính $\dfrac{DB}{DC}$ và tính $AB$ theo $R$.

b) Tiếp tuyến của $(C)$ tại $B$ cắt các đường thẳng $DO$, $DA$ lần lượt tại $M$, $N$. Tính $\dfrac{MN}{MD}$.

c) Gọi $E$ là trung điểm của $AB$, tia $DE$ cắt $MN$ tại $F$. Tính $\dfrac{BF}{BC}$.

Giải

a) Ta có $\angle{DAB}+ \angle{BCD}=180^\circ \Rightarrow \angle{BCD}=75^\circ $ $(1)$ $\Rightarrow \angle{ABC}= 105^\circ $

$\angle{ABD} =\angle{ACD}=30^\circ  \Rightarrow \angle{DBC} =\angle{ABC}-\angle{ABD}=105^\circ  -30^\circ  =75^\circ $ $(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ ta có $\angle{DBC} = \angle{DCB}$ ($=75^\circ $), nên $\triangle DCB$ cân tại $D$, suy ra $\dfrac{DB}{DC}=1$

Ta có $\angle{ACB}=75^\circ  -30^\circ  =45^\circ  \Rightarrow \angle{AOB}=2\angle{ACB} =90^\circ $, tam giác $AOB$ vuông cân tại $O$ nên $AB = AO\sqrt{2}=R\sqrt{2}$

b) Ta có $\angle{AOD}=2\angle{ACD}=60^\circ  \Rightarrow \Delta OAD$ đều $\Rightarrow \angle{ODA}=60^\circ $ hay $\angle{NDM}=60^\circ $

$\triangle DBC$ cân, nên $DO$ vừa là trung trực của $BC$ vừa là phân giác góc $\angle{BDC}$

$\angle{BOM}=180^\circ  -\angle{AOB} -\angle{AOD}=30^\circ  \Rightarrow \angle{OMB}= 60^\circ $ (do $OB \bot BM$)

Do đó tam giác $DMN$ đều, suy ra $\dfrac{MN}{MD} =1$

c) Gọi $E$ là trung điểm của $AB$, $\triangle AOB$ vuông cân tại $O$ nên $OE =AE$, $\angle{AEO}=90^\circ $

Ta có $\triangle ADE = \triangle ODE \Rightarrow \angle{AED} =\angle{OED}=45^\circ  , \angle{ADE}=\angle{ODE}=30^\circ$

$\Rightarrow DF$ là đường cao của tam giác $MDN$.

Gọi $I$ là trung điểm $BC$. Ta có $\angle{FDB}=15^\circ  =\angle{IDB}$

Khi đó $\triangle BFD = \triangle BID \Rightarrow BF =BI$ suy ra $\dfrac{BF}{BC}=\dfrac{1}{2}$

Đề thi và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 PTNK không chuyên 2011

Đề thi vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu năm 2011

Bài 1. Cho phương trình $(x^2-mx-2m^2)\sqrt{x-3} = 0$ $(1)$.

a) Giải phương trình $(1)$ khi $m = 2$.

b) Tìm $m$ để phương trình $x^2-mx-2m^2 = 0$ có hai nghiệm phân biệt $x_1, x_2$ thỏa $x_1^2+2x_2^2 = 7m^2+2$.

c) Chứng minh rằng phương trình $(1)$ không thể có quá hai nghiệm.

Giải

a) Điều kiện $x \geq 3$. Khi m = 2 ta có phương trình:

$\left( x^2 -2x -8 \right) \sqrt{x-3}=0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=3 \,\, (n)\\ x=4 \,\, (n)\\ x=-2 \,\, (l) \end{array} \right. $

b) Ta có: $x^2 -mx-2m^2=0$

$\Delta = m^2 + 8m^2 =9m^2$, suy ra phương trình có nghiệm $x=2m$, $x=-m$

TH1: $x_1=2m$, $x_2 = -m$ ta có $4m^2=7m^2 +2 $ (VN)

TH2: $x_1=-m$, $x_2 =2m$ ta có $9m^2 = 7m^2 +2 \Leftrightarrow m=1, m=-1$

c) Điều kiện $x \ge 3$, phương trình $x^2 -mx – 2m^2 =0$ luôn có nghiệm $x_1$, $x_2$ và $x_1x_2 = -2m^2 \le 0$ nên không thể có hai nghiệm đều dương. Suy ra phương trình $(1)$ có nhiều nhất là hai nghiệm.

Bài 2.

a) Giải phương trình $\sqrt{x+2}+\sqrt{5-2x}=1+\sqrt{6-x}$.

b) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{array}{l} x^2+y^2=2y+1\\ xy=x+1 \end{array} \right.$

Giải

Điều kiện: $-2 \le x \le \dfrac{5}{2}$

$\sqrt{x+2}+\sqrt{5-2x} = 1+ \sqrt{6-x} $

$\Leftrightarrow x+2+5-2x + 2\sqrt{x+2}\sqrt{5-2x}=1+6-x+ 2\sqrt{6-x} $

$\Leftrightarrow \sqrt{\left( x+2 \right) \left( 5-2x \right) } = \sqrt{6-x}$

$\Leftrightarrow -2x^2 +x+10 =6-x $

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=-1 \,\, (n) \\ x=2 \,\, (n) \end{array} \right. $

b) Từ (2) ta có $y= \dfrac{x+1}{x}$ thế vào (1) ta có:

$x^2 + \dfrac{\left( x+1 \right) ^2}{x^2} = \dfrac{2(x+1)}{x}+1 $

$\Leftrightarrow x^4 + x^2 +2x+1 = 2x(x+1) + x^2 $

$\Leftrightarrow x^4 -2x^2 +1 = 0 \Leftrightarrow x=1, x=-1 $ $

Với $x = 1, y = 2.$

Với $x = -1 , y = 0.$

Bài 3.

a) Rút gọn biểu thức $$R = \left(\dfrac{x-1}{\sqrt{x}-1}+\dfrac{\sqrt{x^3}-1}{1-x}\right):\left(\dfrac{(\sqrt{x}-1)^2+\sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}\right)$$ với $x \geq 0, x \neq 1$.

b) Chứng minh $R < 1$.

Giải

a) $R = \left(\dfrac{x-1}{\sqrt{x}-1}+\dfrac{\sqrt{x^3}-1}{1-x}\right):\left(\dfrac{(\sqrt{x}-1)^2+\sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}\right)$

$= \left[ \dfrac{(\sqrt{x}+1)(\sqrt{x}-1)}{\sqrt{x}-1} – \dfrac{(\sqrt{x}-1)(x+\sqrt{x} +1)}{(\sqrt{x}+1)(\sqrt{x}-1)}\right] : \dfrac{ x-2\sqrt{x} + 1+ \sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}$

$= \left( \sqrt{x} +1 – \dfrac{x+\sqrt{x} +1}{\sqrt{x} -1}\right) \cdot \dfrac{\sqrt{x}+1}{ x-\sqrt{x} + 1}$

$= \dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+1} \cdot \dfrac{\sqrt{x}+1}{ x-\sqrt{x} + 1}$

$=\dfrac{\sqrt{x}}{x-\sqrt{x}+1}$

b) $R<1 \Leftrightarrow \dfrac{\sqrt{x}}{x-\sqrt{x}+1}<1 \Leftrightarrow \sqrt{x}< x-\sqrt{x}+1 \Leftrightarrow \left( \sqrt{x}-1 \right) ^2 >0$ (đúng vì $x \ne 1$).

Bài 4. Một tổ mua nguyên vật liệu để thuyết trình tại lớp hết 72.000 đồng, cho phí được chia đều cho mỗi thành viên của tổ. Nếu tổ giảm bớt 2 người thì mỗi người phải đóng thêm 3000 đồng. Hỏi số người của tổ?

Giải

Gọi số tổ viên là $x$ $(x>2)$, số tiền mỗi tổ đóng lúc đầu là $y$. Ta có hệ phương trình:

$\left\{ \begin{array}{l} xy=72000 \\ (x-2)(y+3000)=72000 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} y=\dfrac{72000}{x} \ (1)\\ y+3000=\dfrac{72000}{x-2}\ (2) \end{array} \right.$

Lấy $(2) -(1)$ ta được: $\dfrac{72000}{x-2} – \dfrac{72000}{x}  =3000$

$\Leftrightarrow x^2 – 2x – 48 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=8 \, (n) \\ x=-6 \, (l) \end{array} \right. $

Vậy số người của tổ là $8$ người.

Bài 5. Cho tam giác $ABC$ có $\angle BAC = 75^\circ, \angle BCA = 45^\circ, AC = a\sqrt{2}$. $AK$ vuông góc với $BC$ và $K$ thuộc $BC$.

a) Tính độ dài các đoạn $KC$ và $AB$ theo $a$.

b) Gọi $H$ là trực tâm và $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$. Tính $\angle OHC$.

c) Đường tròn tâm $I$ nội tiếp tam giác $ABC$. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác $HIO$ theo $a$.

Giải

a) Tam giác $ACK$ vuông cân tại $C$, suy ra $AK = \dfrac{AC}{\sqrt{2}}=a$

$\sin \angle{ABK} =\dfrac{AK}{AB}=\dfrac{\sqrt{3}}{2} \Rightarrow AB= \dfrac{2a}{\sqrt{3}}$

b) Ta có $\angle{AOC} = 2\angle{ABC}=120^\circ $ và $\angle{AHC}=2\angle{EHF} =180^\circ – \angle{BAC}=120^\circ $.

Suy ra $\angle{AHC}=\angle{AOC}$, suy ra $AHOC$ nội tiếp.

Do đó $\angle{OHC}=\angle{OAC}=30^\circ $

c) Ta có $\angle{AIC}=180^\circ – \angle{IAC}-\angle{ICA}$

$=180^\circ – \dfrac{1}{2}\left( \angle{BAC} + \angle{ACB} \right)$

$=120^\circ = \angle{AOC}$.

Do đó tứ giác $AIOC$ nội tiếp.

Vậy 5 điểm $A$, $H$, $I$, $O$, $C$ cùng thuộc đường tròn.

Gọi $D$ là điểm chính giữa cung $AC$.

Ta có $OAD$ và $OCD$ đều, suy ra $DA = DC = DO$, hay $D$ là tâm đường tròn ngoại tiếp, và bán kính $DO =DA=\dfrac{AB}{\sqrt{2}}= \dfrac{a\sqrt{2}}{\sqrt{3}}$

 

 

 

 

Đề thi thử vào lớp 10 – Không chuyên PTNK

Thời gian làm bài 120 phút.

Bài 1.  (1,5 điểm) Cho biểu thức
$$A = \left( {\frac{1}{{\sqrt a + \sqrt b }} + \frac{{3\sqrt {ab} }}{{a\sqrt a + b\sqrt b }}} \right).\left[ {\left( {\frac{1}{{\sqrt a – \sqrt b }} – \frac{{3\sqrt {ab} }}{{a\sqrt a – b\sqrt b }}} \right):\frac{{a – b}}{{a + \sqrt {ab} + b}}} \right]$$
a) Rút gọn $A$.
b) Chứng minh $A < \dfrac{2}{a+b}$.

%————————————–%

Bài 2. (2 điểm) 
a) Giải phương trình $\sqrt{x+3}+\sqrt{x-1}=1+\sqrt{2x+1}$
b) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{matrix} x+y + xy = 8 \hfill \cr \sqrt{x+2}+\sqrt{y+2}=4 \hfill \cr \end{matrix} \right.$

%————————————–%

Bài 3. (1,5 điểm) Cho phương trình $(m-1)x^2 – 2(m+1)x + m = 0 $ ($m$ là tham số )
a)  Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm trái dấu.
b) Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1, x_2$ thỏa

$$m(x_1-1)^2 = (x_2+1)^2-1$$

%————————————–%

Bài 4. (2 điểm) 

a) Hai kho hàng I và II chứa một số sản phẩm. Nếu lấy đi ở mỗi kho hàng 200 sản phẩm thì số sản phẩm còn lại của kho I bằng $\dfrac{1}{2}$ số sản phẩm của kho II. Nếu chuyển $20 \% $ số sản phẩm kho I qua kho II thì số sản phẩm kho I bằng $40 \% $ số sản phẩm kho II. Tính số sản phẩm của mỗi kho hàng.
b)  Để thi vào trường chuyên một số học sinh lớp 9A có đi học thêm hai môn toán và văn tại trung tâm Star-education. Biết rằng số học sinh học cả hai môn toán văn bằng tích số học sinh chỉ học môn toán và số học sinh chỉ học môn văn. Số học sinh học thêm môn toán là 45, số học sinh học thêm môn văn là 48. Tính số học sinh lớp 9A biết rằng số học sinh không đi học thêm là ước của số học sinh đi học thêm và tổng số hs trong lớp không quá 100 em.

%————————————–%

Bài 5. (3 điểm) Cho đường tròn $(O)$ đường kính $AB = 2R$, $C$ thuộc $(O)$ sao cho $AC = R$. Gọi $H$ là hình chiếu
của $C$ trên $AB$, đường tròn tâm $I$ đường kính $CH$ cắt $BC$ tại $E$ và $AC$ tại $D$.
a) Chứng minh $ADEB$ nội tiếp. Tính diện tích tứ giác $ADEB$.
b) Vẽ tiếp tuyến $BF$ đến $(I)$ với $F$ là tiếp điểm và khác $H$, $HF$ cắt $IB$ tại $J$ và cắt $AC$ tại $G$. Chứng minh $CEJI$ nội tiếp. Tính $\angle CJE$.
c) Tính các góc của tam giác $ABG$.

Hết

Lời giải

Bài 1.

a) $A= \left( \dfrac{1}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}+\dfrac{3\sqrt{ab}}{a\sqrt{a}+b\sqrt{b}} \right) . \left[ \left( \dfrac{1}{\sqrt{a}-\sqrt{b}}-\dfrac{3\sqrt{ab}}{a\sqrt{a}-b\sqrt{b}} \right) : \dfrac{a-b}{a+\sqrt{ab}+b} \right] \\
= \dfrac{a-\sqrt{ab}+b+3\sqrt{ab}}{\left( \sqrt{a}+ \sqrt{b} \right) \left( a-\sqrt{ab}+b \right) } \cdot \dfrac{a+\sqrt{ab}+b-3\sqrt{ab}}{\left( \sqrt{a}-\sqrt{b} \right) \left( a+\sqrt{ab}+b \right) } \cdot \dfrac{a+\sqrt{ab}+b}{a-b}\\
= \dfrac{\sqrt{a}+\sqrt{b}}{a-\sqrt{ab}+b} \cdot \dfrac{\sqrt{a}-\sqrt{b}}{a+\sqrt{ab}+b} \cdot \dfrac{a+\sqrt{ab}+b}{a-b} \\
= \dfrac{a-b}{a-\sqrt{ab}+b} \cdot \dfrac{1}{a-b} \\
= \dfrac{1}{a-\sqrt{ab}+b}$.

b) $A < \dfrac{2}{a+b} \Leftrightarrow a+b < 2(a+b-\sqrt{ab}) \Leftrightarrow (\sqrt{a}-\sqrt{b})^2 > 0$.

Đúng vì $a \neq b$.

Bài 2.

a) Điều kiện : $x \geq 1$.\\
Phương trình tương đương với : \\
$x+3 + x-1 +2\sqrt{(x+3)(x-1)} = 1+2x+1 + 2\sqrt{2x+1} \\
\Leftrightarrow x^2+2x-3 = 2x + 1 \\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 2 \;\; (n)\\
x = – 2 \;\; (l)
\end{array} \right. $

b) Đặt $u = \sqrt{x+2}, v = \sqrt{y+2}$ ta có $u, v \geq o$ và $x = u^2 – 2, y = v^2 – 2$. Ta có hệ: \\
$\left\{ \begin{array}{l} u + v = 4\;\; (*) \\
u^2v^2 – u^2 – v^2 = 8\;\; (**)
\end{array} \right.$\\
Từ (**) ta có $u^2v^2 – (u+v)^2 + 2uv – 8 = 0 \Rightarrow u^2v^2 + 2uv – 24 = 0 \\ \Rightarrow uv = 4 \; (n), uv = – 6 \; (l)$. \\
Với $u + v = 4, uv = 4$ ta có $u = 2, v = 2$. Giải ra $x = 2, y = 2$. \\
Vậy hệ phương trình có nghiệm $(x;y)$ là $(2;2)$.

Bài 3.

a) Điều kiện để phương trình có hai nghiệm trái dấu \\
$\left\{ \begin{array}{l}
m-1 \ne 0 \\
\Delta ‘ =(m+1)^2-m(m-1) >0 \\
P = m (m-1)<0
\end{array} \right. \Leftrightarrow
\left\{ \begin{array}{l}
m \ne 1 \\
3m+1 >0 \\
0<m<1
\end{array} \right.
\Leftrightarrow 0<m<1$

b) Điều kiện để phương trình có hai nghiệm phân biệt \\
$\left\{ \begin{array}{l}
m – 1 \neq 0\\
\Delta ‘ = (m+1)^2-m(m-1) > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ne 1 \\
m > -\dfrac{1}{3}
\end{array} \right. $
$x_1$ là nghiệm của phương trình nên \\ $(m-1)x_1^2 – 2(m+1)x_1 + m = 0 \Leftrightarrow m(x_1 -1)^2 = x_1^2+2x_1$.
Do đó

$m(x_1-1)^2 = (x_2+1)^2 – 1 \\
\Leftrightarrow \left( x_1 + 1 \right)^2 = \left( x_2 + 1 \right)^2 \\
\Leftrightarrow \left( x_1 – x_2 \right) \left( x_1 + x_2 +2 \right) =0 \\
\Leftrightarrow x_1 + x_2 = -2 \;\; \left( \text{vì } x_1 \ne x_2 \right) \\
\Leftrightarrow \dfrac{2(m+1)}{m-1} = – 2 \Leftrightarrow m = 0 (n)$.

Bài 4.

a) Gọi $x, y$ lần lượt là số hàng kho I, II. Dựa vào đề bài ta có hệ phương trình:
$\left\{\begin{array}{l}
x – 200 = \dfrac{1}{2} ( y – 200) \\
\dfrac{4}{5}x = \dfrac{2}{5} (y + \dfrac{1}{5}x) \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x=\dfrac{1}{2}y+100 \\
18x=10y
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x=1000 \\
y=1800
\end{array} \right. $
Vậy số hàng kho I là 1000 sản phẩm và số hàng kho II là 1800 sản phẩm.

b) Gọi $x, y$ là số học sinh chỉ học môn toán và chỉ học môn văn. Suy ra số học sinh học cả hai môn là $xy$.

Khi đó ta có hệ: $xy + x = 45 (1) xy+y=48(2)$.

Khi đó $y = x+3$, thế vào (1): $x^2+4x-45 = 0$.

Giải ra được $x = 5$ (Vì  x > 0). Suy ra $y = 8$.

Số học sinh học thêm toán là: 50,

Số học sinh học thêm là 53. Suy ra số học sinh không đi học thêm là 1.

Số học sinh của lớp là: 54.

Bài 5.

a) Ta có $CD\cdot CA = CH^2$ và $CE\cdot CB = CH^2$. Suy ra $CD\cdot CA = CE\cdot CB$, suy ra $\triangle CDE \backsim \triangle CBA$, suy ra $\angle CDE = \angle CBA$, suy ra tứ giác $ADEB$ nội tiếp.
Ta có $S_{ADEB} = S_{ABC} – S_{ADE}$. Mà $AC = R, BC = R\sqrt{3}$, suy ra $S_{ABC}=R^2 \dfrac{\sqrt{3}}{2}$.
$DE = \dfrac{CH^2}{AC} = \dfrac{3R}{4}, CE = \dfrac{CH^2}{CB}= \dfrac{R\sqrt{3}}{4}$.
Suy ra $S_{ADE} = \dfrac{3R^2\sqrt{3}}{32}$.
Do đó $S_{ADEB} = \dfrac{13R^2\sqrt{3}}{32}$.
b) Ta có $BI \bot HF$ tại $J$. Ta có $BI\cdot BJ = BH^2$. Và tam giác $CHB$ vuông tại $H$ có $HE$ là đường cao nên $BE.BC = BH^2$.
Do đó $BI\cdot BJ = BH\cdot BE$, suy ra tứ giác $CIJE$ nội tiếp. Suy ra $\angle CJE = \angle CIE = 60^\circ$.
c) Ta có $\angle GCB = \angle GJB = 90^\circ$, suy ra $CJBG$ nội tiếp. Suy ra $\angle CGB = \angle CJI$. Mà $\angle CJI = \angle CEI = 60^\circ $, suy ra $\angle CGB = 60^\circ $. Mà $\angle GAB = 60^\circ $ nên $\angle GBA = 60^\circ $.
\end{enumerate}

Đề ôn thi vào lớp 10 Chuyên Toán.

Thời gian làm bài 150 phút.

Bài 1. (1, 5 điểm) Cho phương trình $(\sqrt{x} – 1)(x^2 – (m^2+1)x + 1) = 0$
a) Giải phương trình khi $m = -2$.
b) Tìm $m$ để phương trình có 3 nghiệm phân biệt $x_1<x_2<x_3$ và thỏa $x_1^2 + 4x_2^2+x_3^2 = 27$.

Bài 2. (2 điểm) Cho các số dương $a, b, c$ thỏa $a+ b+ c = abc$.
a) Tìm $a, b, c$ nếu $a, b, c$ là các số nguyên dương.
b) Chứng minh $ab+ac+bc \geq 9$ và $ab+ac+bc\geq 3 + \sqrt{1+a^2}+\sqrt{1+b^2}+\sqrt{1+c^2}$.

Bài 3.  (1, 5 điểm) Số nguyên dương $n$ được gọi là số đẹp nếu tồn tại các số nguyên dương $x, y, z$ không nhất thiết phải khác nhau sao cho: $$n = \left[ {x;y} \right] + \left[ {y;z} \right] + \left[ {z;x} \right]$$ với $\left[ {a;b} \right]$ là bội chung nhỏ nhất của hai số $a, b$
a) Chứng minh rằng $n=2021$ là số đẹp.
b) Chứng minh rằng mọi số lẻ khác 1 đều là số đẹp.
c) Chứng minh rằng $n=2^{2021}$ không phải là số đẹp.

Bài 4. (3 điểm) Cho đoạn thẳng $BC$ cố định và điểm $A$ thay đổi sao cho $\angle BAC = \alpha < 60^\circ$ không đổi và $AB, AC >BC$. Trên $BC$ lấy các điểm $M, N$ sao cho $BM = MN = NC$. Đường tròn ngoại tiếp các tam giác $ABN$ và $ACM$ cắt nhau tại $D$ và cắt các cạnh $AC, AB$ lần lượt tại $E, F$.

a) Tìm vị trí của $A$ sao cho $AE \cdot AC + AF \cdot AB$ lớn nhất.

b) Chứng minh rằng $\dfrac{DB}{DC} = \dfrac{AC}{AB}$.

c) Gọi $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $AEF$. Chứng minh $I$ luôn thuộc một đường cố định.

Bài 5. (2 điểm) Một giải đấu bóng đá gồm 8 đội đá với nhau. Mỗi lượt, 8 đội chia làm 4 cặp đấu, thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm và thua 0 điểm.
a) Giải đấu diễn ra hai lượt.
i)  Chứng minh rằng có 2 đội có điểm bằng nhau.
ii) Chứng minh rằng có thể tìm được 4 đội $A, B, C, D$ đôi một chưa đấu với nhau.
b) Kết thúc giải người ta thấy rằng không có trận nào kết thúc với tỉ số hòa. Chứng minh rằng có thể tồn tại 5 đội $A, B, C, D, E$ xếp thành một hàng sao cho đội đứng trước thắng đội đứng sau.

HẾT

Lời giải

Bài 1. 

a) Khi $m = -2$ ta có phương trình $(\sqrt{x}-1)(x^2-5x+1) = 0$.

Giải phương trình ta có nghiệm $x = 1, x = \dfrac{5+\sqrt{21}}{2}, x= \dfrac{5-\sqrt{21}}{2}$.

b) Điều kiện $x \geq 0$. Ta có $x = 1$ là một nghiệm của phương trình.

Phương trình (1) có ba nghiệm phân biệt khi và chỉ khi phương trình

$x^2-(m^2+1)x + 1 = 0$. (2) có hai nghiệm phân biệt không âm và khác 1.

  • $\Delta (m^2+1)^2 – 4 = (m^2-1)(m^2+3) > 0$.
  • $1^2 -(m^2+1)1 + 1 \neq 0 \Leftrightarrow m \neq \pm 1$.

Khi đó phương trình có hai nghiệm là $a<b$ thỏa $a+b = m^2+1 > 0, ab = 1$.

Do đó $a, b > 0$ và có tích bằng 1, nên một số nhỏ hơn 1, 1 số lớn hơn 1.

Từ đó ta có $x_2 = 1$, $x_1  =a, x_3 = b$. Khi đó

$x_1^2+4x_2^2 + x_3^2 = 27$

$(a+b)^2 – 2ab = 23$

$m^2 = 25$

$m = \pm 5$. (Nhận)

Bài 2.

a) Do vai trò $a, b, c$ như nhau nên giả sử $a \geq b geq c > 0$. Khi đó

$a + b+ c = abc \Leftrightarrow \dfrac{1}{ab} + \dfrac{1}{bc} + \dfrac{1}{ac} = 1 \leq \dfrac{3}{c^2}$.

Suy ra $c = 1$. Khi đó $ab = a+b +1 \Leftrightarrow (a-1)(b-1) = 2$. Giải ra được $a = 3, b=2$.

Vậy phương trình có nghiệm $(3;2;1)$ và các hoán vị.

b)

Áp dụng bdt $(x+y+z)(\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y}+ \dfrac{1}{z}) \geq 9$ và từ $\dfrac{1}{ab} + \dfrac{1}{bc} + \dfrac{1}{ac} = 1$.

Suy ra $ab+bc+ac \geq 9$.

Ta có bdt $3(x^2+y^2+z^2) \geq (x+y+z)^2 \geq 3(xy+yz+xz)$. (Tự chứng minh)

Ta có $P = (ab+bc+ac-3)^2 = (ab+bc+ac)^2 – 6(ab+bc+ac)+9$.

Mà $(ab+bc+ac)^2 \geq 3abc(a+b+c)$ và $abc = a+b+c$.

Suy ra $(ab+bc+ac)^2 \geq 3(a+b+c)^2$.

Do đó $P \geq 3(a^2+b^2+c^2) + 9 \geq (\sqrt{1+a^2} + \sqrt{1+b^2}+\sqrt{1+c^2})^2$.

Từ đó

$ab+bc+ac-3 \geq \sqrt{1+a^2} + \sqrt{1+b^2}+\sqrt{1+c^2}$

$ab+bc+ac \geq 3+\sqrt{1+a^2} + \sqrt{1+b^2}+\sqrt{1+c^2}$.

Bài 3. 

a) $ 2021 = [1;1] + [1010;1] + [1010;1]$.

b) Nếu $ n = 2k + 1$ và $k \geq 1$. Chọn $x = y =1,z=k$ ta có $n = [1;1] + [k;1] + [k;1]$.

c) Chú ý các nhận xét sau:

  • Mọi số nguyên dương đều biểu diễn với dạng $p\cdot 2^n$ trong đó $p$ là số lẻ.
  • Bội chung nhỏ nhất của $p\cdot 2^n$ và $q\cdot 2^m$ với $n>m$ là $r\cdot 2^n$ với $r=[p;q]$ lẻ.

Giả sử $n =2^{2021}$ là số đẹp, tức là tồn tại $x, y, z$ nguyên dương sao cho $2^{2021} = [x;y] + [y;z] + [z;x]$.

Do $2^{2021}$ là số chẳn nên chỉ có hai trường hợp xảy ra, hoặc cả ba số $\left[ {x;y} \right],\left[ {y;z} \right],\left[ {z;x} \right]$ đều là số chẳn, hoặc trong ba số này có hai số lẻ và một số chẳn.

Nếu 3 số $x, y, z$ lẻ thì $[x;y] + [y;z] + [z;x]$ lẻ vô lý.

Nếu 1 số lẻ, hai số chẵn cũng tương tự.

Trường hợp 2 số chẵn. Giả sử $x, y$ chẵn. Ta xét các trường hợp sau:

  • Nếu $z$ lẻ. Khi đó ta có: $\left[ {x;y} \right] = {2^a}{m_1}$ với $m_1$ là số lẻ, $\left[ {y;z} \right] = {2^b}{m_2}$, với $m_2$ là số lẻ, $\left[ {z;x} \right] = {2^a}{m_3}$, với $m_2$ là số lẻ. Dễ thấy $a, b < 2021$.
    • Từ đó: ${2^a}{m_1} + {2^b}{m_2} + {2^a}{m_3} = {2^{2021}} \Leftrightarrow {2^b}\left( {{2^{a – b}}{m_1} + {m_2} + {2^{a – b}}{m_3}} \right) = {2^{2021}} \Leftrightarrow {2^{a – b}}{m_1} + {m_2} + {2^{a – b}}{m_3} = {2^{2021 – b}}$. Do vế trái của đẳng thức là một số lẻ, vế phải là một số chẳn. Từ đó ta có trường hợp này không thể xảy ra.
  • Nếu $z$ là số chẵn. Như vậy, $x, y, z$ đều là số chẳn, đặt: $z=2^{c}t_{3}$, với ($t_{3}$ là số tự nhiên lẻ) không mất tính tổng quát, giả sử: $2021 > a \ge b \ge c \ge 0$. Vậy: $\left[ {x;y} \right] = {2^a}{m_1}$, $\left[ {y;z} \right] = {2^b}{m_2}$, $\left[ {z;x} \right] = {2^a}{m_3}$ với $m_1, m_2, m_3$ là ba số tự nhiên lẻ.
    • Từ đó: ${2^a}{m_1} + {2^b}{m_2} + {2^a}{m_3} = {2^{2021}} \Leftrightarrow {2^b}\left( {{2^{a – b}}{m_1} + {m_2} + {2^{a – b}}{m_3}} \right) = {2^{2021}} \Leftrightarrow {2^{a – b}}{m_1} + {m_2} + {2^{a – b}}{m_3} = {2^{2021 – b}}$. Do vế trái của đẳng thức là một số lẻ, vế phải là một số chẳn. Từ đó ta có trường hợp này không thể xảy ra.

Bài 4. 

a) Ta có $BF\cdot BA = BM \cdot BC = \dfrac{1}{3}BC^2$ và $CE \cdot CA = \dfrac{1}{3}BC^2$.

Do $AB, AC > BC$ nên $F, E$ nằm giữa $AB$ và $AC$.

Khi đó $X = AF \cdot AB + AE \cdot AC = AB^2-BF \cdot BC + AC^2-CE \cdot CA = AB^2+AC^2-\dfrac{2}{3}BC^2$.

Do đó $X$ lớn nhất khi và chỉ khi $AB^2+AC^2$ lớn nhất.

Ta có $BC^2=BH^2+CH^2 = (AB\sin \alpha)^2+(AC – AB \cos \alpha)^2$

$= AB^2+AC^2-2AB\cdot AC \cos \alpha$

$\geq (AB^2+AC^2) – (AB^2+AC^2)\cos \alpha$.

$\geq (AB^2+AC^2)(1-\cos \alpha)$

Suy ra $AB^2+AC^2$ lớn nhất bằng $\dfrac{BC^2}{1-\cos\alpha}$ khi $AB = AC$.

Vậy $AF \cdot AB + AE \cdot AC $ lớn nhất khi và chỉ khi $AB = AC$.

b) Ta có $\angle DBF  = \angle DEC, \angle DFB = \angle DCE$.

Suy ra $\triangle DBF = \triangle DCE$, do đó $\dfrac{DB}{DC} = \dfrac{BF}{CE}$ (1)

Mà $BF \cdot AB = CE \cdot AC = \dfrac{1}{3}BC^2$.

Suy ra $\dfrac{BF}{CE} = \dfrac{AC}{AB}$. (2)

Từ (1) và (2) ta có $\dfrac{DB}{DC} = \dfrac{AC}{AB}$.

c) Gọi $K$ là giao điểm thứ hai của $(AEF)$ và $(ABC)$. Khi đó

$\triangle KFB \backsim \triangle KEC$, suy ra $\dfrac{KB}{KC} = \dfrac{BF}{CE}$.

Mà $\dfrac{BF}{CE} = \dfrac{AC}{AB}$. Suy ra $\dfrac{KB}{KC} = \dfrac{AC}{AB}$.

Do đó $\triangle KBC \backsim \triangle ACB$, suy ra $KB = AC, KC = AB$.

từ đó $AKCB$ là hình thang cân, nên trung trực của $AK$ và $BC$ trùng nhau.

Do đó tâm $I$ của đường tròn ngoại tiếp tam giác $AEF$ thuộc trung trực của $AK$ hay thuộc trung trực $BC$ cố định.

Bài 5.

a) Nếu mỗi đội đá nhau được 2 trận.

  • Thì số điểm mội đội có thể nhận là $0, 1, 2, 3, 4, 6$. Do đó theo nguyên lý Dirichlet cho ít nhất 2 đội có cùng số điểm.
  • Gọi 8 đội là $A, B, C, D, E, F, G, H$, sau hai vòng mỗi đội đá đúng hai trận.
    • Không có ba đội nào đôi một đá với nhau, vì giả sử $A, B, C$ đôi một đá với nhau, thì vòng 1, $A$ đá với $B$ thì $C$ không đá với ai, nên phải cần ít nhất 3 vòng để điều này xảy ra.
    • Giả sử $A$ đá với $B, C$ thì $BC$ không đá với nhau nên $B, C$ đá với đội khác.
      • Nếu $B, C$ đá cùng một đội $D$. Khi đó nhóm $E, F, G, H$ cũng có hai đội chưa đá với nhau và cũng không đá với nhóm $A, B, C, D$. Giả sử là $E, F$ chưa đá với nhau. Khi đó 4 đội $A, D, E, F$ đôi một chưa đá với nhau trận nào.
      • Nếu $B, C$ đá với hai đội khác nhau là $D, E$. Lý luận tương tự ta chỉ suy ra được là $E, D$ cùng đấu với $F, G$ và $G,F$ đấu với $H$. Khi đó $A – B  – D – F – H – G – E – C – A$. Chọn 4 đội $A, D, H, E$ thỏa đề bài.

b)  Xét đội $A$ thắng nhiều nhất trong đó thắng $B, C$, xét đội $B$ và $C$ thì nếu $B$ thắng $C$ ta có $A – B – C$ là dãy mà đội trước thắng đội sau, ngược lại ta có dãy $A – C – B$.

Vậy giả sử ta có $A$ thắng $B$,$B$ thắng $C$, ta kí hiệu $A -> B -> C$.

Xét tới đội $D$ nào đó. Có các trường hợp sau:

  • $D -> A$ hoặc $C -> D$. Khi đó ta có $D ->A->B->C$ hoặc $A-> B -> C-> D$.
  • Nếu không có điều này, thì $A ->D$ và $D->C$. Khi đó $B, D$.
    • Nếu $D->B$ thì ta có $A->D->B->C$.
    • Nếu $B ->D$ thì ta có $A -> B ->D ->C$.

Trong các trường hợp ta đều có dãy 4 người mà người này thắng người kia. Vậy ta đã có $A-> B-> C->D$.

Xét $E$, tương tự như $D$.

  • Nếu $E$ thắng $A$ hoặc $D$ thắng $E$ thì bài toán được chứng minh.
  • Ngược lại, $A$ thắng $E$ và $E$ thắng $D$. Khi đó ta xét mối quan hệ giữa $E$ và $B,C$.
    • Nếu $E$ thắng $B$. Khi đó ta có $A-E-B-C-D$.
    • Nếu $E$ thua $B, C$, khi đó $A-B-C-E-D$.
    • Nếu $E$ thua $B$ và thắng $C$, khi đó $A-B-E-C-D$.

Vậy lúc nào cũng tìm được 5 đội xếp thành một hàng mà đội trước thắng đội sau.

 

Đề thi thử vào lớp 10 PTNK – Đề toán chung – Lần 2

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 PTN – NĂM 2020

Môn: Toán chung

THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT

Bài 1. (1.5 điểm)

a) Cho $a > 0, b \geq 0$ và $a \neq b$.

Đặt $A = \dfrac{\sqrt{a}}{a+b-2\sqrt{ab}} – \dfrac{\sqrt{b}}{a-b} ; \ B = a^2\sqrt{a}+b^2\sqrt{b}-a^2\sqrt{b}-b^2\sqrt{a}$.

Biết $AB = \dfrac{9}{2}ab$. Tính $\dfrac{b}{a}$.

b) Cho $x = \sqrt{2} + \sqrt{3}$. Chứng minh $x^4-10x^2+1 = 0$.

Bài 2. (2 điểm) Giải các phương trình và hệ phương trình sau:
a) $x+\dfrac{2x-6}{\sqrt{x-3}} = 6$
b) $\left\{\begin{array}{c} x(|x|+y) = 5|x|\\x^2+y^2+3xy=55 \end{array} \right.$

Bài 3. (1.5 điểm) Cho phương trình $\dfrac{(x-2)(x^2 – 4x – m)}{\sqrt{x}} = 0$.
a) Giải phương trình khi $m = 1$.
b) Tìm $m$ để phương trình có ba nghiệm phân biệt $x_1, x_2, x_3$.
c) Với điều kiện câu b, giả sử $x_1 < x_2 < x_3$.Tìm $m$ để $x_1^2 + 2x_2^2 + x_3^2 = 18$.

Bài 4. (2 điểm)

a) Thầy Vũ có một mảnh vườn hình thoi, độ dài đường chéo nhỏ bằng độ dài cạnh và bằng 30m. Người ta làm một con đường song song với đường chéo nhỏ ngang qua ngang mảnh đất và diện tích còn lại của mảnh đất là hai tam giác đều như hình vẽ có cạnh là 20m. Hỏi diện tích đất được đền bù so với phần còn lại thì nhiều hơn hay ít hơn? Giá mỗi mét vuông đất được đền bù là 1 triệu đồng và giá mỗi mét vuông đất còn lại là 10 triệu đồng và thầy Vũ muốn bán luôn để mua một căn chung cư 4 tỷ đồng thì có đủ tiền không? Tại sao?

b) Bình và An cùng chạy một đoạn đường dài 10 km. Họ xuất phát cùng một nơi, chạy lên ngọn đồi dài 5 km và trở lại điểm xuất phát bằng cùng một tuyến đường. An chạy trước Bình 10 phút và chạy lên đồi với vận tốc 15 km/h rồi xuống đồi với vận tốc 20 km/h. Còn Bình lên đồi với vận tốc 16 km/h rồi xuống đồi với vận tốc 22 km/h. Hỏi lúc họ gặp nhau theo hướng ngược lại thì họ cách đỉnh đồi bao xa?

Bài 5. (3 điểm) Cho tam giác $ABC$ có $\angle ABC = \angle ACB = 30^\circ$ nội tiếp đường tròn tâm $O$ bán kính $R$. Tiếp tuyến tại $A$ và $B$ của $O$ cắt nhau tại $D$. $CD$ cắt $OA$ tại $E$ và cắt $(O)$ tại $F$ khác $C$.

a) Tính $AB, AD$ theo $R$.

b) Tính $CD$ và chứng minh $OBFE$ nội tiếp.

c) $OA$ cắt $BD$ tại $K$. Tính góc $\angle DFK$ và chứng minh $KF$ qua trung điểm cạnh $AB$.

HẾT

ĐÁP ÁN -> PTNK_KC_2020_MOCK2

Bài làm gửi về email:

  • hocthemstar20192020@gmail.com
  • Bản scan -> pdf (không để các file hình rời rạc)
  • Ghi đầy đủ họ tên lớp, trường.
  • Đáp án sẽ post sau một thời gian.
  • Bạn nào nộp bài trễ vẫn được nhận nhé.

Đề thi thử Tuyển sinh 10 TPHCM

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH 10 LẦN 2

Môn: Toán (Không chuyên)

Thời gian: 120 phút

Bài 1. (1 điểm) Cho parabol $(P):y=kx^2$ $(k\in \mathbb{R})$ và đường thẳng $(d):y=ax-6$ $(a \in \mathbb{R})$

a) Tìm $k$ và $a$ biết $(P)$ và $(d)$ cùng đi qua điểm $A$ có tọa độ $(2;4)$.

Vẽ $(P)$ và $(d)$ trên cùng một hệ trục tọa độ.

b) Tìm tọa độ giao điểm $B$ còn lại của $(P)$ và $(d)$ bằng phép tính.

Bài 2. (1 điểm) Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) $\left( 1+ \dfrac{3+\sqrt{3}}{\sqrt{3}+1} \right) \cdot \left( 1- \dfrac{3-\sqrt{3}}{\sqrt{3}-1} \right) $

b) $\dfrac{\sqrt{2+\sqrt{3}}}{2} : \left( \dfrac{\sqrt{2+\sqrt{3}}}{2} -\dfrac{2}{\sqrt{6}}+ \dfrac{\sqrt{2+\sqrt{3}}}{2\sqrt{3}} \right) $

Bài 3. (1 điểm) Cho phương trình $x^2-2(m+1)x+m^2+1 =0$ (1)

a) Tìm $m$ để phương trình $(1)$ có nghiệm kép. Tìm nghiệm của $(1)$ lúc đó.

b) Tìm $m$ để phương trình $(1)$ luôn có hai nghiệm phân biệt $x_1$, $x_2$.

Với $m=2$, không giải phương trình, tính giá trị biểu thức: $P=\dfrac{x_1}{x_2} + \dfrac{x_2}{x_1}$

Bài 4. (1 điểm) Công ty đồ chơi Superview Odoriko vừa cho ra đời một đồ chơi tàu điện điều khiển từ xa. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, quãng đường $s$ (cm) đi được của đoàn tàu đồ chơi là một hàm số theo thời gian $t$ (giây), hàm số đó là $s=5t+11$. Trong điều kiện thực tế, hàm số biểu diễn $s$ theo $t$ là một hàm số bậc nhất và người ta thấy rằng nếu đồ chơi di chuyển được 15 cm thì mất 3 giây và có thể đi được quãng đường 64 cm trong 10 giây.

a) Trong điều kiện thí nghiệm, sau bao nhiêu giây thì tàu đồ chơi này di chuyển được quãng đường là $66 \, cm$?

b) Ba bé Bình mua đồ chơi này về cho bé chơi, ba ngồi cách bé $3 \,m$. Hỏi cần bao nhiêu giây đề chiếc tàu đồ chơi này di chuyển từ chỗ bé đến ba?

Bài 5. (1 điểm) Một bè $A$ ở giữa hồ nước, anh Phúc muốn ra chiếc bè này thì cần phải dùng hai chiếc thuyền $B$ hoặc $C$ đang ở bờ. Biết rằng 2 chiếc thuyền $B$ và $C$ cách nhau 450 mét. Biết rằng góc nhìn từ $B$ và $C$ đến chiếc bè $A$ theo thứ tự vào khoảng $40^\circ$ và $35^\circ$. Lượng dầu của thuyền $B$ chạy được khoảng 250 mét và lượng dầu của thuyền $C$ chạy được khoảng 300 mét. Vậy anh Phúc nên lấy thuyền nào để đến bè $A$?

Bài 6. (1 điểm) Một cửa hàng giày dép bán đồng giá 675 000 đồng/đôi. Nhưng vì ảnh hưởng của dịch cúm Covid 19 nên khách đã đến mua ít lại. Chủ cửa hàng đã giảm giá hai lần và mỗi lần là $x\%$ so với giá tại thời điểm giảm nên đã có giá mới là 546 750 đồng.

a) Hãy tìm $x$.

b) Biết rằng giá nhập về một đôi giày là 565 000 đồng và cửa hàng đã bán được 100 đôi sau khi giảm lần đầu và 150 đôi sau khi giảm lần thứ hai. Vậy cửa hàng này đã lời hay lỗ là bao nhiêu tiền?

Bài 7. (1 điểm) Để tạo một mô hình kim tự tháp có hình chóp tứ giác đều (là hình có đáy là hình vuông và các mặt bên là các tam giác cân có chung đỉnh), bạn An đã cắt tấm bìa ra thành hình bên và dán đỉnh lại. Hãy tính diện tích toàn phần của hình chóp và thể tích hình chóp được tạo thành. Biết rằng đáy hình vuông có cạnh là 5 cm, chiều cao của các tam giác cân hạ từ đỉnh cân là 6 cm, thể tích hình chóp là $V=\dfrac{1}{3}Sh$ với $S$ là diện tích đáy hình vuông và $h$ là khoảng cách từ đỉnh $S$ đến đáy $ABCD$ và bằng $SH$ với $H$ là giao điểm của $AC$ và $BD$.

Bài 8. (3 điểm) Cho tam giác $ABC$ nhọn có $AB<AC$ và nội tiếp đường tròn $\left( O;\, R\right) $. Vẽ đường kính $AD$. Tiếp tuyến tại $D$ của $(O)$ cắt $AC$ tại $E$ và $BC$ tại $F$.

a) Chứng minh $AC\cdot AE=4R^2$ và $FB\cdot FC=FD^2$.

b) Vẽ $DH\bot OF$ với $H$ thuộc $OF$. Chứng minh $OBCH$ nội tiếp và $\angle BHC=2\angle BAC$.

c) Chứng minh đường tròn ngoại tiếp các tam giác $AOH$ và $FEC$ cùng cắt nhau tại một điểm $P$ thuộc $(O)$ và $A$, $P$, $F$ thẳng hàng.

Đề thi thử vào lớp 10: Tiếng Anh không chuyên

ĐỀ THI GỒM HAI PHẦN. PHẦN TRẮC NGHIỆM LÀM TRÊN MÁY VÀ PHẦN TỰ LUẬN LÀM TRÊN GIẤY NỘP LẠI.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

[WpProQuiz 34]

II. PHẦN TỰ LUẬN

Phần này làm vào giấy nộp.

Email về : hocthemstar20192020@gmail.com

 

Rewrite the sentences with the words given. Do not change the words. You must use between two and five words.

 

  1. Please don’t touch the exhibits. RATHER

I………………………………………………………………….touch the exhibits.

  1. It’s a good thing you gave me a lift or I would have been late for my interview. GIVEN

I would have been late for my interview………………………………………………….me a lift.

  1. Please do not drop litter in the park. REQUESTED

You…………………………………………………………….drop litter in the park.

  1. He doesn’t get on with his colleagues. TERMS

He is not…………………………………………………………………..with his colleagues.

  1. Light travels faster than sound. TRAVEL

Sound………………………………………………………………………as light.

  1. He could not explain why he was always late for work. ACCOUNT

He could not………………………………………………………………..late for work.

  1. Our boss wouldn’t let us go home until we had done our work. MADE

Our boss …………………………………………………………….our work before we went home.

  1. I had never been to a theme park before. FIRST

It…………………………………………………………………….had ever been to a theme park.

  1. How long was your drive from Edinburgh to London? TAKE

How long……………………………………………………drive from Edinburgh to London.

  1. I haven’t been to the theater since I was in Paris. LAST

The ………………………………………………………….was when I was in Paris.

 

[WpProQuiz_toplist 34]