Category Archives: Tứ giác

Đối xứng trục – Đối xứng tâm

Đối xứng trục

Hai điểm được gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu d là trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

Hai hình được gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng qua d thì thuộc hình kia và ngược lại.

Đường thẳng d được gọi là trục đối xứng của hình H nếu mỗi điểm thuộc hình H lấy đối xứng qua d cũng thuộc hình H.

Hình thang cân có trục đối xứng là đường thẳng qua trung điểm của hai đáy.

Đối xứng tâm

Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.\
– Quy ước: Điểm đối xứng với điểm O qua điểm O cũng là điểm O

Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H. Trong trường hợp này, ta còn nói rằng hình H có tâm đối xứng O.

Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó.

Bài tập rèn luyện

Bài 1. Cho tam giác ABC. Gọi M,N,P là trung điểm các cạnh BC,ACAB. X là một điểm nằm trong tam giác. Gọi A,B,C lần lượt là điểm đối xứng của X qua M,N,P. Chứng minh AA,BBCC đồng quy.

Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D là điểm đối xứng của H qua AB, E là điểm đối xứng của H qua AC.

a) Chứng minh A là trung điểm của đoạn DE.
b) Tứ giác BDEC là hình gì? Tại sao?
c) Gọi F là trung điểm cạnh BC. Chứng minh rằng tam giác FDE cân.
d) EH cắt BD tại G. Chứng minh BG=BD.

Bài 3. Cho tam giác ABC nhọn, về phía ngoài tam giác ABC dựng các tam giác BAD vuông cân tại A, CAE vuông cân tại A. Dựng hình bình hành ADFE.

a) Chứng minh CD=BECDBE.
b) Chứng minh AF=BCAFBC
c) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh AMDEAM=12DE.

Bài 4. Cho tam giác ABC nhọn, điểm D thuộc cạnh BD. Tìm các điểm E thuộc ABF thuộc AC sao cho tam giác DEF có chu vi nhỏ nhất.

Bài 5. Cho tam giác ABC nhọn. Về phía ngoài tam giác dựng các tam giác ABD vuông cân tại B, tam giác ACE vuông cân tại C. Vẽ đường cao AH. Trên tia đối của tia AH lấy điểm D sao cho AP=BC. Chứng minh rằng BE, CDPH đồng quy.

Bài 6. Cho tam giác ABC có các đường cao AD, BECF cắt nhau tại H. Đường thẳng qua B vuông góc AB, đường thẳng qua C vuông góc AC cắt nhau tại K. Gọi P là điểm đối xứng của H qua BC.
a) Tứ giác BHCK là hình gì? Tại sao?
b) Tứ giác BPKC là hình gì? Tại sao?

Hình bình hành

Định nghĩa. Hình bình hành là tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song.

Tính chất và dấu hiệu nhận biết.

Một tứ giác là hình bình hànnh khi và chỉ khi:

  • Có 2 cặp cạnh đối song song.
  • Có hai cặp cạnh đối bằng nhàu.
  • Có một cặp cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau.
  • Có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Bài tập rèn luyện.

Bài 1. Cho tứ giác ABCDACBD. Dựng các hình bình hành BCED và BDCF. \begin{enumerate}
a) Chứng minh C, E, F thẳng hàng.
b) Chứng minh tam giác AEF cân.

Gợi ý

Bài 2. Cho tứ giác ABCD. Chứng minh các đoạn nối trung điểm các cạnh đối diện và các đoạn nối trung điểm của hai đường chéo đồng qui.

Gợi ý

Bài 3. Cho tam giác ABC, các đường cao BDCE cắt nhau tại H. Đường thẳng qua C vuông góc AC và đường thẳng qua B vuông góc AB cắt nhau tại F.

a)Tứ giác HBFC là hình gì? Tại sao?
b) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh H, M, F thẳng hàng.
c) Đường thẳng qua F song song BC cắt AH tại G. Tứ giác BGFC là hình gì? Tại sao?

Gợi ý

Bài 4. Cho tam giác ABC, trung tuyến BMCN. Trên tia đối của tia MB, NC lấy các điểm DE sao cho DM=MB,NE=NC.

a) Tứ giác ABCD, ACBE là hình gì? Tại sao?
b) Chứng minh A là trung điểm của DE.

Gợi ý

Bài 5. Cho hình bình hành ABCD và đường thẳng d qua A không cắt các cạnh của hình bình hành. Gọi M,N,P là hình chiếu vuông góc của B, C , D trên d. Chứng minh BM+DP=2CN.

Gợi ý

Đường trung bình

Định nghĩa. Trong tam giác đoạn thẳng nối hai trung điểm của hai cạnh của tam giác được gọi là đường trung bình của tam giác đó.

Tính chất.

  • Đường trung bình của tam giác là đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.
  • Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy.

Định nghĩa. Trong một hình thang, đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh bên đường gọi là đường trung bình của hình thang.

Tính chất.

  • Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và có độ dài bằng nửa tổng hai đáy.
  • Đường thẳng qua trung điểm của một cạnh bên và song song với hai đáy thì qua trung điểm của cạnh bên còn lại.

Bài tập rèn luyện

Bài 1. Cho tứ giác ABCDAD=BC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của ABCD; đường thẳng MN cắt các đường thẳng ADBC tại PQ. Chứng minh rằng DPN^=CQN^.

Bài 2. Cho tam giác ABC cân tại A, trên tia BA và tia đối CA lấy điểm M, N thay đổi sao cho BM=CN.

a) Chứng minh rằng BC đi qua trung điểm đoạn MN.
b) Gọi H, K là hình chiếu vuông góc của M, N trên đường thẳng BC. Chứng minh rằng HK có độ dài không đổi.

Bài 3. Cho hình thang cân ABCDAB//CD, AB<CD, ACD^=45. Gọi H là trực tâm của tam giác ACD. Chứng minh rằng CH=CB.

Bài 4. Cho tam giác ABC, M là trung điểm của cạnh BC. Trên cạnh AC ta lấy điểm DE sao cho AD=DE=EC. Gọi I là giao điểm của AMBD.

a) Chứng minh ME//BD.
b) Chứng minh I là trung điểm của AM.
c) Chứng minh IB=3ID.
d) Lấy trên AB một điểm F sao cho AF=13AB. Chứng minh ba điểm C, I, F thẳng hàng.

Bài 5. Cho tam giác ABC cân tại A, M là trung điểm BC, vẽ MHAC (H thuộc AC). Gọi N là trung điểm MH, chứng minh AN vuông góc BH.

Hình thang

Định nghĩa 1. Hình thang là tứ giác có 2 cạnh đối song song.

Trong hình 2, hình thang ABCD có cạnh đối ABCD.

  • AB,CD là cạnh đáy.
  • AD,BC cạnh bên.

Định nghĩa 2.

1) Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.

2) Hình thang cân. Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.

Định lý 1. Trong một hình thang cân thì 2 đường chéo bằng nhau và 2 cạnh bên bằng nhau.

Chứng minh.

Định lý 2. Hình thang có 2 đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Dấu hiệu nhận biết hình thang cân.

  • Hình thang có hai góc kề đáy bằng nhau là hình thang cân.
  • Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

Bài tập rèn luyện.

Bài 1. Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang trong các trường hợp sau:

a) A+D=B+C.
b) A=2D=3BC=140.

Bài 2. Cho tứ giác ABCDAB=AD và đường chéo DB cũng đồng thời là phân giác góc D. Chứng minh ABCD là hình thang.

Bài 3. Cho tam giác ABCAH là đường cao. Tia phân giác của góc B cắt AC tại M. Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với AH cắt AB tại N.

a)Chứng minh rằng tứ giác BCMN là hình thang.
b) Chứng minh rằng BN=MN.

Gợi ý

Bài 4. Cho hình thang ABCD (ABCD là hai đáy và AB<CD), AD=BC=AB, BDC^=30. Tính các góc của hình thang.

Gợi ý

Bài 5. Cho tam giác ABC (AB<AC). Trên tia AC lấy điểm N sao cho AN=AB, trên tia AB lấy điểm M sao cho AM=AC. Chứng minh rằng tứ giác BMCN là hình thang.

Gợi ý

Bài 6. Cho tam giác ABC vuông góc tại đỉnh A. Về phía ngoài tam giác dựng các tam giác ABD vuông cân tại DAEC vuông cân tại E.

a) Chứng minh BDEC là hình thang vuông.
b) Chứng minh ED2=BD+CE.

Gợi ý

Bài 7. Cho tam giác ABC vuông góc tại A. Kẻ đường cao AH. Một điểm M thuộc cạnh huyền BC sao cho CM=CA. Đường thẳng qua M song song với CA cắt AB tại điểm I.

a) Chứng minh tứ giác ACMI là hình thang vuông.
b) Chứng minh MI=MHAI=AH.
c) Chứng minh bất đẳng thức AB+AC<AH+BC.

Gợi ý

Bài 8. Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Trên các cạnh AB, AC lấy các điểm M, N sao cho AM=AN

a)Tứ giác BMNC là hình gì? Vì sao?
b) Gọi I là giao điểm của BNCM. Chứng minh IAMN.

Gợi ý

Bài 9. Cho hình thang cân ABCDAB//CD, CD=3AB. Gọi H, Klà hình chiếu của A, B trên CD.

a) Chứng minh DH=CK.
b) Tứ giác ABCK là hình gì? Vì sao?
c) Gọi I là giao điểm của BDAH, O là giao điểm của ACBK. Chứng minh rằng đường thẳng IO đi qua trung điểm AD, BC.

Gợi ý

Tứ giác

Định nghĩa. Tứ giác ABCD là hình gồm các đoạn thẳng AB,BC,CD,DA.

Định lí. Tổng 4 góc trong một tứ giác bằng 360.

Bài tập rèn luyện

Bài 1. Cho tam giác ABCA=70. Các tia phân giác BD,CE của các góc BC cắt nhau tại điểm I; các tia phân giác ngoài của các góc BC cắt nhau tại điểm J.

a)Tính số đo các góc của tứ giác BICJ.
b) hứng minh A, I, J là ba điểm thẳng hàng.
c) Tứ giác ABIC có phải là tứ giác lồi không? Vì sao?

Bài 2. Cho tứ giác ABCD. Gọi I,J theo thứ tự là giao điểm của các phân giác trong và phân giác ngoài của các góc A,B.

a) Chứng minh rằng AIB=12(C+D); AJB=12(A+B).
b) Chứng minh rằng AIBAJB là hai góc bù nhau.

Bài 3. Cho tứ giác ABCDACB=ADB=25,BDC=60,ACD=30, góc ngoài của góc A bằng 55. Tính số đo các góc CAB,DBA,ABC.

Bài 4.  Cho tứ giác ABCD. Chứng minh rằng:

a) AC+BD<AB+BC+CD+DA.
b) AB+BC+CD+DA<2(AC+BD).

Bài 5.  Cho tứ giác ABCDA^+C^=180, các tia DA,CB cắt nhau tại E, tia BA,CD cắt nhau tại F. Phân giác của góc DEC^ và phân giác của góc CFB^ cắt nhau tại H. Tính EHF^.

Bài 6. Cho tứ giác ABCDADB^=10,BDC^=50,ACD^=60o,ACB^=20o. Tính số đo các góc còn lại của tứ giác ABCD.

Bài 7. Cho tứ giác ABCD có tam giác ACD đều, tam giác ACB cân tại CACB=200.

a) Tính số đo góc A,B của tứ giác.
b) Gọi O là giao điểm của AC,BD. Tính số đo các góc ABD^,COD^.

Bài 8.  Cho tứ giác ABCDAB+BD không lớn hơn AC+CD. Chứng minh AB<AC.

Bài 9. Cho tứ giác ABCD và một điểm O nằm trong tứ giác. Chứng minh rằng tổng khoảng cách từ O đến các đỉnh của tứ giác thì lớn hơn nửa chu vi của tứ giác.

Bài tập tứ giác

Bài 1. Tính tổng các góc ngoài của tứ giác (tại mỗi đỉnh của tứ giác chỉ chọn một góc ngoài).

Giải
  Cho tứ giác ABCD.

  • Ta có A1+B1+C1+D1=360,
    cần tính A2+B2+C2+D2.
  • A2+B2+C2+D2
  • =(180A1)+(180B1)+(180C1)+(180D1)
  • =720(A1+B1+C1+D1)=720360=360.
  • Vậy tổng các góc ngoài của tứ giác bằng 360.

 

Bài 2. Tứ giác ABCDAB=BC, CD=DA.
a) Chứng minh rằng BD là đường trung trực của AC.
b) Cho biết B=100, D=70, tính AC.

Giải

a) BA=BCDA=DC nên BD là đường trung trực của AC.
b)

  • ABD=CBD (c.c.c)
  • BAD=BCD.
  • Ta lại có
    BAD+BCD=360BD
  • =36010070=190.
  • Do đó A=C=190:2=95.

Bài 3. Tính các góc của tứ giác ABCD, biết rằng :
A:B:C:D=1:2:3:4.

Giải

  • Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau và tổng các góc của tứ giác :
    A1=B2=C3=D4=A+B+angleC+D1+2+3+4=36010=36
  • Do đó, A=36,B=72,C=108,D=144.

Bài 4. Tứ giác ABCDA=65, B=117, C=71. Tính số đo góc ngoài tại đỉnh D.

Giải

Tính góc D của tứ giác ABCD, được 107.

Góc ngoài tại đỉnh D bằng 73.

Bài 5. Chứng minh rằng tất cả các góc của một tứ giác không thể đều là góc nhọn, hoặc không thể đều là góc tù.

Giải

Giả sử bốn góc của một tứ giác là bốn góc nhọn thì tổng bốn góc của tứ giác nhỏ hơn 360, trái với tính chất về tổng các góc của tứ giác bằng 360. Vậy bốn góc của tứ giác không thể đều là góc nhọn. Học sinh tự chứng minh bốn góc của tứ giác không thể đều là góc tù.

Bài 6. Cho tứ giác ABCD. Chứng minh rằng tổng hai góc ngoài tại các đỉnh AC bằng tổng hai góc trong tại các đỉnh BvàD.

Giải

  • Gọi A1C1 là các góc trong tại các đỉnh AC. Gọi A2C2 là các góc ngoài tại các đỉnh AC.
  • Ta có: A2+C2=(180A1)+(180C1)
  • =360A1C1 (1)
  • Ta lại có : B+D=360A1C1 (2)
  • Từ (1) và (2) suy ra : A2+C2=B+D.

Bài 7. Tứ giác ABCDA=110, B=100. Các tia phân giác của các góc CD cắt nhau ở E. Các đường phân giác của các góc ngoài tại các đỉnh CD cắt nhau ở F. Tính CED, CFD.

Giải

Tứ giác ABCD ta có
C+D=360AB=360110100=150
nên C1+D1=angleC1+D1=1502=75.CEDcóCED=180(angleC1+D1)=18075=105
DEDF là các tia phân giác của hai góc kề bù nên DEDF. Trong tự, CECF.
Xét tứ giác CEDF:
F=360EECFEDF=3601059090=75.

Bài tập tự giải.

  1. Tứ giác ABCDB=A+10, C=B+10, D=C+10. Khẳng định nào dưới đây là đúng ?
    (A) A=65 , (B) B=85 ; (C) C=100 ; (D) D=90.
  2. Tứ giác ABCDC=60, D=80,AB=10. Tính số đo các góc AB.
  3. Tứ giác ABCD có chu vì 66cm. Tính độ dài AC, biết chu vi tam giác ABC bằng 56cm, chu vi tam giác ACD bằng 60cm.

Tứ giác – Phần 1

Định nghĩa. Tứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng AB,BC,CD,DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.

Định nghĩa. Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác.

Định lý. (Tổng 4 góc trong của một tứ giác lồi)

Tổng các góc của một tứ giác bằng 360

Ví dụ 1. Cho tứ giác ABCDA=C=90B=2D.

a. Tính số đo các góc BD.

b. Chứng minh AB2+AD2=BC2+CD2.

Giải

 

a. Ta có A+B+C+D=360.

90+2D+90+D=360

3D=180.

D=60.

B=120.

b. Áp dụng Pitagore cho tam giác ABD ta có: AB2+AD2=AC2.

Tương tự cho tam giác BCD ta có CB2+CD2=AC2.

Vậy AB2+AD2=CB2+CD2.

Ví dụ 2. Cho tứ giác ABCDA1=B2=C3=D4. Tìm số đo góc C.

Giải

Áp dụng dãy tỉ số bằng nhau ta có:

A1=B2=C3=D4=A+B+C+D1+2+3+4=36010=36.

C=36×3=108.

Bài tập. 

  1. Cho tứ giác ABCDAB=AD,CB=CD. Chứng minh ACCD.
  2. Cho tứ giác ABCDA:B:C=D=3:4:2:3.
  3. Cho tứ giác ABCD, ABD là tam giác cân đỉnh A và số đo góc A gấp đôi số đo góc ABD; BCD có các góc B,C,D có số đo tỉ lệ với 4; 3; 2.
    a.Tính số đo các góc của tứ giác ABCD.
    b.Tứ giác ABCD có đặc biệt gì?
  4. Cho tam giác ABCA=70. Các tia phân giác BD,CE của góc BC cắt nhau tại điểm I; các tia phân giác ngoài của góc BC cắt nhau tại điểm J.
    a.Tính số đo các góc ngoài của tứ giác BICJ.
    b. Chứng minh A,I,J là ba điểm thẳng hàng.
    c.Tứ giác ABIC có phải là tứ giác lồi không? Vì sao?
  5. Tính tổng các góc ngoài của tứ giác (tại mỗi đỉnh của tứ giác chỉ chọn một góc ngoài).
  6. Tứ giác ABCDAB=BC,CD=DA.
    a.Chứng minh rằng BD là đường trung trực của AC.
    b.Cho biết B^=100,D=70, tính AC.
  7. Tính các góc của tứ giác ABCD, biết rằng :
    A:B:C:D=1:2:3:4.
  8. Tứ giác ABCD có A=65,B=117,C=71. Tính số đo góc ngoài tại đinh D.
  9. Chứng minh rằng các góc của một tứ giác không thể đều là góc nhọn, không thể đều là góc tù.
  10. Cho tứ giác ABCD. Chứng minh rằng tổng hai góc ngoài tại các đỉnh AC  bằng tổng hai góc trong tại các đỉnh BD.
  11. Tứ giác ABCDA=110,B=100. Các tia phân giác của các góc C và D cắt nhau ở E. Các đường phân giác của các góc ngoài tại các định C và D cắt nhau ở F. Tính CED,CFD.

Hình vuông

Định nghĩa. Hình vuông là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc bằng nhau.

Tính chất. Hình vuông có mọi tính chất của hình thoi và hình chữ nhật.

Dấu hiệu nhận biết hình vuông:

  • Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau.
  • Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác một góc.
  • Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc.
  • Hình thoi có một góc vuông.
  • Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.

Bài tập rèn luyện

Bài 1.  Cho tam giác ABC vuông tại A, phân giác trong góc A cắt BC tại D. Gọi E, F là hình chiếu của D trên các đường thẳng ABAC.

a) Tứ giác AEDF là hình gì? Tại sao?
b) Vẽ đường cao AH của tam giác ABC. Tính EHF.
c) Đường trung trực cạnh BC cắt AD tại M. Tính CBM.

Bài 2. Cho tam giác vuông ABC vuông góc tại A. Dựng về phía ngoài tam giác các hình vuông ABDEACFG. Gọi K là giao điểm các tia DEFG; M là trung điểm của EG.

a) Chứng minh ba điểm K, M, A thẳng hàng.
b) Chứng minh MABC
c) Chứng minh các đường thẳng DC, FB, AM đồng qui.

Bài 3. Cho hình vuông ABCD có cạnh a. Trên các cạnh BC,CD lấy các điểm M,N sao cho MAN^=45. Đường thẳng qua A vuông góc với AM cắt CD tại điểm E.

a) Chứng minh DE=BM.
b) Tính khoảng cách từ A đến MN.
c) Chứng minh chu vi CMN có độ dài không đổi.

Bài 4. Cho tam giác ABC vuông tại AAC=3AB. Trên AC lấy M,N sao cho AM=MN=NC. Chứng minh AMB^=ANB^+ACB^.

Bài 5. Cho hình vuông ABCD, E là một điểm bất kỳ trên cạnh AB. Vẽ hình vuông DEFG. Chứng minh DBDF [gợi ý].

Bài 6. Cho hai hình vuông cạnh nhau ABCDDEFG (điểm E thuộc cạnh CD). Đường thẳng GE cắt BC tại H. Kẻ CM song song với HG (M thuộc FG). Chứng minh rằng (a) AH=HM, (b) AHM=90 [gợi ý].

Hình vuông, thẳng hàng

Đề bài. Cho hình vuông ABCD, E là một điểm bất kỳ trên cạnh AB. Vẽ hình vuông DEFG. Chứng minh DBDF.

Gợi ý. Gọi I là giao điểm của EF với BC. Từ DCG=DAE suy ra DGC=EIB. Gọi I,B lần lượt là giao điểm của GC với EFAB. Vì EF song song DG nên EIB=DGC=EIB, suy ra IB song song với IB, hay CB song song CB (vô lý), do đó I phải trùng IB trùng B, ta có được ba điểm B,C,G thẳng hàng.

Gọi J là tâm hình vuông DEFG, suy ra J là trung điểm hai đường chéo EGDF. Do tam giác EBG vuông tại B (nhờ B,C,G thẳng hàng (cmt)), nên BI=12EG, suy ra BI=12DF, suy ra tam giác DBF vuông tại B (đpcm).