Author Archives: Hung Nguyen

Đề thi và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 PTNK không chuyên 2013

Đề thi vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu năm 2013

Bài 1.

a) Giải phương trình: $\sqrt{x+1}=x-2$

b) Tìm chiều dài của một hình chữ nhật có chu vi là $a$ (mét), diện tích là $a$ (mét vuông) và đường chéo là $3\sqrt{5}$ (mét).

Giải

a) Ta có:

$\sqrt{x+1}=x-2 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x-2 \ge 0 \\ x+1 = \left( x-2 \right) ^2 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ge 2 \\ x^2 -5x+3 =0 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ge 2 \\ \left[ \begin{array}{l} x=\dfrac{5+\sqrt{13}}{2} \,\, (n) \\ x=\dfrac{5-\sqrt{13}}{2} \,\, (l) \end{array}\right. \end{array}\right. $

Vậy $S= \left\{ \dfrac{5+\sqrt{13}}{2} \right\} $

b) Gọi kích thước của hình chữ nhật là $x$, $y$ (giả sử $x > y$). Ta có hệ:

$\left\{ \begin{array}{l} 2x+2y=a \\ xy=a \\ x^2 +y^2 =45 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x+y=\dfrac{a}{2} \\ xy=a \\ \dfrac{a^2}{4}-2a =45 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a=18 \\ x+y =9 \\ xy=18 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x=6 \\ y=3 \end{array}\right. $

Vậy chiều dài hình chữ nhật là $6$.

Bài 2. Cho phương trình $\left( \sqrt{x}-1 \right) . \left( x^2 -5x +m-1 \right) =0 $ $(1)$

a) Giải phương trình $(1)$ khi $m=-1$

b) Tìm $m$ để phương trình $(1)$ có ba nghiệm phân biệt $x_1$, $x_2$, $x_3$ thỏa

$$x_1 + x_2 + x_3 +x_1^2 + x_2^2 + x_3^2 + x_1x_2 + x_2x_3 + x_3x_1 =31$$

Giải

a) Khi $m=-1$ ta có phương trình:

$ \left( \sqrt{x}-1 \right) \left( x^2 -5x-2 \right) =0 \,\, (\text{ĐK:} x\ge 0)$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \sqrt{x}=1 \\ x^2-5x-2=0 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=1 \\ x=\dfrac{5+\sqrt{33}}{2} \,\, (n) \\ x=\dfrac{5-\sqrt{33}}{2} \,\, (l) \end{array}\right. $

b) Phương trình $(1)$ tương đương với $\left[ \begin{array}{l} x=1 \\ x^2 -5x +m-1=0 \,\, (2) \end{array}\right. $

Giả sử $x_1=1$ thì $x_2,x_3$ là nghiệm của $(2)$. Điều kiện phương trình $(1)$ có $3$ nghiệm phân biệt thì phương trình $(2)$ có hai nghiệm phân biệt dương khác $1$, tương đương với:

$\left\{ \begin{array}{l} \Delta = 25-4(m-1) >0 \\ S=5 >0 \\ P=m-1 >0 \\ 1-5+m-1 \ne 0 \end{array}\right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m<\dfrac{29}{4} \\ m>1 \\ m\ne 5 \end{array}\right. $

Khi đó $x_2 +x_3 =5$, $x_2x_3=m-1$.

Từ đó :$x_1 +x_2 +x_3 +x_1^2 +x_2^2 +x_3^2 +x_1x_2 +x_2x_3 +x_1x_3=31 $

$\Leftrightarrow 1+5+1+ \left( x_2+x_3 \right) ^2 -x_2x_3 +5=31 $

$\Leftrightarrow 1-m +37 =31 \Leftrightarrow m=7 \,\, (n) $

Bài 3.

a) Với $0<b<a$, hãy rút gọn biểu thức:

$$P=\left( \dfrac{1}{\sqrt{1+a}-\sqrt{a-b}}+ \dfrac{\sqrt{a+2+b}-\sqrt{a-b}}{b+1}-\dfrac{1}{\sqrt{1+a}+\sqrt{a-b}} \right) :\ \left( 1+ \sqrt{\dfrac{a+2+b}{a-b}} \right) $$

b) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l} \left( x-y \right) ^2 = \dfrac{1}{x} – \dfrac{1}{y} \\ x-y = xy-2 \end{array}\right. $

Giải

a) Ta có:

$P = \left( \dfrac{\sqrt{1+a}+\sqrt{a-b}}{1+a-(a-b)} + \dfrac{\sqrt{a+b+2}-\sqrt{a-b}}{1+b}-\dfrac{\sqrt{1+a}-\sqrt{a-b}}{1+a-(a-b)} \right) :  \left( \dfrac{\sqrt{a-b}+ \sqrt{a+b+2}}{\sqrt{a-b}} \right) $

$= \left( \dfrac{\sqrt{1+a}+\sqrt{a-b}+\sqrt{a+b+2}-\sqrt{a-b}-\sqrt{1+a}+\sqrt{a-b}}{1+b} \right) \cdot  \dfrac{\sqrt{a-b}}{\sqrt{a-b}+ \sqrt{a+b+2}} $

$= \left( \dfrac{\sqrt{a-b}+ \sqrt{a+b+2}}{1+b} \right) . \dfrac{\sqrt{a-b}}{\sqrt{a-b}+\sqrt{a+b+2}} $

$= \dfrac{\sqrt{a-b}}{1+b}$

b) Ta có:

$(x-y)^2 = \dfrac{1}{x} -\dfrac{1}{y} \Leftrightarrow (x-y)^2 = \dfrac{y-x}{xy}$

$\Leftrightarrow (x-y) \left( x-y+\dfrac{1}{xy} \right) =0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=y \\ x-y+\dfrac{1}{xy} =0\end{array}\right. $

Với $x=y$, thế vào $(2)$ ta có $x^2=2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=\sqrt{2} \Rightarrow y=\sqrt{2} \\ x=-\sqrt{2} \Rightarrow y= -\sqrt{2} \end{array}\right. $

Với $x-y+\dfrac{1}{xy}=0 \Rightarrow x-y= -\dfrac{1}{xy}$

Ta có $-\dfrac{1}{xy} =xy-2 \Leftrightarrow xy=1 \Rightarrow x-y=-1$, ta có:

$x(x+1)=1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=\dfrac{-1+\sqrt{5}}{2} \Rightarrow y= \dfrac{1+\sqrt{5}}{2} \\ x=\dfrac{-1-\sqrt{5}}{2} \Rightarrow y=\dfrac{1-\sqrt{5}}{2} \end{array}\right. $

Vậy hệ có $4$ nghiệm.

Bài 4. Có hai vòi nước $A$, $B$ cùng cung cấp cho một hồ cạn nước và vòi $C$ (đặt sát đáy hồ) lấy nước từ hồ để cung cấp cho hệ thống tưới cây. Đúng $6$ giờ, hai vòi $A$, $B$ được mở; đến $7$ giờ vòi $C$ được mở; đến $9$ giờ thì đóng vòi $B$ và vòi $C$; đến $10$giờ $45$ phút thì hồ đầy nước. Người ta thấy rằng nếu đóng vòi $B$ ngay từ đầu thì đến $13$ giờ hồ mới đầy. Biết lưu lượng vòi $B$ là trung bình cộng lưu lượng vòi $A$ và $C$, hỏi một mình vòi $C$ tháo cạn hồ nước đầy trong bao lâu?

Giải

Gọi $x$ là thời gian vòi $A$ làm đầy bể, $y$ là thời gian vòi $B$ làm đầy bể và $z$ là thời gian vòi $C$ làm cạn bể (hay đầy bể).

Ta có $\dfrac{2}{y}=\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{z}$

Ta có $\dfrac{19}{4x} + \dfrac{3}{y} -\dfrac{2}{z}=1$ và $\dfrac{7}{x}-\dfrac{2}{z} =1$. Từ đó ta có:

$\left\{ \begin{array}{l} \dfrac{2}{y}=\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{z} \\ \dfrac{19}{4x} + \dfrac{3}{y} -\dfrac{2}{z}=1 \\ \dfrac{7}{x}-\dfrac{2}{z} =1 \end{array}\right.$ $\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x=6 \\ y=8 \\ z=12 \end{array}\right. $

Vậy thời gian vòi $C$  tháo cạn hồ là $12$ giờ.

Bài 5. Cho tứ giác $ABCD$ nột tiếp đường tròn đường kính $AC$, $AC=2a$. Gọi $M$,$N$ lần lượt là trung điểm của $AB$ và $AD$, tam giác $ABD$ đều.

a) Tính $BC$ và $CN$ theo $a$.

b) Gọi $H$ là trực tâm của tam giác $CMN$, $MH$ cắt $CN$ tại $E$, $MN$ cắt $AC$ tại $K$. Chứng minh năm điểm $B$, $M$, $K$, $E$, $C$ cùng thuộc một đường tròn $(T)$. Đường tròn $(T)$ cắt $BD$ tại $F$ ($F \ne B$), tính $DF$ theo $a$.

c) $KF$ cắt $ME$ tại $I$. Chứng minh $KM$ tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác $MIF$. Tính góc $IND$.

Giải

a) Ta có $OB = OD$, $AB = AD$ nên $AO$ là trung trực của $BD$.

$\angle{BOC}=2\angle{BAC}=60^\circ $ nên tam giác $OBC$ đều, suy ra $BC=OC=a$.

$AD=\sqrt{AC^2-CD^2}=a\sqrt{3}$ (vì $BC=CD=OC=a$), suy ra $DN=\dfrac{1}{2}AD=\dfrac{a\sqrt{3}}{2}$

suy ra $CN=\sqrt{CD^2+DN^2} = \sqrt{a^2 + \dfrac{3}{4} a^2 } =\dfrac{a\sqrt{7}}{2}$

b) Ta có $MN // BD$, suy ra $MN \bot AC$, suy ra $H$ thuộc $AC$.

Ta có $\angle{CBM} = \angle{CEM} =\angle{CKM} =90^\circ $ nên $B$, $C$, $M$, $K$, $E$ cùng thuộc đường tròn.

Ta có $\angle{KFB}=\angle{KCB} =\angle{ADB}$, suy ra $KF // AD$.

Gọi $P$ là giao điểm của $AC$ và $BD$. Tam giác $PAD$ có $KF // AD $ mà $K$ là trung điểm của $AP$ suy ra $F$ là trung điểm $PD$. Suy ra $FD = \dfrac{1}{2} PD = \dfrac{a\sqrt{3}}{4}$.

c) Ta có $\angle{KMI}=\angle{KCE}$, $\angle{KCM}=\angle{KFM}$ và $\angle{KCE}=\angle{KCM}$ vì tam giác $CMN$ cân.

Do đó $\angle{KMI}=\angle{KFM}$. \hfill $(1)$

Vẽ tia tiếp tuyến $Mx$ của đường tròn ngoại tiếp tam giác $MFI$.

Ta có $\angle{xMI}=\angle{IFM} $ \hfill $(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra $\angle KMI = \angle xMI$, suy ra $Mx$ và $MK$ trùng nhau. Hay $MK$ là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác $MFI$.

Ta có $\triangle KMI \backsim \triangle KFM $, suy ra $KI.KF=KM^2 =KN^2$, suy ra $\triangle KIN \backsim \triangle KNF$, suy ra $\angle{KIN}=\angle{KNF}=90^\circ $, mà $KF // ND$, suy ra $\angle{IND} =90^\circ $.

 

 

 

Đề thi và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 PTNK không chuyên 2012

Đề thi vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu năm 2012

Bài 1. Cho phương trình $x^3 -4x\sqrt{x} +m + 1=0$ $(1)$

a) Giải phương trình $(1)$ khi $m=-33$

b) Tìm $m$ để phương trình $(1)$ có đúng hai nghiệm phân biệt $x_1$, $x_2$ thỏa $x_1^6 +x_2^6=82$.

Giải

Đặt $t=x\sqrt{x} \ge 0$.

a) Khi $m=-33$ ta có phương trình: $t^2 -4t -32=0$ có $2$ nghiệm $t=-4$, $t=8$, loại $t=-4$.

Với $t = 8$, thì $x = 4$

b) Ta có $\Delta’ =3-m >0 \Leftrightarrow m<3 $ và $\left\{ \begin{array}{l} S=t_1 + t_2 =4 \\ P=t_1t_2=m+1\end{array}\right. $

Khi đó $x_1^6 + x_2^6 = t_1^4 + t_2^4 = \left( t_1^2 + t_2^2 \right) ^2 – 2t_1^2 t_2^2 = 2m^2 -60m +194 $

$x_1^6 + x_2^6 =82 \Leftrightarrow m^2 -30m +56 =0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m=2 \,\, (n)\\\\ m=28 \,\, (l) \end{array} \right. $

Bài 2. Giải phương trình và hệ phương trình

a) $\sqrt{2x+7}-\sqrt{-3x-5}=1$.

b) $\left\{ \begin{array}{l} x^2 -2xy =1-2\sqrt{5}\\ xy-\dfrac{1}{10}y^2=\sqrt{5}-\dfrac{1}{2} \end{array} \right. $

Giải

a)Điều kiện: $-\dfrac{7}{2} \le x \le -\dfrac{5}{3}$

Phương trình tương đương:

$\sqrt{2x+7}=1+\sqrt{-3x-5}$

$\Leftrightarrow 5x+11 =2\sqrt{-3x-5} $

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x\ge -\dfrac{11}{5} \\ 25x^2 +122x +141 =0 \end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x\ge -\dfrac{11}{5} \\ \left[ \begin{array}{l} x=-3 \,\, (l) \\ x=-\dfrac{47}{25} \end{array}\right. \end{array} \right. $

b) Lấy $(1) + 2 \times (2)$, ta có phương trình $y^2 = 5x^2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} y=x\sqrt{5} \\ y=-x\sqrt{5} \end{array}\right. $

Với $y=x\sqrt{5}$, thế vào $(1)$ ta có $x^2 – 2\sqrt{5}x^2 = 1-2\sqrt{5} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=1 \Rightarrow y=\sqrt{5} \\ x=-1 \Rightarrow y=-\sqrt{5} \end{array}\right. $

Với $y=-x\sqrt{5}$, thế vào $(1)$ ta có $x^2 + 2\sqrt{5}x^2 = 1-2\sqrt{5} \Leftrightarrow x^2 = \dfrac{1-2\sqrt{5}}{1+2\sqrt{5}}$ (VN)

Vậy nghiệm là: $\left( 1 ; \sqrt{5} \right)$, $\left( -1 ; -\sqrt{5} \right) $

Bài 3.

a) Rút gọn biểu thức: $$T = \left( \dfrac{2\sqrt{a}+ \sqrt{b}}{\sqrt{ab}+2\sqrt{a}-\sqrt{b}-2}-\dfrac{2-\sqrt{ab}}{\sqrt{ab}+2\sqrt{a}+\sqrt{b}+2} \right) $$ với $a,b \ge 0$ và $a \ne 1$.

Tìm giá trị lớn nhất của $T$ khi $a$ là số tự nhiên và $a \ne 1$.

b) Tìm $3$ số tự nhiên liên tiếp biết tổng $3$ tích của từng cặp số khác nhau của chúng là $1727$.

Giải

a) $MS1= \left( \sqrt{a}-1 \right) \left( \sqrt{b}+2 \right) $, $MS2= \left( \sqrt{a}+1 \right) \left( \sqrt{b}+2 \right) $

Quy đồng mẫu số chung $\left( \sqrt{a}-1 \right) \left( \sqrt{b}+2 \right) \left( \sqrt{a} +1 \right) = (a-1) \left( \sqrt{b} +2 \right) $ thì tử số bằng $(a+1)\left( \sqrt{b}+2 \right) $.

Suy ra $T= \dfrac{a+1}{a-1}$

$T= 1+ \dfrac{2}{a-1}$, $a=0 \Rightarrow T= -1$, $a>2 \Rightarrow T< 1+2 =3 =T (a=2) \Rightarrow T_{\max } =3$

b) Gọi $3$ số tự nhiên liên tiếp là $n – 1$, $n$ , $n + 1$ ($n \ge 1$), từ giả thiết ta có phương trình:

$(n-1)n+(n+1)n+(n-1)(n+1) =1727 \Leftrightarrow 3n^2 -1 = 1727 \Leftrightarrow n=24 \Rightarrow \text{ĐS}$

Bài 4. Tổng kết học kì $2$, trường trung học cơ sở $N$ có $60$ học sinh không đạt học sinh giỏi, trong đó có $6$ em từng đạt học sinh giỏi học kì $1$, số học sinh giỏi của học kì $2$ bằng $\dfrac{40}{37}$ số học sinh giỏi của học kì $1$ và có $8 \% $ số học sinh của trường không đạt học sinh giỏi học kì $1$ nhưng đạt học sinh giỏi học kì $2$. Tìm số học sinh giỏi học kì $2$ của trường biết rằng số học sinh của trường không thay đổi trong suốt năm học.

Giải

Gọi $x$ là số học sinh giỏi học kỳ $2$ của trường ($x$ nguyên dương).

Số học sinh của trường là $x + 60$ (học sinh)

Số học sinh giỏi của học kì $1$ là $\dfrac{37}{40}x$ (học sinh)

Ta có phương trình $\dfrac{8}{100}(x+60) -6= x-\dfrac{37}{40}x \Leftrightarrow x=240$.

Bài 5. Cho hình thang $ABCD$ ($AB // CD$) nội tiếp đường tròn $(C)$ tâm $O$, bán kính $R$ và có $\angle{DAB}=105^\circ$, $\angle{ACD}=30^\circ$.

a) Tính $\dfrac{DB}{DC}$ và tính $AB$ theo $R$.

b) Tiếp tuyến của $(C)$ tại $B$ cắt các đường thẳng $DO$, $DA$ lần lượt tại $M$, $N$. Tính $\dfrac{MN}{MD}$.

c) Gọi $E$ là trung điểm của $AB$, tia $DE$ cắt $MN$ tại $F$. Tính $\dfrac{BF}{BC}$.

Giải

a) Ta có $\angle{DAB}+ \angle{BCD}=180^\circ \Rightarrow \angle{BCD}=75^\circ $ $(1)$ $\Rightarrow \angle{ABC}= 105^\circ $

$\angle{ABD} =\angle{ACD}=30^\circ  \Rightarrow \angle{DBC} =\angle{ABC}-\angle{ABD}=105^\circ  -30^\circ  =75^\circ $ $(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ ta có $\angle{DBC} = \angle{DCB}$ ($=75^\circ $), nên $\triangle DCB$ cân tại $D$, suy ra $\dfrac{DB}{DC}=1$

Ta có $\angle{ACB}=75^\circ  -30^\circ  =45^\circ  \Rightarrow \angle{AOB}=2\angle{ACB} =90^\circ $, tam giác $AOB$ vuông cân tại $O$ nên $AB = AO\sqrt{2}=R\sqrt{2}$

b) Ta có $\angle{AOD}=2\angle{ACD}=60^\circ  \Rightarrow \Delta OAD$ đều $\Rightarrow \angle{ODA}=60^\circ $ hay $\angle{NDM}=60^\circ $

$\triangle DBC$ cân, nên $DO$ vừa là trung trực của $BC$ vừa là phân giác góc $\angle{BDC}$

$\angle{BOM}=180^\circ  -\angle{AOB} -\angle{AOD}=30^\circ  \Rightarrow \angle{OMB}= 60^\circ $ (do $OB \bot BM$)

Do đó tam giác $DMN$ đều, suy ra $\dfrac{MN}{MD} =1$

c) Gọi $E$ là trung điểm của $AB$, $\triangle AOB$ vuông cân tại $O$ nên $OE =AE$, $\angle{AEO}=90^\circ $

Ta có $\triangle ADE = \triangle ODE \Rightarrow \angle{AED} =\angle{OED}=45^\circ  , \angle{ADE}=\angle{ODE}=30^\circ$

$\Rightarrow DF$ là đường cao của tam giác $MDN$.

Gọi $I$ là trung điểm $BC$. Ta có $\angle{FDB}=15^\circ  =\angle{IDB}$

Khi đó $\triangle BFD = \triangle BID \Rightarrow BF =BI$ suy ra $\dfrac{BF}{BC}=\dfrac{1}{2}$

Đề thi và đáp án tuyển sinh vào lớp 10 PTNK không chuyên 2011

Đề thi vào lớp 10 trường Phổ thông Năng khiếu năm 2011

Bài 1. Cho phương trình $(x^2-mx-2m^2)\sqrt{x-3} = 0$ $(1)$.

a) Giải phương trình $(1)$ khi $m = 2$.

b) Tìm $m$ để phương trình $x^2-mx-2m^2 = 0$ có hai nghiệm phân biệt $x_1, x_2$ thỏa $x_1^2+2x_2^2 = 7m^2+2$.

c) Chứng minh rằng phương trình $(1)$ không thể có quá hai nghiệm.

Giải

a) Điều kiện $x \geq 3$. Khi m = 2 ta có phương trình:

$\left( x^2 -2x -8 \right) \sqrt{x-3}=0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=3 \,\, (n)\\ x=4 \,\, (n)\\ x=-2 \,\, (l) \end{array} \right. $

b) Ta có: $x^2 -mx-2m^2=0$

$\Delta = m^2 + 8m^2 =9m^2$, suy ra phương trình có nghiệm $x=2m$, $x=-m$

TH1: $x_1=2m$, $x_2 = -m$ ta có $4m^2=7m^2 +2 $ (VN)

TH2: $x_1=-m$, $x_2 =2m$ ta có $9m^2 = 7m^2 +2 \Leftrightarrow m=1, m=-1$

c) Điều kiện $x \ge 3$, phương trình $x^2 -mx – 2m^2 =0$ luôn có nghiệm $x_1$, $x_2$ và $x_1x_2 = -2m^2 \le 0$ nên không thể có hai nghiệm đều dương. Suy ra phương trình $(1)$ có nhiều nhất là hai nghiệm.

Bài 2.

a) Giải phương trình $\sqrt{x+2}+\sqrt{5-2x}=1+\sqrt{6-x}$.

b) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{array}{l} x^2+y^2=2y+1\\ xy=x+1 \end{array} \right.$

Giải

Điều kiện: $-2 \le x \le \dfrac{5}{2}$

$\sqrt{x+2}+\sqrt{5-2x} = 1+ \sqrt{6-x} $

$\Leftrightarrow x+2+5-2x + 2\sqrt{x+2}\sqrt{5-2x}=1+6-x+ 2\sqrt{6-x} $

$\Leftrightarrow \sqrt{\left( x+2 \right) \left( 5-2x \right) } = \sqrt{6-x}$

$\Leftrightarrow -2x^2 +x+10 =6-x $

$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=-1 \,\, (n) \\ x=2 \,\, (n) \end{array} \right. $

b) Từ (2) ta có $y= \dfrac{x+1}{x}$ thế vào (1) ta có:

$x^2 + \dfrac{\left( x+1 \right) ^2}{x^2} = \dfrac{2(x+1)}{x}+1 $

$\Leftrightarrow x^4 + x^2 +2x+1 = 2x(x+1) + x^2 $

$\Leftrightarrow x^4 -2x^2 +1 = 0 \Leftrightarrow x=1, x=-1 $ $

Với $x = 1, y = 2.$

Với $x = -1 , y = 0.$

Bài 3.

a) Rút gọn biểu thức $$R = \left(\dfrac{x-1}{\sqrt{x}-1}+\dfrac{\sqrt{x^3}-1}{1-x}\right):\left(\dfrac{(\sqrt{x}-1)^2+\sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}\right)$$ với $x \geq 0, x \neq 1$.

b) Chứng minh $R < 1$.

Giải

a) $R = \left(\dfrac{x-1}{\sqrt{x}-1}+\dfrac{\sqrt{x^3}-1}{1-x}\right):\left(\dfrac{(\sqrt{x}-1)^2+\sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}\right)$

$= \left[ \dfrac{(\sqrt{x}+1)(\sqrt{x}-1)}{\sqrt{x}-1} – \dfrac{(\sqrt{x}-1)(x+\sqrt{x} +1)}{(\sqrt{x}+1)(\sqrt{x}-1)}\right] : \dfrac{ x-2\sqrt{x} + 1+ \sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}$

$= \left( \sqrt{x} +1 – \dfrac{x+\sqrt{x} +1}{\sqrt{x} -1}\right) \cdot \dfrac{\sqrt{x}+1}{ x-\sqrt{x} + 1}$

$= \dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+1} \cdot \dfrac{\sqrt{x}+1}{ x-\sqrt{x} + 1}$

$=\dfrac{\sqrt{x}}{x-\sqrt{x}+1}$

b) $R<1 \Leftrightarrow \dfrac{\sqrt{x}}{x-\sqrt{x}+1}<1 \Leftrightarrow \sqrt{x}< x-\sqrt{x}+1 \Leftrightarrow \left( \sqrt{x}-1 \right) ^2 >0$ (đúng vì $x \ne 1$).

Bài 4. Một tổ mua nguyên vật liệu để thuyết trình tại lớp hết 72.000 đồng, cho phí được chia đều cho mỗi thành viên của tổ. Nếu tổ giảm bớt 2 người thì mỗi người phải đóng thêm 3000 đồng. Hỏi số người của tổ?

Giải

Gọi số tổ viên là $x$ $(x>2)$, số tiền mỗi tổ đóng lúc đầu là $y$. Ta có hệ phương trình:

$\left\{ \begin{array}{l} xy=72000 \\ (x-2)(y+3000)=72000 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} y=\dfrac{72000}{x} \ (1)\\ y+3000=\dfrac{72000}{x-2}\ (2) \end{array} \right.$

Lấy $(2) -(1)$ ta được: $\dfrac{72000}{x-2} – \dfrac{72000}{x}  =3000$

$\Leftrightarrow x^2 – 2x – 48 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=8 \, (n) \\ x=-6 \, (l) \end{array} \right. $

Vậy số người của tổ là $8$ người.

Bài 5. Cho tam giác $ABC$ có $\angle BAC = 75^\circ, \angle BCA = 45^\circ, AC = a\sqrt{2}$. $AK$ vuông góc với $BC$ và $K$ thuộc $BC$.

a) Tính độ dài các đoạn $KC$ và $AB$ theo $a$.

b) Gọi $H$ là trực tâm và $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$. Tính $\angle OHC$.

c) Đường tròn tâm $I$ nội tiếp tam giác $ABC$. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác $HIO$ theo $a$.

Giải

a) Tam giác $ACK$ vuông cân tại $C$, suy ra $AK = \dfrac{AC}{\sqrt{2}}=a$

$\sin \angle{ABK} =\dfrac{AK}{AB}=\dfrac{\sqrt{3}}{2} \Rightarrow AB= \dfrac{2a}{\sqrt{3}}$

b) Ta có $\angle{AOC} = 2\angle{ABC}=120^\circ $ và $\angle{AHC}=2\angle{EHF} =180^\circ – \angle{BAC}=120^\circ $.

Suy ra $\angle{AHC}=\angle{AOC}$, suy ra $AHOC$ nội tiếp.

Do đó $\angle{OHC}=\angle{OAC}=30^\circ $

c) Ta có $\angle{AIC}=180^\circ – \angle{IAC}-\angle{ICA}$

$=180^\circ – \dfrac{1}{2}\left( \angle{BAC} + \angle{ACB} \right)$

$=120^\circ = \angle{AOC}$.

Do đó tứ giác $AIOC$ nội tiếp.

Vậy 5 điểm $A$, $H$, $I$, $O$, $C$ cùng thuộc đường tròn.

Gọi $D$ là điểm chính giữa cung $AC$.

Ta có $OAD$ và $OCD$ đều, suy ra $DA = DC = DO$, hay $D$ là tâm đường tròn ngoại tiếp, và bán kính $DO =DA=\dfrac{AB}{\sqrt{2}}= \dfrac{a\sqrt{2}}{\sqrt{3}}$

 

 

 

 

Nguyên lý Đirichlet và áp dụng

Nguyên lý Dirichlet hay còn được gọi là nguyên lý chuồng thỏ được phát biểu dưới dạng sau:”Có $n+1$ con thỏ được nhốt vào $n$ cái chuồng thì có một chuồng chứa ít nhất hai con thỏ“. Với nội dung khá đơn giản tuy nhiên nguyên lý này giúp giải được khá nhiều bài toán trong nhiều phân môn: đại số, số học, hình học, tổ hợp. Trong bài viết nhỏ này trình bày một vài ví dụ áp dụng nguyên lý Dirichlet giúp các bạn định hướng tốt hơn trong việc giải các bài toán.

1. Các ví dụ

a) Nguyên lý Dirichlet trong các bài toán đại số và số học

Nguyên lý Dirichlet có thể được phát biểu như sau: Có $n+1$ số tự nhiên lớn hơn $k$ và nhỏ hơn $k+n+1$, thì sẽ có 2 số bằng nhau.

Trong phát biểu trên ta xem $n+1$ số tự nhiên là $n+1$ con thỏ, các số tự nhiên lớn hơn $k$, nhỏ hơn $k+n+1$ gồm $k+1, k+2, \dots, k+n$ là $n$ cái chuồng. Khi đó chắc chắn có 2 con thỏ cùng một chuồng, hay sẽ có hai số bằng nhau.

Việc phát hiện đối tượng nào là thỏ, đối tượng nào là chuồng là một việc có ý nghĩa quan trọng, hoặc đôi khi ta phải xây dựng chuồng, thỏ, từ đó giải quyết vấn đề. Ta xét các ví dụ sau:

Ví dụ 1: Cho 676 số tự nhiên phân biệt không lớn hơn 2016. Chứng minh rằng chọn được hai số $a, b$ thỏa $|a-b| \in \left\{ 3, 6 \right\} $.

Giải

Gọi $676$ số đó là $a_1, a_2, …, a_{676}$.

Xét $676 \times 3 = 2028$ gồm $676$ số $a_1, a_2, …, a_{676}$; (nhóm 1), $676$ số $a_1+3, a_2+3, …,a_{676} +3$ (nhóm 2), $676$ số $a_1+6, a_2+6,…,a_{676}+6$ (nhóm 3).

$2028$ số này là các số tự nhiên không vượt quá $2022$ nên theo nguyên lý Dirichlet tồn tại $2$ số bằng nhau. Mà hai số cùng một nhóm không thể bằng nhau nên xảy ra $3$ trường hợp: $a_i = a_j+3$, $a_i = a_j + 6$ hoặc $a_i+3 = a_j+6$, trong cả ba trường hợp ta đều có $|a_i-a_j| \in \left\{3,6\right\}$.

Ví dụ 2: Cho tập $A = {1, 2, 3, …, 9}$. Lấy $S$ gồm các phần tử thuộc $A$ sao cho tổng hai số bất kì thuộc $S$ là các số phân biệt. Hỏi tập $S$ có số phần tử nhiều nhất là bao nhiêu? Tại sao?

Giải

Nếu tập $S$ có $7$ phần tử trở lên thì sẽ có không ít hơn $21$ tổng. Mà các tổng hai số chỉ nhận các giá trị từ $3$ đến $17$ nên theo nguyên lý dirichlet thì sẽ có hai tổng bằng nhau.

Do đó số phần tử của $S$ không lớn hơn $6$.

Xét $S$ có $6$ phần tử, khi đó có đúng $15$ tổng nhận các giá trị $3, 14, \dots, 17$ nên mỗi tổng hai số nhận đúng một giá trị. Để có tổng bằng $3$, $17$ thì tồn tại $4$ số $1, 2$ và $8, 9$. Khi đó $1 + 9 = 2+8$ (vô lý). Vậy tập không thể có $6$ phần tử.

Nếu tập có $5$ phần tử, ta thấy $S = \left\{ 1, 2, 5, 7, 9\right\} $ thỏa đề bài.

Vậy số phần tử lớn nhất của một tập con thỏa đề bài là $5$.

Ví dụ 3: Cho $1010$ số nguyên dương $a_1 < a_2 < …< a_{1010} \leq 2017$. Chứng minh rằng có $2$ số $a_i, a_k$ sao cho $a_i+a_1 = a_k$.

Giải

Xét $2019$ số gồm $1010$ số đã cho (nhóm 1) và $1009$ số $a_2-a_1, a_3-a_1, …, a_{1010} – a_1$ (nhóm 2) nhận giá trị nguyên từ $1$ đến $2017$, theo nguyên lý dirichlet thì có hai số bằng nhau, hơn nữa các số nhóm 1 khác nhau, các số nhóm 2 khác nhau nên một số thuộc nhóm 1 bằng một số thuộc nhóm 2, do đó tồn tại $i, k$ sao cho $a_k-a_1 = a_i$ hay $a_i+a_1 = a_k$.

Nguyên lý áp dụng trong các bài toán số học được phát biểu dưới dạng sau: “Cho $n+1$ số nguyên, khi đó có 2 số có hiệu chia hết cho $n$“.

Ví dụ 4: Chứng minh rằng trong $11$ số chính phương thì có $2$ số có hiệu chia hết cho $20$.

Giải

Theo nguyên lý đirichlet thì trong $11$ số có hai số có hiệu chia hết cho $10$, gọi $2$ số đó là $a, b$. Ta có $a = x^2, b = y^2$ và $a-b = (x-y)(x+y)$ chia hết cho $10$ nên $x, y$ cùng tính chẵn lẻ, do đó $(x-y)(x+y)$ chia hết cho $4$. Vậy $a-b$ chia hết cho $4$ và chia hết cho $10$ nên chia hết cho $20$.

Ví dụ 5: Cho $5$ số nguyên dương và mỗi số chỉ có ước nguyên tố là $2$ và $3$. Chứng minh rằng có $2$ số mà tích là một số chính phương.

Giải

$5$ số có dạng $2^a\cdot 3^b$ với $a, b$ là các số tự nhiên.

Xét tính chẵn lẻ của các cặp số $(a;b)$ ta chỉ có $4$ trường hợp là (chẵn; chẵn), (chẵn;lẻ), (lẻ; chẵn) và (lẻ; lẻ).

Khi đó với $5$ cặp số thì theo nguyên lý dirichlet có $2$ cặp $(a_1;b_1)$ và $(a_2;b_2)$ sao cho $a_1, a_2$ cùng tính chẵn lẻ và $b_1, b_2$ cùng tính chẵn lẻ.

Khi đó $a_1+a_2, b_1+b_2$ là chẵn, suy ra $2^{a_1}3^{b_1}\cdot 2^{a_2}3^{b_2} = 2^{a_1+a_2}\cdot 3^{b_1+b_2}$ là số chính phương.

Ví dụ 6: Xét $20$ số tự nhiên $1, 2, . . . , 20$. Hãy tìm số nguyên dương $k$ nhỏ nhất sao cho với mỗi cách lấy $k$ số phân biệt từ $20$ số trên đều lấy được hai số $a, b$ sao cho $a + b$ là một số nguyên tố.

Giải

Xét $10$ số chẵn thì tổng hai số bất kì đều là hợp số, do đó đó $ k \geq 11$.

Ta chứng minh $k= 11$.

Xét $10$ cặp số $(1;2), (3;20), (4;19), \dots, (11;12)$, mỗi cặp số có tổng là số nguyên tố, khi đó với $11$ số thì theo nguyên lý dirichlet có $2$ số cùng một cặp, khi đó tổng của chúng là một số nguyên tố.

b) Nguyên lý Dirichlet trong các bài toán hình học

Ví dụ 7: Có $33$ điểm trong hình vuông $4 \times 4$. Chứng minh rằng có $3$ điểm tạo thành tam giác có diện tích không lớn hơn $\dfrac{1}{2}$.

Giải

 

Chia hình vuông thành $16$ hình vuông như hình vẽ, khi đó theo nguyên lý dirichlet thì có $3$ điểm cùng thuộc một hình vuông $1 \times 1$.

Ta cần chứng minh tam giác có $3$ đỉnh nằm trong hoặc trên cạnh hình vuông $1$ thì diện tích không quá $\dfrac{1}{2}$.

 

 

Xét tam giác $EFG$, đường thẳng qua $E$ song song với cạnh hình vuông cắt $FG$ tại $I$.

Khi đó $S_{EFG} = S_{EFI} +S_{EGI} = \dfrac{1}{2}FM\cdot EI + \dfrac{1}{2}GK\cdot EI = \dfrac{EI}{2}(FM+GK) \leq \dfrac{1}{2}$.

Ví dụ 8: Cho một tập $S$ gồm $25$ điểm sao cho với ba điểm bất kì thuộc $S$ thì có $2$ điểm khoảng cách nhỏ hơn $1$. Chứng minh rằng tồn tại một hình tròn bán kính $1$ chứa ít nhất $13$ điểm thuộc $S$.

Giải

Xét $2$ điểm $A$ và $B$ sao cho $AB$ có độ dài lớn nhất. Khi đó xét $2$ hình tròn $(A;1), (B;1)$ nếu chứa hết $25$ điểm thì sẽ có $13$ điểm cùng thuộc một hình tròn, ta có điều cần chứng minh.

Nếu có $1$ điểm $C$ không thuộc $2$ hình tròn trên thì trong $3$ điểm $A, B, C$ không có $2$ điểm nào khoảng cách nhỏ hơn $1$ (vô lý).

Ví dụ 9: Cho đa giác đều có $14$ đỉnh. Chứng minh rằng từ $6$ đỉnh bất kì có thể chọn được $4$ đỉnh tạo thành một hình thang cân.

Giải

 

Do tính chất đối xứng của tứ giác đều nên với hai đỉnh bất kì thì độ dài nối hai đỉnh đó có thể nhận $1$ trong $7$ giá trị.

Với $6$ đỉnh ta có $15$ đoạn thẳng nhận bảy giá trị độ dài khác nhau, theo nguyên lý dirichlet thì có $3$ đoạn có đoạn thẳng bằng nhau.

TH1: Nếu $3$ đoạn bằng nhau đó cùng chung một đỉnh, ví dụ $AB= AC = AD$, suy ra $B, C, D$ thuộc đường tròn tâm A (vô lý).

TH2: Có $2$ đoạn bằng nhau không chung một đỉnh, giả sử $AB = CD$. Ta có $ABCD$ nội tiếp và $AB = CD$ nên $4$ đỉnh $A, B, C, D$ tạo thành hình thang cân. (điều cần chứng minh).

2. Bài tập

Bài 1: Cho $100$ số tự nhiên. Chứng minh rằng tồn tại một số hoặc mộ số các số có tổng chia hết cho $100$.

Bài 2: Chứng minh rằng tồn tại số tự nhiên chỉ toàn các chữ số $1$ và chia hết cho $2017$.

Bài 3: Cho bảng ô vuông $5 \times 5$, người ta điền vào các ô vuông các số $-1,0,1$. Xét tổng các số ở các dòng, cột và đường chéo, chứng minh rằng trong các tổng này có hai tổng bằng nhau.

Bài 4: Cho $5$ số nguyên dương đôi một phân biệt sao cho trong các số ấy thì chỉ có ước nguyên tố là $2$ và $3$. Chứng minh rằng có hai số mà tích của chúng là một số chính phương.

Bài 5: Có $20$ số nguyên dương phân biệt không lớn hơn $70$. Xét tất cả các hiệu của $2$ số, chứng minh rằng trong các hiệu đó có $4$ số bằng nhau.

Bài 6: Xét $20$ số tự nhiên $1, 2, \dots, 20$. Hãy tìm số nguyên dương $k$ nhỏ nhất sao cho với mỗi cách lấy $k$ số phân biệt từ $20$ số trên đều lấy được hai số $a, b$ sao cho $a + b$ là một số nguyên tố.

Bài 7:

a) Tô các cạnh của một lục giác bằng $2$ màu xanh đỏ. Chứng minh rằng tồn tại một tam giác được tô cùng một màu.

b) Tô các cạnh của một đa giác $17$ cạnh bằng $3$ màu. Chứng minh rằng tồn tại một tam giác được tô cùng một màu.

Bài 8: Trên đường tròn cho $16$ điểm tô bởi một trong ba mày: Xanh, Đỏ, Vàng. Các dây cung nối $2$ điểm trong $16$ điểm trên được tô bởi hai màu trắng, đen. Chứng minh ta luôn có $3$ điểm trong $16$ điểm trên tô cùng màu và $3$ cạnh của nó cũng được tô cùng màu.

Bài 9: Chứng minh rằng trong $52$ số tự nhiên bất kì luôn tìm được $2$ số mà tổng hoặc hiệu của chúng chia hết cho $100$.

Bài 10: Từ các số $1, 2, …, 2n$ lấy ra $n+1$ số. Chứng minh rằng:

a) Có $2$ số nguyên tố cùng nhau.

b) Có $2$ số mà số này chia hết cho số kia.

Bài 11: Có $81$ số gồm $9$ chữ số $1, 9$ chữ số $2, \dots, 9$ chữ số $9$. Xếp $81$ số này thành một dãy, có tồn tại hay không một cách xếp sao cho giữa hai chữ số $k$ có đúng $k$ số với $k = 1, 2, \dots, 9$.

Bài 12: Có $51$ điểm trong một hình vuông có cạnh bằng $1$. Chứng minh rằng tồn tại $3$ điểm có thể chứa trong một hình tròn bán kính $\dfrac{1}{7}$.

Bài 13: Cho đa giá có $2018$ cạnh, chứng minh rằng có một đường chéo không song song với bất kì cạnh nào.

Bài 14: Mỗi đỉnh của một đa giác đều $7$ cạnh được tô màu đỏ hoặc xanh. Chứng minh rằng có $3$ đỉnh tạo thành một tam giác cân và được tô cùng một màu.

Bài 15: Có $9$ đường thẳng trong đó mỗi đường thẳng chia hình vuông ra làm $2$ phần tỉ lệ diện tích là $2:3$. Chứng minh rằng có $3$ đường thẳng đồng quy.

Bài 16: (PTNK 2011) Cho hình chữ nhật $3 \times 4$.

a) Có $7$ điểm trong hình chữ nhật. Chứng minh có $2$ điểm khoảng cách không lớn hơn $\sqrt{5}$.

b) Có $6$ điểm trong hình chữ nhật. Chứng minh có $2$ điểm khoảng cách không lớn hơn $\sqrt{5}$.

Bất đẳng thức Cauchy – Phương pháp tách ghép

1. Phương pháp tách ghép

Ví dụ 1: Cho các số dương $a,b,c$. Chứng minh rằng $\dfrac{ab}{c}+\dfrac{bc}{a}+\dfrac{ca}{b} \ge a+b+c.$

Giải

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy ta có:

$\dfrac{ab}{c}+\dfrac{bc}{a} \ge 2b$

$\dfrac{bc}{a}+\dfrac{ca}{b} \ge 2c$

$\dfrac{ca}{b}+\dfrac{ab}{c} \ge 2a.$

Cộng vế theo vế các bất đẳng thức trên ta được

$2\left( \dfrac{ab}{c}+\dfrac{bc}{a}+\dfrac{ca}{b}\right)  \ge 2 (a+b+c)$

$\Leftrightarrow \dfrac{ab}{c}+\dfrac{bc}{a}+\dfrac{ca}{b} \ge a+b+c.$

Dấu ‘=’ xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c$.

Ví dụ 2: Cho các số dương $a,b,c$. Chứng minh rằng

$$\dfrac{a^3}{bc}+\dfrac{b^3}{ca}+\dfrac{c^3}{ab} \ge a+b+c$$

Giải

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy ta có

$\dfrac{a^3}{bc} +b+c \ge 3a $

$\dfrac{b^3}{ca}+c+a \ge 3b$

$\dfrac{c^3}{ab}+a+b \ge 3c.$

Cộng vế theo vế ba bất đẳng thức trên ta được

$\dfrac{a^3}{bc}+\dfrac{b^3}{ca}+\dfrac{c^3}{ab}+2(a+b+c) \ge 3(a+b+c)$

$\Leftrightarrow \dfrac{a^3}{bc}+\dfrac{b^3}{ca}+\dfrac{c^3}{ab} \ge a+b+c.$

Dấu ‘=’ xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c.$

Ví dụ 3: Cho $a,b,c$ là 3 cạnh của một tam giác. Chứng minh rằng $$abc \ge (a+b-c)(b+c-a)(c+a-b).$$

Giải

Áp dụng bất đẳng thức $xy \le \dfrac{(x+y)^2}{4}$. Ta được:

$(a+b-c)(b+c-a) \le \dfrac{(a+b-c+b+c-a)^2}{4}=b^2$

$(b+c-a)(c+a-b) \le \dfrac{(b+c-a+c+a-b)^2}{4}=c^2$

$(c+a-b)(a+b-c) \le \dfrac{(c+a-b)(a+b-c)^2}{4} = a^2.$

Do $a,b,c$ là các cạnh của một tam giác nên các vế của bất đẳng thức trên đều dương do đó nhân vế theo vế ta được

$[(a+b-c)(b+c-a)(c+a-b)]^2 \le (abc)^2$

$\Leftrightarrow (a+b-c)(b+c-a)(c+a-b) \le abc.$

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c.$

2. Bài tập

Bài 1: Cho $a,b,c>0$. Chứng minh $\dfrac{a^4+b^4+c^4}{a+b+c} \ge abc$.

Bài 2: Cho $a,b,c>0$. Chứng minh:

a) $\dfrac{a^2}{b}+\dfrac{b^2}{c}+\dfrac{c^2}{a} \ge a+b+c$

b) $\dfrac{a^3}{b^2}+\dfrac{b^3}{c^2}+\dfrac{c^3}{a^2}\ge a+b+c$

c) $\dfrac{a^3}{b}+\dfrac{b^3}{c}+\dfrac{c^3}{a} \ge ab+bc+ca.$

d) $\dfrac{a^2}{b^2}+\dfrac{b^2}{c^2}+\dfrac{c^2}{a^2} \ge \dfrac{a}{b}+\dfrac{b}{c}+\dfrac{c}{a}.$

Bài 3: Chứng minh rằng với mọi $a,b,c$ dương ta có: $$abc \ge (a+b-c)(b+c-a)(c+a-b).$$

Bài 4: Cho $a,b,c$ là 3 cạnh của một tam giác. Chứng minh:

a) $(p-a)(p-b)(p-c) \le \dfrac{1}{8}abc$.

b) $\dfrac{1}{p-a}+\dfrac{1}{p-b}+\dfrac{1}{p-c} \ge 2(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c})$.

c) $\dfrac{\sqrt{a}}{\sqrt{a+b-c}}+\dfrac{\sqrt{b}}{\sqrt{b+c-a}}+\dfrac{\sqrt{c}}{\sqrt{c+a-b}} \ge 3$

Bài 5: Cho 3 số không âm $a,b,c$ chứng minh rằng: $$ a+b+c \ge \sqrt[3]{ab^2}+\sqrt[3]{bc^2}+\sqrt[3]{ca^2}. $$

Bài 6: Cho $a,b,c \ge 0$. Chứng minh: $$ a^3+b^3+c^3 \ge a^2\sqrt{bc}+b^2\sqrt{ca}+c^2\sqrt{ab}. $$

Bài 7: Cho $a,b,c$ là các số dương. Chứng minh rằng: $$ (a^2+bc)(b^2+ca)(c^2+ab) \ge abc(a+b)(b+c)(c+a). $$

Bài 8: Cho các số dương $x, y, z$. Chứng minh rằng: $$\dfrac{1}{2x+y+z}+\dfrac{1}{x+2y+z}+\dfrac{1}{x+y+2z} \le \dfrac{1}{4}(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}).$$

Bài 9: Cho các số thực dương $a,b,c$ thoả mãn $a+b+c=3$. Chứng minh: $$\dfrac{ab}{\sqrt{c^2+3}}+\dfrac{bc}{\sqrt{a^2+3}}+\dfrac{ca}{c^2+3} \le \dfrac{3}{2}.$$

Bài 10: Cho các số dương $a,b,c$ thoả $a+b+c=1$. Chứng minh: $$\dfrac{c+ab}{a+b}+\dfrac{a+bc}{b+c}+\dfrac{b+ac}{a+c} \ge 2.$$

Bài 11: Cho các số dương $a,b,c$. Chứng minh: $$\dfrac{ab}{a+3b+2c}+\dfrac{bc}{b+3c+2a}+\dfrac{ac}{c+3a+2b} \le \dfrac{a+b+c}{6}.$$

Bài 12: Cho các số dương $a,b,c$ thoả $a+b+c=1$. Chứng minh: $$\frac {a}{b} + \frac {a}{c} + \frac {c}{b} + \frac {c}{a} + \frac {b}{c} + \frac {b}{a} + 6 \geq 2\sqrt{2}\left (\sqrt{\frac{1-a}{a}} + \sqrt{\frac{1-b}{b}} + \sqrt{\frac{1-c}{c}}\right ).$$

Bài 13: Cho các số dương $a,b,c$ thoả $a+b+c=3$. Chứng minh: $\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c} \ge ab+bc+ca.$

Bất đẳng thức Cauchy – Phương pháp chọn điểm rơi

1. Chọn điểm rơi

Ví dụ 1: Cho $a \ge 2$. Tìm GTNN của $P=a+\dfrac{1}{a}$.

Giải

Ta có $P =\dfrac{a}{4}+\dfrac{1}{a}+\dfrac{3a}{4} \ge 2 \sqrt{ \dfrac{a}{4}. \dfrac{1}{a}}+\dfrac{3.2}{4} =\dfrac{5}{2}.$

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $\begin{cases} \dfrac{a}{4}=\dfrac{1}{a}&\\ a=2 \end{cases} \Leftrightarrow a=2.$

Ví dụ 2: Cho $a \ge 2$. Tìm GTNN của $P=a+\dfrac{1}{a^2}$.

Giải

Ta có: $P=\dfrac{a}{8}+\dfrac{a}{8}+\dfrac{1}{a^2} +\dfrac{6a}{8} \ge 3 \sqrt[3]{\dfrac{a}{8}. \dfrac{a}{8}. \dfrac{1}{a^2}}+\dfrac{6a}{8}$

$\hspace{6,5cm} \ge \dfrac{3}{4}+\dfrac{6.2}{8} \ge \dfrac{9}{4}.$

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $\begin{cases} \dfrac{a}{8}=\dfrac{1}{a^2}&\\ a=2 \end{cases} \Leftrightarrow a=2.$

Ví dụ 3: Cho các số không âm $a,b,c$ thoả $a^2+b^2+c^2=1$. Tìm GTNN của $P=a^3+b^3+c^3.$

Giải

Ta có: $a^3+a^3+\dfrac{1}{3\sqrt{3}} \ge \sqrt{3} a^2$

$b^3+b^3+\dfrac{1}{3\sqrt{3}} \ge \sqrt{3} b^2$

$c^3+c^3+\dfrac{1}{3\sqrt{3}} \ge \sqrt{3} c^2$

Cộng vế theo theo vế ba băt đẳng thức trên ta được

$2(a^3+b^3+c^3)+\dfrac{1}{\sqrt{3}} \ge \sqrt{3}(a^2+b^2+c^2)$

$\Leftrightarrow a^3+b^3+c^3 \ge \dfrac{1}{\sqrt{3}}.$

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ chỉ $\begin{cases} a^2+b^2+c^2=1 &\\ a^3=b^3=c^3=\dfrac{1}{3\sqrt{3}} \end{cases} \Leftrightarrow a=b=c=\dfrac{1}{\sqrt{3}}.$

Ví dụ 4: Cho $ a, b, c>0$, $a+b+c=1$. Chứng minh $ \sqrt{a+b}+\sqrt{b+c}+\sqrt{c+a} \le \sqrt{6}. $

Giải

Đặt $P = \sqrt{a+b}+\sqrt{b+c}+\sqrt{c+a} $.

Áp dụng bất đẳng thức $\sqrt{xy} \le \dfrac{x+y}{2}$ ta được:

$\sqrt{(a+b) \cdot \dfrac{2}{3}} \le \dfrac{a+b+\dfrac{2}{3}}{2}$

$\sqrt{(b+c) \cdot \dfrac{2}{3}} \le \dfrac{b+c+\dfrac{2}{3}}{2}$

$\sqrt{(c+a) \cdot \dfrac{2}{3}} \le \dfrac{c+a+\dfrac{2}{3}}{2}.$

Cộng vế theo vế các bất đẳng thức trên ta được:

$\sqrt{\dfrac{2}{3}} \cdot P \le \dfrac{2(a+b+c)+2}{2}=2 \Leftrightarrow P \le \sqrt{6}$

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $\begin{cases} a+b+c=1&\\ a+b=b+c=c+a=\dfrac{2}{3} \end{cases} \Leftrightarrow a=b=c=\dfrac{1}{3}.$

Ví dụ 5: Cho $a, b>0$, $a+b \le 1$. Tìm GTNN của $P=\dfrac{1}{a^2+b^2}+\dfrac{1}{ab}+4ab.$

Giải

Ta có: $\dfrac{1}{a^2+b^2}+\dfrac{1}{ab}+4ab = \dfrac{1}{a^2+b^2}+\dfrac{1}{2ab}+\left( 4ab+\dfrac{1}{4ab}\right) + \dfrac{1}{4ab}$

$\hspace{5,4cm} \ge \dfrac{4}{(a+b)^2}+2\sqrt{4ab. \dfrac{1}{4ab}}+\dfrac{1}{(a+b)^2} \ge 7.$

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $\begin{cases} a+b=1&\\a=b \end{cases} \Leftrightarrow a=b=\dfrac{1}{2}.$

Ví dụ 6: Cho các số dương $a,b,c$ thoả $abc=1$. Chứng minh rằng $$\dfrac{a^2}{1+b}+\dfrac{b^2}{1+c}+\dfrac{c^2}{1+a} \ge \dfrac{3}{2}.$$

Giải

Đặt $P = \dfrac{a^2}{1+b}+\dfrac{b^2}{1+c}+\dfrac{c^2}{1+a} $

Ta có: $\dfrac{a^2}{1+b}+\dfrac{1+b}{4} \ge a$

$\dfrac{b^2}{1+c}+\dfrac{1+c}{4} \ge b$

$\dfrac{c^2}{1+a}+\dfrac{1+a}{4} \ge c.$

Cộng vế theo vế các bất đẳng thức trên ta được: $$P \ge (a+b+c)-\dfrac{1}{4}(a+b+c)-\dfrac{3}{4} \ge \dfrac{3}{4}.3.\sqrt[3]{abc}-\dfrac{3}{4}= \dfrac{3}{2}.$$

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=1.$

2. Bài tập

Bài 1: Cho $a \ge 6.$ Tìm GTNN của $ a^2+\dfrac{18}{a}$.

Bài 2: Cho $x \ge 1$. Tìm GTNN của $P=3x+\dfrac{1}{2x}.$

Bài 3: Cho $a,b>0$, $a+b \le 1$. Tìm GTNN của $P=ab+\dfrac{1}{ab}.$

Bài 4: Cho $a,b>0$. Tìm GTNN của $P=\dfrac{a+b}{\sqrt{ab}}+\dfrac{\sqrt{ab}}{a+b}.$

Bài 5: Cho $a,b>0$, $a+b \le 1$. Tìm GTNN của $P=\dfrac{1}{a^2+b^2}+\dfrac{1}{2ab}$.

Bài 6: Cho $a,b>0$ thỏa $a+b \le 1$. Tìm GTNN của $P=\dfrac{1}{1+a^2+b^2}+\dfrac{1}{2ab}$.

Bài 7: Cho $a,b>0$, $a+b=1$. Chứng minh:

a) $a^3+b^3 \ge \dfrac{1}{4}$.

b) $a^4+b^4 \ge \dfrac{1}{8}.$

Bài 8: Cho $a, b, c >0$, $a+b+c=1$. Tìm GTLN của $$ P=\sqrt[3]{a+b}+\sqrt[3]{b+c}+\sqrt[3]{c+a}. $$

Bài 9: Cho $a, b, c >0$, $a+b+c=3$. Tìm GTLN của $$ P=\sqrt[3]{a(b+2c)}+\sqrt[3]{b(c+2a)}+\sqrt[3]{c(a+2b)}. $$

Bài 10: Cho $a, b, c >0$, $abc=1$. Chứng minh $$ \dfrac{a^3}{(a+1)(b+1)}+\dfrac{b^3}{(c+1)(a+1)}+\dfrac{c^3}{(a+1)(b+1)} \ge \dfrac{3}{4}. $$

Bài 11: Cho $a, b, c >0$, $a+b+c=3$. Chứng minh $$ \dfrac{a^3}{b(2c+a)}+\dfrac{b^3}{c(2a+b)}+\dfrac{c^3}{a(2b+c)} \ge 1.$$

Bài 12: Cho các số dương $a,b,c$ thoả $abc=1$. Chứng minh $$\dfrac{1}{a^3(b+c)}+\dfrac{1}{b^3(c+a)}+\dfrac{1}{c^3(a+b)} \ge \dfrac{3}{2}$$

Bài 13: Cho các số thực dương $a,b,c$. Chứng minh rằng $$\dfrac{b^2c}{a^3(b+c)}+\dfrac{c^2a}{b^3(c+a)}+\dfrac{a^2b}{c^3(a+b)} \ge \dfrac{1}{2}(a+b+c).$$

Bài 14: Cho $x, y, z>0$, $xyz=1$. Chứng minh $x^3+y^3+z^3 \ge x+y+z$.

Bài 15: Cho $a,b,c>0$. Tìm GTNN của $P=a^3+b^3+c^3$. Biết $a^2+b^2+c^2=3$.

Bài 16: Cho $a,b,c>0$ và $a+2b+3c \ge 20$. Tìm GTNN của $$S=a+b+c+\dfrac{3}{a}+\dfrac{9}{2b}+\dfrac{4}{c}.$$

Bài 17: Cho các số dương $a,b,c$ thoà $a+b+c=1$. Chứng minh $$a\sqrt[3]{1+b-c}+b \sqrt[3]{1+c-a}+c\sqrt[3]{1+a-b} \le 1.$$

Bất đẳng thức Cauchy – Các kĩ thuật cơ bản

1. Bất đẳng thức Cauchy

Tính chất 1: Cho các số $a, b$ thì ta có: $ab \leq \dfrac{1}{4} (a+b)^2 \leq \dfrac{1}{2}(a^2+b^2)$.

Tính chất 2: Cho $a, b$ là các số không âm thì $ a+b \geq 2\sqrt{ab}$.

2. Các kĩ thuật cơ bản

Ví dụ 1: Cho $x,y$ là các số thực thỏa mãn $x+y=2$. Chứng minh rằng $xy(x^2+y^2) \le 2 $.

Giải

Áp dụng bất đẳng thức $ab \le \dfrac{(a+b)^2}{4}$ ta được:

$xy(x^2+y^2)=\dfrac{1}{2}\cdot 2xy(x^2+y^2) \le \dfrac{1}{2} \dfrac{(x^2+y^2+2xy)^2}{4}=\dfrac{1}{8}(x+y)^4=2.$

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $x=y=\dfrac{1}{2}.$

Ví dụ 2: Cho các số dương $a,b$. Chứng minh rằng $\dfrac{a^2}{b}+\dfrac{b^2}{a} \ge \sqrt{2(a^2+b^2)}.$

Giải

Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với

$a^3+b^3\ge ab\sqrt{2(a+b)} \Leftrightarrow (a+b)(a^2+b^2-ab) \ge \sqrt{ab}.\sqrt{2ab(a^2+b^2)}$

Mặt khác ta có:

$0 <\sqrt{ab} \le \dfrac{a+b}{2}$

$0 \le \sqrt{2ab(a^2+b^2)} \le \dfrac{2ab+a^2+b^2}{2} \le a^2+b^2 \le 2(a^2+b^2-ab).$

Nhân vế theo vế hai bất đẳng thức trên ta được điều phải chứng minh.

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $a=b.$

Ví dụ 3: Cho các số thực dương $x,y,z$ thoả $\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}=1$. Chứng minh $(x-1)(y-1)(z-1) \ge 8.$

Giải

Bất đẳng thức đã cho được viết lại dưới dạng $ \left( \dfrac{x-1}{x}\right) \left( \dfrac{y-1}{y}\right) \left( \dfrac{z-1}{z}\right)  \ge \dfrac{8}{xyz}$

$\Leftrightarrow \left( 1-\dfrac{1}{x}\right) \left( 1-\dfrac{1}{y}\right) \left( 1-\dfrac{1}{z}\right)  \ge \dfrac{8}{xyz}.$

Theo bất đẳng thức Cauchy ta có:

$1-\dfrac{1}{x}=\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z} \ge 2 \sqrt{\dfrac{1}{y}\cdot  \dfrac{1}{z}}=\dfrac{2}{\sqrt{yz}}.$

Tương tự ta cũng có $1-\dfrac{1}{y} \ge \dfrac{2}{\sqrt{zx}}$ và $1-\dfrac{1}{z} = \dfrac{2}{\sqrt{xy}}$.

Nhân vế theo vế các bất đẳng thức trên ta có điều phải chứng minh.

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $x=y=z=3.$

Ví dụ 4: Cho các số dương $a,b,c$. Chứng minh rằng $\dfrac{abc}{(1+a)(a+b)(b+c)(c+16)} \le \dfrac{1}{81}.$

Giải

Ta có: $(1+a)(a+b)(b+c)(c+16)= \left( 1+\dfrac{a}{2}+\dfrac{a}{2}\right) \left( a+\dfrac{b}{2}+\dfrac{b}{2}\right) \left( b+\dfrac{c}{2}+\dfrac{c}{2}\right) (c+8+8)$

$\hspace{7,5cm} \ge 3\sqrt[3]{\dfrac{a^2}{4}}\cdot  3\sqrt[3] {\dfrac{ab^2}{4}}\cdot 3\sqrt[3]{\dfrac{bc^2}{4}}\cdot 3\sqrt[3]{64c} =81abc.$

Do đó $\dfrac{abc}{(1+a)(a+b)(b+c)(c+16)} \le \dfrac{1}{81}.$

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $a=2, b=4, c=8.$

3. Bài tập

Bài 1: Cho $x,y,z$ là các số thực dương. Chứng minh rằng $ \dfrac{x^2}{x^2+2yz}+\dfrac{y^2}{y^2+2xz}+\dfrac{z^2}{z^2+2xy} \ge 1. $

Bài 2: Cho $a,b,c>0$. Chứng minh

a) $\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b} \ge \dfrac{4}{a+b}$.

b) $\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c} \ge \dfrac{9}{a+b+c}$.

c) $(a+b+2)\left( \dfrac{1}{a+1}+\dfrac{1}{b+1}\right)  \ge 4$.

Bài 3: Cho $a>b>0$. Chứng minh

a) $a+\dfrac{1}{(a-b)b} \ge 3$.

b) $a+\dfrac{1}{(a-b)(b+1)} \ge 2$.

c) $a+\dfrac{4}{(a-b)(b+1)^2} \ge 3$.

Bài 4: Cho $a,b>1$. Chứng minh $a\sqrt{b-1}+b\sqrt{a-1} \le ab$.

Bài 5: Cho $c>0$ và $a,b \ge c$. Chứng minh rằng $\sqrt{c(a-c)}+\sqrt{c(b-c)} \le \sqrt{ab}$.

Bài 6: Cho $x,y$ là các số thực dương thỏa mãn $x+y=2$. Chứng minh rằng $x^2y^2(x^2+y^2) \le 2.$

Bài 7: Cho $a,b,c$ là các số không âm thỏa $a^2+b^2 \le 2$. Chứng minh rằng $a\sqrt{3a(a+2b)}+b\sqrt{3b(b+2a)} \le 6.$

Bài 8: Cho $a,b,c>0$. Chứng minh $a(1+b)+b(1+c)+c(1+a) \ge 3 \sqrt[3]{abc}(1+\sqrt[3]{abc})$.

Bài 9: Cho $x,y >0$ và $x+y = 1.$ Chứng minh rằng $8(x^4+y^4)+\dfrac{1}{xy} \ge 5. $

Bài 10: Cho các số thực dương $a,b,c$. Chứng minh rằng $$ \frac{1}{a^3+b^3+abc}+\frac{1}{b^3+c^3+abc}+\frac{1}{c^3+a^3+abc} \le \frac{1}{abc}. $$

Bài 11: Cho $a,b,c$ là các số thực không âm thỏa mãn $a+b+c=1$. Chứng minh rằng $b+c \ge 16abc.$

Bài 12: Cho các số thực dương $a,b,c$ thoả $ab+bc+ca \ge a+b+c$. Chứng minh $a+b+c \ge 3.$

Bài 13: Cho các số dương $a,b,c$ thoả $abc=1$. Chứng minh $$\dfrac{\sqrt{1+a^3+b^3}}{c}+\dfrac{\sqrt{1+b^3+c^3}}{a}+\dfrac{\sqrt{1+a^3+c^3}}{b} \ge 3 \sqrt{3}.$$

Bài 14: Cho các số dương $a, b, c$ thoả $a+b+c=abc$. Chứng minh $\dfrac{a}{b^3}+\dfrac{b}{c^3}+\dfrac{c}{a^3} \ge 1.$

Chuyên đề: Chứng minh bất đẳng thức bằng phương pháp biến đổi tương đương

1. Phương pháp biến đổi tương đương

Ví dụ 1: Chứng minh các bất đẳng thức sau:

a) $a^2+b^2+c^2 \ge ab+bc+ca$

b)  $a^4+b^4+c^4 \ge abc(a+b+c)$

Giải

a) Ta có: $a^2+b^2+c^2 \ge ab+bc+ca $

$\Leftrightarrow 2(a^2+b^2+c^2) \ge 2(ab+bc+ca)$

$\Leftrightarrow (a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2 \ge 0$ .

Bất đẳng thức cuối cùng hiển nhiên đúng với mọi $a,b,c$. Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c.$

b) Áp dụng câu (a) liên tiếp ta có:

$a^4+b^4+c^4  \ge a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2= (ab)^2+(bc)^2+(ca)^2$

$\hspace{2,6cm}  \ge ab\cdot bc+bc\cdot ca+ca\cdot ab=abc(a+b+c)$.

Dấu ‘=’ xảy ra khi $a=b=c.$

Ví dụ 2: Với mọi $x \in \mathbb{R}$. Chứng minh $2x^4+1 \ge 2x^3+x^2.$

Giải

Ta có  $2x^4+1-2x^3-x^2=1-x^2-2x^3(1-x)$

$\hspace{5,4cm} =(1-x)(1+x)-2x^3(1-x)$

$\hspace{5,4cm} = (1-x)(x+1-2x^3)$

$\hspace{5,4cm} =(1-x)[x(1-x^2)+1-x^3]$

$\hspace{5,4cm} =(1-x)^2[(1+x)^2+x^2] \ge 0. \forall x \in \mathbb{R}.$

Từ đó suy ra $2x^4+1 \ge 2x^3+x^2, \forall x \in \mathbb{R}$. Dấu “=” xảy ra khi $x=1.$

Ví dụ 3: Với mọi $x \in \mathbb{R}$. Chứng minh rằng $x^{12}-x^9+x^4-x+1 >0.$

Giải

Ta xét hai trường hợp $x<1$ và $x \ge 1.$

  • Trường hợp $x<1$, ta có $x^{12}-x^9+x^4-x+1=x^{12}+(x^4-x^9)+(1-x). $

 Vì $x<1$ nên $1-x>0, x^4-x^9>0$ do đó $x^{12}-x^9+x^4-x+1 >0.$

  •  Trường hợp $x \ge 1$, ta có $x^{12}-x^9+x^4-x+1=x^8(x^4-x)+(x^4-x)+1.$

 Vì $x \ge 1$ nên $x^4-x \ge 0$ do đó $x^{12}-x^9+x^4-x+1 >0.$

Ví dụ 4: (PTNK chuyên toán 1998) Cho $x, y, z, p, q, r$ là các số thực dương thỏa mãn điều kiện $x + y + z = p + q + r=1$ và $p,q,r \leq \dfrac{1}{2}$.

a) Chứng minh rằng nếu $x \leq y \leq z$ thì $px + qy + rz \geq \dfrac{x+y}{2}$

b) Chứng minh rằng $px + qy + rz \geq 8xyz$

Giải

a) Ta có $px+ qy + rz \geq \left( p-\dfrac{1}{2}\right) x + \dfrac{1}{2}x + (q+r)y \\ \ge \left( p-\dfrac{1}{2}\right) x + \left( q+r-\dfrac{1}{2}\right) y + \dfrac{1}{2}(x+y)\\ \ge \left( p-\dfrac{1}{2}\right) (x-y) + \dfrac{1}{2}(x+y) \\ \geq \dfrac{1}{2}(x+y)$

Vì $p – \dfrac{1}{2}\leq 0, x – y \leq 0$ nên $(p-\dfrac{1}{2})(x-y) \geq 0$.

b) Vai trò của $x, y, z$ như nhau, ta có thể giả sử $x \leq y \leq z$.

Áp dụng câu a, ta cần chứng minh $x+y \geq 16xyz$.

Ta có $4xy \leq (x+y)^2$, suy ra $16xyz \leq 4z(x+y)^2 = 4z(1-z)(x+y)$.

Mà $4z(1-z) \leq (z+1-z)^2 = 1$.

Do đó $16xyz \leq x+y$ (điều cần chứng minh).

Ví dụ 5: (PTNK Chuyên toán 2013) Cho $x, y$ là hai số không âm thỏa $x^3+y^3 \le x- y$.

a) Chứng minh rằng $y \leq x \leq 1$.

b) Chứng minh rằng $x^3+y^3 \leq x^2 + y^2 \leq 1$.

Giải

a) Ta có $x – y \geq x^3 + y^3 \geq 0$, suy ra $x \geq y$.

Ta có $x \geq y + y^3 + x^3 \geq x^3$, suy ra $x(1-x)(1+x) \geq 0$. Suy ra $0\leq x \leq 1$.

Do đó $0 \leq y \leq x \leq 1$.

b) Từ câu a ta có $0 \leq y \leq x \leq 1$, suy ra $x^3 \leq x^2, y^3 \leq y^2$. Suy ra $x^3+y^3 \leq x^2+y^2$.

Ta có $x – y \geq x^3+y^3 \geq x^3-y^3 \geq 0$.

Suy ra $x^2+y^2+xy \leq 1$, suy ra $x^2+y^2 \leq 1$.

Vậy $x^3+y^3\leq x^2+y^2 \leq 1$.

Ví dụ 6: Cho các số $x, y, z$ thỏa $|x| \leq 1, |y| \leq 1, |z| \leq 1$. Chứng minh rằng: $\sqrt{1-x^2} + \sqrt{1-y^2} + \sqrt{1-z^2} \leq \sqrt{9-(x+y+z)^2} $

Giải

Bình phương hai vế của bất đẳng thức, ta được bất đẳng thức tương đương:

$ 3-x^2-y^2-z^2 + 2\sqrt{1-x^2}\sqrt{1-y^2} + 2\sqrt{1-y^2}\sqrt{1-z^2}  + 2\sqrt{1-z^2}\sqrt{1-x^2} \leq 9-(x+y+z)^2\\ \Leftrightarrow \sqrt{1-x^2}\sqrt{1-y^2} + \sqrt{1-y^2}\sqrt{1-z^2} + \sqrt{1-z^2}\sqrt{1-x^2}  \leq 3-xy-yz-xz  $

Để hoàn tất chứng minh, ta cần chứng minh $\sqrt{1-x^2}\sqrt{1-y^2} \leq 1-xy (*)$.

Thật vậy do $1-xy\geq 0$ nên (*) tương đương với $(1-x^2)(1-y^2) \leq (1-xy)^2 \Leftrightarrow (x-y)^2 \geq 0$ (đúng).

2. Bài tập

Bài 1: Chứng minh các bất đẳng thức sau:

a) $a^2+b^2+1 \ge ab+a+b$

b) $a^2+b^2+c^2+d^2 +e^2 \ge a(b+c+d+e)$

c) $3(ab+bc+ca) \le (a+b+c)^2 \le 3(a^2+b^2+c^2)$

Bài 2: Cho $x,y >0$. Chứng minh $\dfrac{x^2}{y}+\dfrac{y^2}{x} \ge x+y$

Bài 3: Với mọi $x, y \ne 0$. Chứng minh

a) $\dfrac{x^2}{y^2}+\dfrac{y^2}{x^2} \ge \dfrac{x}{y}+\dfrac{y}{x}$

b) $\dfrac{x^2}{y^2}+\dfrac{y^2}{x^2}+4 \ge 3(\dfrac{x}{y}+\dfrac{y}{x})$.

Bài 4: Cho $x,y \ge 1$. Chứng minh $\dfrac{1}{1+x^2}+\dfrac{1}{1+y^2} \ge \dfrac{2}{1+xy}$.

Bài 5: Cho $x,y>0$. Chứng minh rằng $\dfrac{1}{(1+x)^2}+\dfrac{1}{(1+y)^2} \ge \dfrac{1}{1+xy}$.

Bài 6: Cho $a>0$. Chứng minh $\dfrac{a}{a^2+1}+\dfrac{5(a^2+1)}{2a} \ge \dfrac{11}{2}$.

Bài 7: Cho $ab \ne 0$. Chứng minh $\dfrac{4a^2b^2}{(a^2+b^2)^2}+\dfrac{a^2}{b^2}+\dfrac{b^2}{a^2} \ge 3$.

Bài 8: Cho $a,b>0$. Chứng minh $\dfrac{a^2b}{2a^3+b^3}+\dfrac{2}{3} \ge \dfrac{a^2+2ab}{2a^2+b^2}$.

Bài 9: Cho $a^2+b^2 \ne 0$. Chứng minh$\dfrac{2ab}{a^2+4b^2}+\dfrac{b^2}{3a^2+2b^2} \le \dfrac{3}{5}$.

Bài 10: Cho $a,b,c,d>0$. Chứng minh rằng nếu $\dfrac{a}{b}<1$ thì $\dfrac{a}{b}< \dfrac{a+c}{b+c}$. Từ đó suy ra

a) $\dfrac{a}{a+b}+\dfrac{b}{b+c}+\dfrac{c}{c+a}<2$

b) $1<\dfrac{a}{a+b+c}+\dfrac{b}{b+c+d}+\dfrac{c}{c+d+a}+\dfrac{d}{d+a+b}<2$

c) $2< \dfrac{a+b}{a+b+c}+\dfrac{b+c}{b+c+d}+\dfrac{c+d}{c+d+a}+\dfrac{d+a}{d+a+b}<3$.

Phương trình nghiệm nguyên – Phương pháp đồng dư thức

1. Phương pháp đồng dư thức

Ví dụ 1: Giải phương trình $ x^3 +21y^3+5=0 $

Giải

Ta có với mọi $x$ thì $ x^3\equiv 0, 1, -1 \ (\mod 7) \Rightarrow x^3 +21y^2+5\equiv 5,6,4\ (\mod 7) $

Do đó phương trình vô nghiệm.

Ví dụ 2: Giải phương trình trong tập số tự nhiên: $6^x = y^2+y-2 $

Giải

Với mọi số nguyên $x$ thì $ 6^x \equiv 1\ (mod\ 5) $

Mặt khác, $ y^2+y-2 = (y-1)(y+2) \equiv 0,3,4\ (mod\ 5) \Rightarrow $ phương trình vô nghiệm.

Ví dụ 3: Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình $7^x – 9^y = 4$

Giải

Ta có $9^y \equiv 1 (\mod 4)$ suy ra $7^x \equiv (-1)^x (\mod 4)$ suy ra $x$ chẵn. $x = 2k$.

Ta có $7^{2k} – 3^{2y} = 4 \Leftrightarrow (7^k-2)(7^k+2) = 3^{2y}$.

Dễ thấy $(7^k-2, 7^k+2) = 1$ suy ra $7^k-2 = 1, 7^k+2 = 3^{2y}$ vô nghiệm.

Ví dụ 4: Tìm $x, y, z$ nguyên dương và $z \geq 2$ thỏa $3^x + 5^x = y^z$

Giải

+ Nếu $x = 1$ ta có $y^z = 8$ thì $y = 2, z=3$.

+ Nếu $x$ chẵn. $3^x + 5^x \equiv 2( \mod 4)$, suy ra $y$ chẵn và $y^z \equiv 2(\mod 4)$, suy ra $z = 1$. (vô lý).

+ Nếu $x$ lẻ, $x > 1$. Khi đó $LHS=3^x + 5^x = (3+5)(3^{x-1}-3^{x-2}\cdot 5 +\cdots +5^{x-1})$.

Ta có $3^{x-1}-3^{x-2}\cdot 5 +\cdots +5^{x-1}$ có $x$ số hạng lẻ, nên tổng là lẻ.

Do đó $LHS$ chia hết cho 8, nhưng ko chia hết cho 16, kết hợp $z > 1$ ta được $z=3$.

Ta có: $5^6 \equiv 1 (\mod 9)$ suy ra $5^x \equiv 5\  (\mod 9)$ nếu $x \equiv 1\ (\mod 6)$;

 $5^x \equiv -1\  (\mod 9)$ khi $x \equiv 3 \ (\mod 6)$;

 $5^x \equiv 2 \ (\mod 9)$ khi $x \equiv 5\ (\mod 6)$.

Mặt khác $y^3 \equiv 0, 1, -1 (\mod 9)$. Do đó  $3^x + 5^x = y^3$ khi $ x \equiv 3 \ (\mod 6)$.

Lại có $3^x + 5^x \equiv 5 (\mod 7)$ khi $x \equiv 3 (\mod 6)$.

Do đó phương trình vô nghiệm.

Vậy nghiệm của phương trình là $(1,2,3)$.

2. Bài tập rèn luyện

Bài 1: Tìm nghiệm nguyên của các phương trình sau:

a) $2^x-3^y=1$;

b) $2^x-3^y=7$;

c) $2^x+3^y=z^2$;

d) $3^x+4^y=5^z$;

e) $3^x+4^y=7^z$.

Bài 2: (PTNK 2013) Cho $M = a^2 + 3a + 1$ với $a$ là số nguyên dương.

a) Chứng minh rằng mọi ước của $M$ đều là số lẻ.

b) Tìm $a$ sao cho $M$ chia hết cho 5. Với những giá trị nào của $a$ thì $M$ là lũy thừa của 5?

Bài 3: (PTNK 2009)

a) Chứng minh rằng không tồn tại số tự nhiên $a$ sao cho ${a^2} + a = {2010^{2009}}$

b) Chứng minh rằng không tồn tại số tự nhiên $a$ sao cho $a + {a^2} + {a^3} = {2009^{2010}}$

Phương trình nghiệm nguyên – Phương pháp biến đổi thành tích

1. Phương pháp biến đổi thành tích

Ví dụ 1: Giải phương trình nghiệm nguyên $2xy + 3x + 4y = 9$

Giải

Ta biến đổi thành $(x+2)(2y+3) = 15$.

Do đó $x+2 \in \{-15, -5, -3, -1, 1, 3, 5, 15\}$.

Giải ra được các nghiệm $(x;y)$ là: $(-17;-2), (-7;-3), (-5;-4), (-3;-9), (-1;6), (1;1), (3;0), (13;-1)$.

Ví dụ 2: Tìm nghiệm tự nhiên của phương trình $(xy-7)^2 = x^2 + y^2$

Giải

Biến đổi phương trình thành

$(xy-6)^2-(x+y)^2==-13$

$\Leftrightarrow (xy-x-y-6)(xy+x+y-6) = -13$.

  • TH1: $xy – x-y-6 = -13, xy+x+y-6 = 1$.
  • TH2: $xy-x-y-6 = -1, xy+x+y-6 = 13$.

Giải ra nghiệm $(x;y)$ là $(3;4), (4;3), (7;0), (0;7)$.

Ví dụ 3: Giải nghiệm nguyên dương của phương trình $x(y^2-p) + y(x^2-p) = 5p$ trong đó $p$ là số nguyên tố.

Giải

Biến đổi pt thành $(x+y)(xy-p) = 5p$.

  • TH1: $x+y = 5, xy – p = p$, giải ra được $(x;y,p)$ là $(1;4;2),(4;1;2), (2;3;3), (3;2;3)$.
  • TH2: $x+y = p, xy -p=5$, ta có $xy –  x-y = 5 \Leftrightarrow (x-1)(y-1) = 6$.

Giải ra được $(x;y;p)$ là $(3;4;7), (4;3;7)$.

  • TH3: $x+y=5p, xy-p = 1$, ta có $5xy -x-y = 5 \Leftrightarrow (5x-1)(5y-1) = 26$.

Không tìm được $x$, $y$ thỏa yêu cầu.

Vậy phương trình có 6 nghiệm.

Ví dụ 4: Giải phương trình trong tập các số nguyên dương $x + x^2 + x^3 = y+y^2$

Giải

Ta có phương trình viết lại  $x^3 = (y-x)(y+x+1)$.

Khi đó nếu $p$ là ước nguyên tố của $y-x, y+x+1$ thì $p = 1$(vô lí).

Do đó $(y-x, y+x+1) = 1$

Khi đó $y-x = a^3, y+x+1 = b^3$ và $ab=x$.

$\Rightarrow b^3-a^3 = 2ab+1$, vì $b \geq a+1$

$\Rightarrow b^3-a^3 = (b-a)(a^2+b^2+1) > 2ab+1$ phương trình vô nghiệm.

2. Bài tập rèn luyện

Bài 1: Giải các phương trình sau trong tập nguyên dương:

a) $ 2x^2+3xy-2y^2=7 $.

b) $ x^3-xy=6x-5y-8 $

c) $ x^3-y^3=91 $.

Bài 2: Giải phương trình nghiệm nguyên $\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y} = \dfrac{1}{2020}$

Bài 3: Tìm các số nguyên $x$, $y$ sao cho:

a) $3^x-y^3=1$;

b) $1+x+x^2+x^3=2^y$;

c) $1+x+x^2+x^3=2003^y$.

Bài 4: Tìm các số nguyên tố $x$, $y$, $z$ thỏa mãn: $x^y+1=z$

Bài 5: Tìm các số nguyên dương $x, y,z$ thỏa $y$ nguyên tố và $y, 3$ không là ước của $z$ thỏa $x^3-y^3=z^2$.