Category Archives: Olympic 30-4

Đề thi học sinh giỏi khối 10

Kì thi chọn đội dự tuyển trường Phổ thông Năng khiếu

Đề thi và đáp án chọn đội dự tuyển 10 trường PTNK năm 2023

Đề thi và đáp án chọn đội dự tuyển trường PTNK năm 2022

Đề thi và đáp án chọn đội dự tuyển PTNK năm 2021 – Toán Việt (toanviet.net)

Đề thi và đáp án chọn đội dự tuyển trường PTNK năm 2020 – Toán Việt (toanviet.net)

Đề thi và đáp án chọn đội dự tuyển PTNK năm học 2019 – 2020 – Toán Việt (toanviet.net)

Đề và đáp thi chọn đội dự tuyển PTNK năm học 2017 – 2018 – Toán Việt (toanviet.net)

Đáp án đề thi chọn đội dự tuyển lớp 10 năm 2016 – 2017 – Toán Việt (toanviet.net)

Đề và đáp án thi chọn đội dự tuyển lớp 10 năm 2012 – 2013 – Toán Việt (toanviet.net)

Kì thi Olympic truyền thống 30/4 (SGD TPHCM)

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2011 – Toán Việt (toanviet.net)

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2010 – Toán Việt (toanviet.net)

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2009 – Toán Việt (toanviet.net)

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2008 – Toán Việt (toanviet.net)

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2007 – Toán Việt (toanviet.net)

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2005 – Toán Việt (toanviet.net)

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2004 – Toán Việt (toanviet.net)

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2003 – Toán Việt (toanviet.net)

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2002 – Toán Việt (toanviet.net)

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2000 – Toán Việt (toanviet.net)

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 1999 – Toán Việt (toanviet.net)

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 1998 – Toán Việt (toanviet.net)

Kì thi duyên hải Bắc bộ

Kì thi HSG lớp 10 của các tỉnh, thành phố

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2010

ĐỀ THI

Câu 1

Giải hệ phương trình: $\quad\left\{\begin{array}{l}\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=9 \\ \left(\frac{1}{\sqrt[3]{x}}+\frac{1}{\sqrt[3]{y}}\right)\left(1+\frac{1}{\sqrt[3]{x}}\right)\left(1+\frac{1}{\sqrt[3]{y}}\right)=18\end{array}\right.$

Câu 2

Tìm số nguyên dương $n$ lón nhất sao cho tồn tại một tập hợp $[a_1,a_2, \ldots,a_n]$ các hợp số có tính chất:

$\quad$ i) Hai số bất kì trong chúng là nguyên tố cùng nhau.

$\quad$ ii) $1<\mathrm{a}_{\mathrm{i}} \leq(2 \mathrm{n}+5)^2$ với mọi $\mathrm{i}=1,2, \ldots, \mathrm{n}$.

Câu 3

Cho $\mathrm{M}$ là một điểm tùy ý thuộc miền trong tam giác $\mathrm{ABC}$ đều. Gọi $\mathrm{A}_1, \mathrm{~B}_1$, $\mathrm{C}_1$ lần lượt là hình chiếu vuông góc của $\mathrm{M}$ trên các cạnh $\mathrm{BC}, \mathrm{CA}, \mathrm{AB}$.

Tìm giá trị nhỏ nhất của: $\quad\mathrm{P}=\frac{\mathrm{MA}^2+\mathrm{MB}^2+\mathrm{MC}^2}{\left(\mathrm{MA}_1+\mathrm{MB}_1+\mathrm{MC}_1\right)^2}$.

Câu 4

Cho các số thực: $a, b, c \geq 1$ thỏa $a+b+c+2=a b c$.

Chứng minh rằng: $\quad b c \sqrt{\mathrm{a}^2-1}+\mathrm{ca} \sqrt{\mathrm{b}^2-1}+\mathrm{ab} \sqrt{\mathrm{c}^2-1} \leq \frac{3 \sqrt{3}}{2} \mathrm{abc}$

Câu 5

Trong một giải thi đấu thể thao, một môn thể thao có $\mathrm{x}$ huy chương được phát trong $\mathrm{n}$ ngày thi đấu. Ngày thứ nhất người ta phát một huy chương và một phần mười số huy chương còn lại. Ngày thứ hai người ta phát hai huy chương và một phần mười số huy chương còn lại. Cứ tiếp tục, ngày thứ $\mathrm{k}$ người ta phát $\mathrm{k}(3 \leq \mathrm{k} \leq \mathrm{n})$ huy chương và một phần mười số huy chương còn lại. Ngày sau cùng, còn lại $\mathrm{n}$ huy chương đề phát. Hỏi môn thể thao đó có tất cả bao nhiêu huy chương đã được phát và đã phát trong bao nhiêu ngày?

LỜI GIẢI

Câu 1

Giải hệ phương trình: $\quad\left\{\begin{array}{l}\frac{1}{x}+\frac{1}{y}=9 \\ \left(\frac{1}{\sqrt[3]{x}}+\frac{1}{\sqrt[3]{y}}\right)\left(1+\frac{1}{\sqrt[3]{x}}\right)\left(1+\frac{1}{\sqrt[3]{y}}\right)=18\end{array}\right.$

Lời Giải

Đặt $a=\frac{1}{\sqrt[3]{x}}, b=\frac{1}{\sqrt[3]{y}}$.

Hệ phương trình thành:

$\quad\quad\left\{\begin{array}{l}a^3+b^3=9 \\ (a+b)(1+a)(1+b)=18\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{c}(a+b)^3-3 a b(a+b)=9 \\ (a+b)(1+a+b+a b)=18\end{array}\right.\right.$

Đặt $S=a+b, P=a b$.

Hệ phương trình thành:

$\quad\quad\left\{\begin{array}{l}S^3-3 P S=9 \\ S(S+P+1)=18\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{c}S^3-3 P S=9 \\ S^2+P S+S=18\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{c}S^3-3 P S=9\quad\quad(1) \\ P S=18-S-S^2\quad(2)\end{array}\right.\right.\right.$

Thế $(2)$ vào (1), ta được: $S^3+3 S^2+3 S-63=0 \Leftrightarrow(S+1)^3=64 \Leftrightarrow S=3$ (3)

Thế $(3)$ vào $(2)$, ta được: $\mathrm{P}=2$. Từ đó suy ra $(\mathrm{a}, \mathrm{b})=(1 ; 2)$ hay $(\mathrm{a}, \mathrm{b})=(2 ; 1)$.

Vậy $(x, y)=\left(\frac{1}{8} ; 1\right)$ hay $(x, y)=\left(1 ; \frac{1}{8}\right)$.

Câu 2

Tìm số nguyên dương $n$ lón nhất sao cho tồn tại một tập hợp $[a_1,a_2, \ldots,a_n]$ các hợp số có tính chất:

$\quad$ i) Hai số bất kì trong chúng là nguyên tố cùng nhau.

$\quad$ ii) $1<\mathrm{a}_{\mathrm{i}} \leq(2 \mathrm{n}+5)^2$ với mọi $\mathrm{i}=1,2, \ldots, \mathrm{n}$.

Lời Giải

Giả sử tìm được số nguyên dương $n$ thỏa bài toán.

Kí hiệu $q_j$ là ước nguyên tố nhỏ nhất của $a_j\left(j=1,2, \ldots, n\right.$ ) và $q_i$ là giá trị lớn nhất của các số $q_j$.

Do 2 số bất kì trong chúng là nguyên tố cùng nhau nên các $\mathrm{q}_{\mathrm{j}}$ là phân biệt.

Suy ra $q_i \geq p_n$ ($p_n$ là số nguyên tố thứ n).

Do đó ta có: $(2 n+5)^2 \geq a_i \geq q_i{ }^2 \geq p_n{ }^2 \Rightarrow p_n \leq 2 n+5$.

Ta xét bảng sau:

$\quad\quad\quad\quad\quad\begin{array}{|c|c|c|c|c|c|c|c|c|c|c|c|}\hline n & 1 & 2 & 3 & 4 & 5 & 6 & 7 & 8 & 9 & 10 & 11 \\ \hline u_n=2 n+5 & 7 & 9 & 11 & 13 & 15 & 17 & 19 & 21 & 23 & 25 & 27 \\ \hline p_n & 2 & 3 & 5 & 7 & 11 & 13 & 17 & 19 & 23 & 29 & 31 \\\hline\end{array}$

Vì $u_{n+1}-u_n=2$ và $p_{n+1}-p_n \geq 2$ mà $p_{10}>u_{10} \Rightarrow p_n>u_n$ với mọi $n \geq 10$.

Suy ra $n=9$, lúc này $[2^2, 3^2, 5^2, 7^2, 11^2, 13^2, 17^2, 19^2, 23^2]$ thỏa 2 điều kiện bài toán.

Vậy $n=9$ là số nguyên dương lớn nhất thỏa yêu cầu bài toán.

Câu 3

Cho $\mathrm{M}$ là một điểm tùy ý thuộc miền trong tam giác $\mathrm{ABC}$ đều. Gọi $\mathrm{A}_1, \mathrm{~B}_1$, $\mathrm{C}_1$ lần lượt là hình chiếu vuông góc của $\mathrm{M}$ trên các cạnh $\mathrm{BC}, \mathrm{CA}, \mathrm{AB}$.

Tìm giá trị nhỏ nhất của: $\quad\mathrm{P}=\frac{\mathrm{MA}^2+\mathrm{MB}^2+\mathrm{MC}^2}{\left(\mathrm{MA}_1+\mathrm{MB}_1+\mathrm{MC}_1\right)^2}$.

Lời Giải

Cách 1:

Gọi $\mathrm{D}, \mathrm{E}, \mathrm{F}$ tương ứng là trung điểm của các cạnh $\mathrm{BC}, \mathrm{CA}, \mathrm{AB}$.

Ta có: $S_{ABC}=S_{MBC}+S_{MCA}+S_{MAB}$

$\quad\quad\Rightarrow \frac{\mathrm{a}^2 \sqrt{3}}{4}=\frac{1}{2} \mathrm{a}\left(MA_1+MB_1+MC_1\right) \Rightarrow MA_1+MB_1+MC_1=\frac{\mathrm{a} \sqrt{3}}{2}$

Mặt khác: $MD^2=\frac{MB^2+MC^2}{2}-\frac{BC^2}{4}$ ; $ME^2=\frac{MC^2+MA^2}{2}-\frac{AC^2}{4}$; $M F^2=\frac{M^2+M B^2}{2}-\frac{\mathrm{AB}^2}{4}$

$\quad\quad\Rightarrow \mathrm{MD}^2+\mathrm{ME}^2+\mathrm{MF}^2=\mathrm{MA}^2+\mathrm{MB}^2+\mathrm{MC}^2-\frac{3 \mathrm{a}^2}{4}$

$\quad\quad\Rightarrow  \mathrm{MA}^2+\mathrm{MB}^2+\mathrm{MC}^2=\mathrm{MD}^2+\mathrm{ME}^2+\mathrm{MF}^2+\frac{3 \mathrm{a}^2}{4}$ $\quad\quad\quad\quad\quad =\mathrm{MD}^2+\mathrm{ME}^2+\mathrm{MF}^2+\left(\mathrm{MA}_1+\mathrm{MB}_1+\mathrm{MC}_1\right)^2$

Mà $\mathrm{MD}^2+M \mathrm{ME}^2+\mathrm{MF}^2 \geq \mathrm{MA}_1^2+\mathrm{MB}_1^2+M \mathrm{MC}_1^2 \geq \frac{1}{3}\left(\mathrm{MA}_1+M B_1+\mathrm{MC}_1\right)^2$

$\quad\quad\Rightarrow M A^2+M B^2+M C^2 \geq \frac{4}{3}\left(M A_1+M_1 B_1+M C_1\right)^2$

Do đó: $P=\frac{M A^2+M B^2+M C^2}{\left(M A_1+M B_1+M C_1\right)^2} \geq \frac{4}{3}$.

Đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow M$ là tâm của tam giác đều $\mathrm{ABC}$.

Vậy giá trị nhỏ nhất của $\mathrm{P}$ là $\frac{4}{3}$.

Cách 2:

$\text { Ta có: } S_{ABC}=S_{MBC}+S_{MCA}+S_{MAB} \Rightarrow \frac{\mathrm{a}^2 \sqrt{3}}{4}=\frac{1}{2} \mathrm{a}\left(MA_1+MB_1+MC_1\right)$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\Rightarrow  \mathrm{MA}_1+\mathrm{MB}_1+\mathrm{MC}_1=\frac{\mathrm{a} \sqrt{3}}{2}( * )$

$\quad\quad\quad(\overrightarrow{\mathrm{MA}}+\overrightarrow{\mathrm{MB}}+\overrightarrow{\mathrm{MC}})^2 \geq 0$

$\quad\quad\Rightarrow \mathrm{MA}^2+\mathrm{MB}^2+\mathrm{MC}^2+2(\overrightarrow{\mathrm{MA}} \cdot \overrightarrow{\mathrm{MB}}+\overrightarrow{\mathrm{MB}} \cdot \overrightarrow{\mathrm{MC}}+\overrightarrow{\mathrm{MC}} \cdot \overrightarrow{\mathrm{MA}}) \geq 0$

$\quad\quad\Rightarrow \mathrm{MA}^2+\mathrm{MB}^2+\mathrm{MC}^2+\left(\mathrm{MA}^2+\mathrm{MB}^2-\mathrm{AB}^2+\mathrm{MB}^2+\mathrm{MC}^2\right.$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\left(-B C^2+M C^2+M A^2-C A^2\right) \geq 0$

$\quad\quad\Rightarrow 3\left(\mathrm{MA}^2+\mathrm{MB}^2+\mathrm{MC}^2\right) \geq 3 \mathrm{a}^2 \Rightarrow \mathrm{MA}^2+\mathrm{MB}^2+\mathrm{MC}^2 \geq \mathrm{a}^2(* *)$

Từ $( * )$ và $( ** )$: $\Rightarrow P \geq \frac{\mathrm{a}^2}{\left(\frac{\mathrm{a} \sqrt{3}}{2}\right)^2}=\frac{4}{3}$.

Dấu “=” xảy ra $\Leftrightarrow \overrightarrow{\mathrm{MA}}+\overrightarrow{\mathrm{MB}}+\overrightarrow{\mathrm{MC}}=\overrightarrow{0} \Leftrightarrow \mathrm{M}$ là trọng tâm tam giác $\mathrm{ABC}$.

Vậy giá trị nhỏ nhất của $P$ là $\frac{4}{3}$.

Câu 4

Cho các số thực: $a, b, c \geq 1$ thỏa $a+b+c+2=a b c$.

Chứng minh rằng: $\quad b c \sqrt{\mathrm{a}^2-1}+\mathrm{ca} \sqrt{\mathrm{b}^2-1}+\mathrm{ab} \sqrt{\mathrm{c}^2-1} \leq \frac{3 \sqrt{3}}{2} \mathrm{abc}$

Lời Giải

Ta có: $\frac{\mathrm{VT}}{\mathrm{abc}} =\sqrt{1-\frac{1}{\mathrm{a}^2}}+\sqrt{1-\frac{1}{\mathrm{~b}^2}}+\sqrt{1-\frac{1}{\mathrm{c}^2}} \leq \sqrt{3\left[3-\left(\frac{1}{\mathrm{a}^2}+\frac{1}{\mathrm{~b}^2}+\frac{1}{\mathrm{c}^2}\right)\right]}$

$\quad\quad\quad\quad =\sqrt{9-3\left(\frac{1}{\mathrm{a}^2}+\frac{1}{\mathrm{~b}^2}+\frac{1}{\mathrm{c}^2}\right)} \leq \sqrt{9-\left(\frac{1}{\mathrm{a}}+\frac{1}{\mathrm{~b}}+\frac{1}{\mathrm{c}}\right)^2}$

Mà từ giả thiết ta có: $\quad\frac{1}{a b}+\frac{1}{b c}+\frac{1}{c a}+\frac{2}{a b c}=1$.

Ta có: $\quad\frac{1}{a b}+\frac{1}{b c}+\frac{1}{c a} \leq \frac{1}{3}\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)^2$ và $\frac{1}{a b c} \leq \frac{1}{27}\left(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right)^3$

Đặt: $\quad t=\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}$ ta được

$\quad\frac{1}{3} \mathrm{t}^2+\frac{2}{27} \mathrm{t}^3 \geq 1 \Leftrightarrow 2 \mathrm{t}^3+9 \mathrm{t}^2-27 \geq 0 \Leftrightarrow(2 \mathrm{t}-3)(\mathrm{t}+3)^2 \geq 0 \Leftrightarrow \mathrm{t} \geq \frac{3}{2}$

Suy ra: $\quad\frac{\mathrm{VT}}{\mathrm{abc}} \leq \sqrt{9-\frac{9}{4}}=\frac{3 \sqrt{3}}{2}$

Vậy: $\quad b c \sqrt{a^2-1}+c a \sqrt{b^2-1}+a b \sqrt{c^2-1} \leq \frac{3 \sqrt{3}}{2} a b c$

Câu 5

Trong một giải thi đấu thể thao, một môn thể thao có $\mathrm{x}$ huy chương được phát trong $\mathrm{n}$ ngày thi đấu. Ngày thứ nhất người ta phát một huy chương và một phần mười số huy chương còn lại. Ngày thứ hai người ta phát hai huy chương và một phần mười số huy chương còn lại. Cứ tiếp tục, ngày thứ $\mathrm{k}$ người ta phát $\mathrm{k}(3 \leq \mathrm{k} \leq \mathrm{n})$ huy chương và một phần mười số huy chương còn lại. Ngày sau cùng, còn lại $\mathrm{n}$ huy chương đề phát. Hỏi môn thể thao đó có tất cả bao nhiêu huy chương đã được phát và đã phát trong bao nhiêu ngày?

Lời Giải

Gọi $\mathrm{u}_{\mathrm{k}}$ là số huy chương còn lại khi bắt đầu ngày thi đấu thứ $\mathrm{k}(\mathrm{k}=1,2, \ldots, \mathrm{n})$.

Ta có: $\mathrm{u}_1=\mathrm{x} ; \mathrm{u}_2=\mathrm{u}_1-\left[1+\frac{1}{10}\left(\mathrm{u}_1-1\right)\right]=\frac{9}{10} \mathrm{u}_1-\frac{9}{10} .1$

$\quad\quad\quad\mathrm{u}_3=\mathrm{u}_2-\left[2+\frac{1}{10}\left(\mathrm{u}_2-2\right)\right]=\frac{9}{10} \mathrm{u}_2-\frac{18}{10}=\frac{9}{10} \mathrm{u}_2-\frac{9}{10} \cdot 2$

$\quad\quad\quad\text { …….. }$

$\quad\quad u_{k+1}=u_k-\left[k+\frac{1}{10}\left(u_k-k\right)\right]=\frac{9}{10} u_k-\frac{9 k}{10}=\frac{9}{10} u_k-\frac{9}{10} \cdot k$ $\quad(1)$ và $\quad u_n=n$

  • Tính $u_k$ theo $\mathrm{k}$ :

Cách 1: Đặt $\quad u_k=v_k+pk+q$, ta có:

(1) $\quad\Leftrightarrow v_{k+1}+pk+p+q=\frac{9}{10}\left(v_k+pk+q\right)-\frac{9}{10}{k}$

$\quad\quad\Rightarrow v_{k+1}=\frac{9}{10} v_k+k\left(\frac{9}{10} p-\frac{9}{10}-p\right)+\frac{9}{10} q-p-q$

Chọn $p, q$ thỏa $\left\{\begin{array}{l}\frac{9}{10} p-\frac{9}{10}-p=0 \\ \frac{9}{10} q-p-q=0\end{array}\Rightarrow p=-9\right.$ và $q=90$

Cách 2: Xét $\quad u_{k+1}=\frac{9}{10} u_k\quad(2)$

Ta có $\quad u_k^*=\left(\frac{9}{10}\right)^{k-1}\quad u_1$ là nghiệm của $(2)$

Đặt $\quad u_k=v_k-9 k+90$ ta có: $v_1=u_1-81=x-81$ và $v_{k+1}=\frac{9}{10} v_k$ với mọi $k$.

Suy ra: $v_1=x-81 ; v_2=\frac{9}{10} v_1 ; \ldots ; v_k=\frac{9}{10} v_{k-1} \Rightarrow v_k=\left(\frac{9}{10}\right)^{k-1}(x-81)$

Giả sử (1) có nghiệm riêng $\tilde{u_k}=Ak+B \Rightarrow \tilde u_k=-9 k+90$.

Vậy $\quad u_k=(x-81)\left(\frac{9}{10}\right)^{k-1}-9(k-10)$.

$\quad\quad\Rightarrow u_k=Cu_k^*+\tilde u_k=Cx\left(\frac{9}{10}\right)^{k-1}-9 k+90$

$\quad\quad\Rightarrow \mathrm{u}_{\mathrm{k}}=(\mathrm{x}-81)\left(\frac{9}{10}\right)^{\mathrm{k}-1}-9(\mathrm{k}-10)$

Theo giả thiết

$\quad\quad\quad u_n=n \Leftrightarrow n=(x-81)\left(\frac{9}{10}\right)^{n-1}-9(n-10) \Leftrightarrow x=81+\frac{10^n}{9^{n-1}}(n-9)$

Vì $x$ là số nguyên dương nên suy ra $n=9$ và $x=81$.

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2011

ĐỀ THI

Câu 1

Giải phương trình sau trên tập số thực: $\quad 9 \sqrt{x^3+8}=2\left(x^2+8\right)\quad\quad(1)$

Câu 2

Chứng minh rằng không tồn tại các sốnguyên $\mathrm{x}, \mathrm{y}, \mathrm{z}$ thỏa mãn hệ thức:

$\quad\quad\quad(x+2010)^2+(x+2012)^2=(x+y+z+2008)(y+z-x-2014)$.

Câu 3

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$ nội tiếp đường tròn $(\mathrm{O})$ và ngoại tiếp đường tròn (I). Gọi $\mathrm{D}, \mathrm{E}, \mathrm{F}$ lần lượt là các tiếp điểm của (I) với các cạnh $\mathrm{BC}, \mathrm{CA}, \mathrm{AB}$. Dựng đường tròn $\left(\mathrm{O}_1\right)$ tiếp xúc ngoài với (I) tại điểm $\mathrm{D}$ và tiếp xúc trong với $(\mathrm{O})$ tại điểm $\mathrm{K}$, đường tròn $\left(\mathrm{O}_2\right)$ tiếp xúc ngoài với (I) tại điểm $\mathrm{E}$ và tiếp xúc trong với $(\mathrm{O})$ tại điểm $\mathrm{M}$, đường tròn $\left(\mathrm{O}_2\right)$ tiếp xúc ngoài với (I) tại điểm $\mathrm{F}$ và tiếp xúc trong với $(\mathrm{O})$ tại điểm $\mathrm{N}$. Chứng minh rằng:

a) Các đường thẳng DK, EM, FN đồng quy tại một điểm $\mathrm{P}$.

b) Đường thẳng $\mathrm{OP}$ đi qua trực tâm $\mathrm{H}$ của tam giác $\mathrm{DEF}$.

Câu 4

Cho a, b, c là ba số thực không âm thỏa mãn a ${ }^2+4 b^2+9 c^2=14$.

Chứng minh: $3 b+8 c+a b c \leq 12$.

Câu 5

Cho hàm số: $\mathrm{F}(\mathrm{x})=\sum_{\mathrm{k}=0}^{2011}(\mathrm{k}-2011 \mathrm{x})^2 \mathrm{C}_{2011}^{\mathrm{k}} \mathrm{x}^{\mathrm{k}}(\mathrm{l}-\mathrm{x})^{2011-\mathrm{k}}$

Tìm giá trị lớn nhất của hàm số trên đoạn $[0 ; 1]$

 

LỜI GIẢI

Câu 1

Giải phương trình sau trên tập số thực: $\quad 9 \sqrt{x^3+8}=2\left(x^2+8\right)\quad\quad(1)$

Lời Giải

Điều kiện: $x \geq-2$

Phương trình tương đương:

$\quad\quad\quad\quad\quad 9 \sqrt{(x+2)\left(x^2-2 x+4\right)}=2\left[2(x+2)+x^2-2 x+4\right]$

Vì $x^2-2 x+4=(x-1)^2+3 \geq 3$

Chia cả hai vế của phương trình $(2)$ cho $x^2-2 x+4$, ta được

$\quad\quad\quad\quad\quad 4\left(\frac{x+2}{x^2-2 x+4}\right)-9 \sqrt{\frac{x+2}{x^2-2 x+4}}+2=0$

$\quad\quad\quad\quad \Rightarrow \frac{x+2}{x^2-2 x+4}=\frac{1}{16} \Rightarrow x=9 \pm \sqrt{109}$ (nhận)

Câu 2

Chứng minh rằng không tồn tại các sốnguyên $\mathrm{x}, \mathrm{y}, \mathrm{z}$ thỏa mãn hệ thức:

$\quad\quad\quad(x+2010)^2+(x+2012)^2=(x+y+z+2008)(y+z-x-2014)$.

Lời Giải

Phương trình đã cho tương đương với

$\quad\quad\quad\quad(x+2010)^2+(x+2012)^2=(y+z-3)^2-(x+2011)^2$

$\quad\quad\quad\Leftrightarrow (x+2010)^2+(x+2011)^2+(x+2012)^2=(y+z-3)^2$

$\quad\quad\quad\Leftrightarrow 3 x^2+12066 x+2010^2+2011^2+2012^2=(y+z-3)^2$

Vế trái của phương trình chia cho 3 có số dư là 2 , vế phải của phương trình chia cho 3 có số dư là 0 hoặc 1 .

Vậy phương trình đã cho không có nghiệm nguyên.

Câu 3

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$ nội tiếp đường tròn $(\mathrm{O})$ và ngoại tiếp đường tròn (I). Gọi $\mathrm{D}, \mathrm{E}, \mathrm{F}$ lần lượt là các tiếp điểm của (I) với các cạnh $\mathrm{BC}, \mathrm{CA}, \mathrm{AB}$. Dựng đường tròn $\left(\mathrm{O}_1\right)$ tiếp xúc ngoài với (I) tại điểm $\mathrm{D}$ và tiếp xúc trong với $(\mathrm{O})$ tại điểm $\mathrm{K}$, đường tròn $\left(\mathrm{O}_2\right)$ tiếp xúc ngoài với (I) tại điểm $\mathrm{E}$ và tiếp xúc trong với $(\mathrm{O})$ tại điểm $\mathrm{M}$, đường tròn $\left(\mathrm{O}_2\right)$ tiếp xúc ngoài với (I) tại điểm $\mathrm{F}$ và tiếp xúc trong với $(\mathrm{O})$ tại điểm $\mathrm{N}$. Chứng minh rằng:

a) Các đường thẳng DK, EM, FN đồng quy tại một điểm $\mathrm{P}$.

b) Đường thẳng $\mathrm{OP}$ đi qua trực tâm $\mathrm{H}$ của tam giác $\mathrm{DEF}$.

Lời Giải

a) Trước hết ta $\mathrm{CM}$ bổ đề: “Cho $\mathrm{X}$, $\mathrm{Y}$ là hai điểm trên đường tròn $(\mathrm{O})$, một đường tròn $\left(O^{\prime}\right)$ tiếp xúc $X Y$ tại $U$ và tiếp xúc trong với $(O)$ tại $V$.

Khi đó, đường thẳng $\mathrm{UV}$ đi qua trung điểm $\mathrm{Z}$ của cung $\mathrm{XY}$ không chứa $\mathrm{V}$.” Thật vậy, xét phép vị tự tâm $V:\left(O^{\prime}\right) \rightarrow(O)$.

Khi đó $X Y \rightarrow d$ thỏa mãn $d / / X Y$ và $d$ tiếp xúc $(O)$ tại $Z$ là ảnh của $U$ $\Rightarrow Z$ là trung điểm cung $X Y$.

Xét bài toán đã cho:

Gọi $\mathrm{A}_1, \mathrm{~B}_1, \mathrm{C}_1$ là giao điểm của $\mathrm{DK}, \mathrm{EM}, \mathrm{FN}$ với $(\mathrm{O})$, theo Bổ đề $\mathrm{A}_1, \mathrm{~B}_1, \mathrm{C}_1$ là các trung điểm của các cung $\mathrm{BAC}, \mathrm{CBA}, \mathrm{ACB}$. Gọi $\mathrm{A}_0, \mathrm{~B}_0, \mathrm{C}_0$ là các điểm đối xứng của $\mathrm{A}_1, \mathrm{~B}_1, \mathrm{C}_1$ qua $\mathrm{O}$, khi đó $\Delta \mathrm{A}_0 \mathrm{~B}_0 \mathrm{C}_0, \Delta \mathrm{A}_1 \mathrm{~B}_1 \mathrm{C}_1$ có các cạnh song song.

Mặt khác: $\quad B_0 \mathrm{C}_0, \mathrm{EF} \perp \mathrm{AI}$

$\quad\quad\quad\quad\mathrm{A}_0 \mathrm{C}_0, \mathrm{FD} \perp \mathrm{BI}$

$\quad\quad\quad\quad\mathrm{A}_0 \mathrm{~B}_0, \mathrm{DE} \perp \mathrm{CI}$

Suy ra $\Delta \mathrm{A}_0 \mathrm{~B}_0 \mathrm{C}_0, \Delta \mathrm{DEF}$ có các cạnh song song. Do đó $\Delta \mathrm{A}_1 \mathrm{~B}_1 \mathrm{C}_1, \triangle \mathrm{DEF}$ có các cạnh song song và không bằng nhau $\left(\triangle \mathrm{A}_1 \mathrm{~B}_1 \mathrm{C}_1\right.$ nội tiếp $(\mathrm{O}), \triangle \mathrm{DEF}$ nội tiếp (I))

$\quad\quad\Rightarrow \exists$ phép vị tự biến $\triangle \mathrm{DEF}$ thành $\Delta \mathrm{A}_1 \mathrm{~B}_1 \mathrm{C}_1$

$\quad\quad\Rightarrow \mathrm{DA}_1, \mathrm{~EB}_1, \mathrm{FC}_1$ đồng quy tại tâm $\mathrm{P}$ của phép vị tự.

b) Từ câu $\mathrm{a}) \Rightarrow \mathrm{P}, \mathrm{O}$, I thẳng hàng (1)

Gọi $\mathrm{A}^{\prime}, \mathrm{B}^{\prime}, \mathrm{C}^{\prime}$ là các giao điểm các đường cao $\mathrm{DD}^{\prime}, \mathrm{EE}^{\prime}, \mathrm{FF}^{\prime}$ của $\triangle \mathrm{DEF}$ với (1). của cung $\mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime} \Rightarrow \mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime} \perp \mathrm{ID} \Rightarrow \mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C} / / \mathrm{BC}$ (do $\mathrm{BC} \perp \mathrm{ID}$ )

Tương tự $\mathrm{C}^{\prime} \mathrm{A}^{\prime} / / \mathrm{CA}, \mathrm{A}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime} / / \mathrm{AB}$, và $\mathrm{H}$ là tâm đường tròn nội tiếp $\Delta \mathrm{A}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime}$

Tữ đó $\triangle \mathrm{ABC}, \triangle \mathrm{A}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime}$ có các cạnh song song và không bằng nhau (do $\triangle \mathrm{ABC}$ nội tiếp $(\mathrm{O}), \Delta \mathrm{A}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime}$ nội tiếp $\left.(\mathrm{I})\right) \Rightarrow \exists$ phép vị tự biến $\Delta \mathrm{ABC}$ thành $\Delta \mathrm{A}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime}$.

$\quad\quad\Rightarrow \mathrm{AA}^{\prime}, \mathrm{BB}^{\prime}, \mathrm{CC}{ }^{\prime}$ đồng quy tại tâm phép vị tự $\mathrm{Q} \Rightarrow \mathrm{Q}, \mathrm{I}, \mathrm{O}$ thẳng hàng (2)

Mặt khác $\mathrm{I}, \mathrm{H}$ là tâm nội tiếp $\Delta \mathrm{ABC}, \Delta \mathrm{A}^{\prime} \mathrm{B}^{\prime} \mathrm{C}^{\prime} \Rightarrow \mathrm{Q}, \mathrm{H}, I$ thẳng hàng (3)

Từ $(1),(2),(3)$ có đpcm.

Câu 4

Cho a, b, c là ba số thực không âm thỏa mãn a ${ }^2+4 b^2+9 c^2=14$.

Chứng minh: $3 b+8 c+a b c \leq 12$.

Lời Giải

Bất đẳng thức đã cho tương đương: $6 b+16 c+2 a b c \leq 24$ (1)

  • Áp dụng bất đẳng thức AM-GM ta có:

$\quad\quad\quad\quad\quad 6 b+16 c \leq 3\left(b^2+1\right)+8\left(c^2+1\right)=11+3 b^2+8 c^2$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad =11+\left(a^2+4 b^2+9 c^2\right)-a^2-b^2-c^2=25-a^2-b^2-c^2$

Nên để chứng minh (1) ta chỉ cần chứng minh bất đẳng thức:

$\quad\quad\quad\quad\quad a^2+b^2+c^2-1 \geq 2 a b c \quad(2) \text {, với } a, b, c \text { không âm. }$

  • Do giả thiết $\mathrm{a}^2+4 \mathrm{~b}^2+9 \mathrm{c}^2=14$, bất đẳng thức (2) có thể viết lại như sau:

$\quad\quad\quad\quad\quad 14\left(a^2+b^2+c^2\right)-\left(a^2+4 b^2+9 c^2\right) \geq 28 a b c$

$\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow 13 a^2+10 b^2+5 c^2 \geq 28 a b c$

$\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow \left(13 a^2+10 b^2+5 c^2\right) \sqrt{a^2+4 b^2+9 c^2} \geq 28 \sqrt{14} a b c$

  • Lại áp dụng bất đẳng thức AM-GM, ta có:

$\quad\quad\quad 13 a^2+10 b^2+5 c^2 \geq 28 \sqrt[28]{\left(a^2\right)^{13}\left(b^2\right)^{10}\left(c^2\right)^5}=28 \sqrt[24]{a^{13} b^{10} c^5}$

và: $\quad a^2+4 b^2+9 c^2 \geq 14 \sqrt[14]{a^2\left(b^2\right)^4\left(c^2\right)^4}=14\left(\sqrt[14]{a b^4 c^9}\right)^2$

  • Do đó: $\left(13 \mathrm{a}^2+10 \mathrm{~b}^2+5 \mathrm{c}^2\right) \sqrt{\mathrm{a}^2+4 \mathrm{~b}^2+9 \mathrm{c}^2}$

$\quad\quad\quad\quad\geq 28 \sqrt[14]{a^{13} b^{10} c^5} \sqrt{14\left(\sqrt[14]{a b^4 c^9}\right)^2}=28 \sqrt{14} a b c$

Đẳng thức chỉ xảy ra khi $(\mathrm{a}, \mathrm{b}, \mathrm{c})=(1,1,1)$

Bài toán được chứng minh xong.

Câu 5

Cho hàm số: $\mathrm{F}(\mathrm{x})=\sum_{\mathrm{k}=0}^{2011}(\mathrm{k}-2011 \mathrm{x})^2 \mathrm{C}_{2011}^{\mathrm{k}} \mathrm{x}^{\mathrm{k}}(\mathrm{l}-\mathrm{x})^{2011-\mathrm{k}}$

Tìm giá trị lớn nhất của hàm số trên đoạn $[0 ; 1]$

Lời Giải

Ta có

$\quad\quad\quad A =\sum_{k=0}^n(k-n x)^2 C_n^k x^k(1-x)^{n-k}$

$\quad\quad\quad\quad =(n x)^2 \sum_{k=0}^n C_n^k x^k(1-x)^{n-k}+\sum_{k=0}^n k^2 C_n^k x^k(1-x)^{n-k}-2 n x \sum_{k=0}^n k C_n^k x^k(1-x)^{n-k}$

Xét:

$\quad\quad\quad A_1 =\sum_{k=0}^n k C_n^k x^k(1-x)^{n-k}=\sum_{k=1}^n k C_n^k x^k(1-x)^{n-k}$

$\quad\quad\quad\quad =n \sum_{k=1}^n C_{n-1}^{k-1} x^k(1-x)^{n-k}=n x \sum_{k=1}^n C_{n-1}^{k-1} x^{k-1}(1-x)^{n-k}$

$\quad\quad\quad\quad =n x[x+(1-x)]^{n-1}=n x$

$\quad\quad\quad A_2 =\sum_{k=0}^n k^2 C_n^k x^k(1-x)^{n-k}=\sum_{k=1}^n k^2 C_n^k x^k(1-x)^{n-k}$

$\quad\quad\quad\quad =n \sum_{k=1}^n k C_{n-1}^{k-1} x^k(1-x)^{n-k}$

$\quad\quad\quad\quad =n \sum_{k=1}^n C_{n-1}^{k-1} x^k(1-x)^{n-k}+n \sum_{k=1}^n(k-1) C_{n-1}^{k-1} x^k(1-x)^{n-k}$

$\quad\quad\quad\quad =n x+n \sum_{k=1}^n(k-1) C_{n-1}^{k-1} x^k(1-x)^{n-k}$

$\quad\quad\quad\quad =n x+n(n-1) \sum_{k=2}^n C_{n-2}^{k-2} x^k(1-x)^{n-k}=n x+n(n-1) x^2 $

$\quad\quad\quad A_3=\sum_{k=0}^n C_n^k x^k(1-x)^{n-k}=[x+(1-x)]^n=1$

Vậy $A=(n x)^2+n x+n(n-1) x^2-2(n x)^2=n x(1-x)$

Áp dụng kết quả trên ta được $\mathrm{f}(\mathrm{x})=2011 \mathrm{x}(1-\mathrm{x})$

Do $\mathrm{x} \in[0 ; 1]$ nên $\mathrm{x}, 1-\mathrm{x} \geq 0$. Từ đó theo bất đẳng thức Cauchy:

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad f(x) \leq 2011 \cdot\left(\frac{x+(1-x)}{2}\right)^2=\frac{2011}{4}$

Dấu đẳng thức xảy ra khi $x=\frac{1}{2}$

Vậy $maxf(x)=\frac{2011}{4}$ đạt được khi $x=\frac{1}{2}$.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2009

ĐỀ THI

Câu 1

Giải phương trình: $\quad x^3+3 x^2-3 \sqrt[3]{3 x+5}=1-3 x$.

Câu 2

Tìm tất cả các số nguyên tố $\mathrm{p}$ sao cho tồn tại các số nguyên dương $n, x, y$ thỏa mãn: $p^n=x^3+y^3$.

Câu 3

Cho đoạn thẳng $\mathrm{AC}$ cố định với $\mathrm{K}$ là trung điểm. Hai điểm $\mathrm{B}$ và $\mathrm{D}$ phân biệt, di động và luôn đối xứng nhau qua $\mathrm{K}$ và đường thẳng $\mathrm{BD}$ không trùng với đường thẳng $\mathrm{AC}$. Đường phân giác của $\widehat{\mathrm{BCD}}$ cắt $\mathrm{AD}$ và $\mathrm{AB}$ lần lượt tại $\mathrm{I}$ và $\mathrm{J}$.

Đường tròn ngoại tiếp tam giác $\mathrm{ABD}$ và đường tròn ngoại tiếp tam giác $\mathrm{AIJ}$ cắt nhau tại điểm $\mathrm{M}$ khác $\mathrm{A}$. Gọi $\mathrm{H}$ là hình chiếu của $\mathrm{M}$ trên trung trực của $\mathrm{AC}$ và $\mathrm{N}$ là giao điểm của $\mathrm{CH}$ và $\mathrm{KM}$.

Chứng minh khi $\mathrm{B}$ di động như trên thì $\mathrm{N}$ di động trên một đường cố định.

Câu 4

Cho a, b, c là các số thực dương.

Chứng minh rằng: $\quad\sqrt{\frac{2 \mathrm{a}}{\mathrm{a}+\mathrm{b}}}+\sqrt{\frac{2 \mathrm{~b}}{\mathrm{~b}+\mathrm{c}}}+\sqrt{\frac{2 \mathrm{c}}{\mathrm{c}+\mathrm{a}}} \leq 3$.

Câu 5

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$ không cân có hai đỉnh $\mathrm{B}, \mathrm{C}$ cố định và đỉnh $\mathrm{A}$ di động. Qua $\mathrm{B}$ dựng đường thẳng $\mathrm{d}$ vuông góc với $\mathrm{BC}$, $\mathrm{d}$ cắt trung tuyến $\mathrm{AI}$ của tam giác $\mathrm{ABC}$ tại $\mathrm{K}$. Gọi $\mathrm{H}$ là trực tâm của tam giác $\mathrm{ABC}$. Chứng minh rằng nếu $\mathrm{IH}$ song song với $\mathrm{KC}$ thì điểm $\mathrm{A}$ di động trên đường cố định.

 

LỜI GIẢI

Câu 1

Giải phương trình: $\quad x^3+3 x^2-3 \sqrt[3]{3 x+5}=1-3 x$.

Lời Giải

Phương trình đã cho tương đương $(x+1)^3=3 \sqrt[3]{3 x+5}+2$

Đặt $\sqrt[3]{3 x+5}=y+1$, suy ra $3 x+5=(y+1)^3$ và $(1)$ trở thành $(x+1)^3=3 y+5$.

Vậy ta có hệ phương trình $\left\{\begin{array}{l}(x+1)^3=3 y+5 \\ (y+1)^3=3 x+5\end{array}\right.$

Trừ vế theo vế hai phương trình của hệ trên, ta được

$\quad\quad\quad\quad\quad(x+1)^3-(y+1)^3=-3(x-y)$

$\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow(x-y)\left[(x+1)^2+(x+1)(y+1)+(y+1)^2+3\right]=0 \Leftrightarrow x=y$

$\quad\quad\quad\quad\text { (Vì } \left.(x+1)^2+(x+1)(y+1)+(y+1)^2+3>0, \forall x, y \in \mathbb{R}\right)$

Vậy ta có phương trình: $(x+1)^3=3 x+5 \Leftrightarrow x^3+3 x^2-4=0$ $\Leftrightarrow x=1$ hoặc $x=-2$.

Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm: $x=1$ và $x=-2$.

Câu 2

Tìm tất cả các số nguyên tố $\mathrm{p}$ sao cho tồn tại các số nguyên dương $n, x, y$ thỏa mãn: $p^n=x^3+y^3$.

Lời Giải

$p^n=x^3+y^3\quad(*)$

  • Với $\mathrm{p}=2$ ta có $2^1=1^3+1^3$.
  • Vó́i $p=3$ ta có $3^2=1^3+2^3$.

Ta chứng minh khi $\mathrm{p}>3$ thì không tồn tại các số nguyên dương $\mathrm{n}, \mathrm{x}, \mathrm{y}$ thỏa đề bài.

Thật vậy, giả sử ngược lại, chọn $n, x, y$ thỏa $(*)$ sao cho $n$ bé nhất.

Do $\mathrm{p} \neq 2$ nên $(\mathrm{x}, \mathrm{y}) \neq(1,1)$; khi đó:

$\quad\quad\quad\quad\quad x^2-x y+y^2=(x-y)^2+x y>1 \text { và } x+y>1$

Do đó $x^2-x y+y^2$ và $x+y$ đều là bội của $p$.

$\quad\quad\quad\quad\Rightarrow(x+y)^2-\left(x^2-x y+y^2\right)=3 x y \vdots p$

Do $p>3$ nên $x \vdots p$ hoặc $y \vdots p$

Mà $(x+y) \vdots p$ nên $x$ và $y$ đều chia hết cho $p$.

Điều này cho ta:

$(*) \Leftrightarrow \mathrm{p}^{\mathrm{n}-3}=\left(\frac{\mathrm{x}}{\mathrm{p}}\right)^3+\left(\frac{\mathrm{y}}{\mathrm{p}}\right)^3 \Leftrightarrow \mathrm{p}^{\mathrm{n}^{\prime}}=\mathrm{x}^{\prime 3}+\mathrm{y}^{\prime^3}$ với $\left(\mathrm{n}^{\prime}, \mathrm{x}^{\prime}, \mathrm{y}^{\prime}\right)=\left(\mathrm{n}-3, \frac{\mathrm{x}}{\mathrm{p}}, \frac{\mathrm{y}}{\mathrm{p}}\right)$

do đó $\mathrm{n}^{\prime}<\mathrm{n}$ (trái giả thiết $\mathrm{n}$ là nhỏ nhất).

Vậy chỉ có $\mathrm{p}=2$ và $\mathrm{p}=3$ thỏa đề bài.

Câu 3

Cho đoạn thẳng $\mathrm{AC}$ cố định với $\mathrm{K}$ là trung điểm. Hai điểm $\mathrm{B}$ và $\mathrm{D}$ phân biệt, di động và luôn đối xứng nhau qua $\mathrm{K}$ và đường thẳng $\mathrm{BD}$ không trùng với đường thẳng $\mathrm{AC}$. Đường phân giác của $\widehat{\mathrm{BCD}}$ cắt $\mathrm{AD}$ và $\mathrm{AB}$ lần lượt tại $\mathrm{I}$ và $\mathrm{J}$.

Đường tròn ngoại tiếp tam giác $\mathrm{ABD}$ và đường tròn ngoại tiếp tam giác $\mathrm{AIJ}$ cắt nhau tại điểm $\mathrm{M}$ khác $\mathrm{A}$. Gọi $\mathrm{H}$ là hình chiếu của $\mathrm{M}$ trên trung trực của $\mathrm{AC}$ và $\mathrm{N}$ là giao điểm của $\mathrm{CH}$ và $\mathrm{KM}$.

Chứng minh khi $\mathrm{B}$ di động như trên thì $\mathrm{N}$ di động trên một đường cố định.

Lời Giải

(Xem hình 1)

Gọi $\mathrm{P}, \mathrm{Q}$ là tâm đường tròn $(\mathrm{AIJ})$ và $(\mathrm{ADB}) \Rightarrow \mathrm{PQ}$ vuông góc $\mathrm{AM}\quad(1)$

Ta có $\widehat{\mathrm{AIJ}}=\widehat{\mathrm{BCJ}}=\widehat{\mathrm{DCJ}}=\widehat{\mathrm{AJI}}\quad\quad(2)$

$\quad\quad\widehat{\mathrm{PJA}}=\frac{180^{\circ}-\widehat{\mathrm{APJ}}}{2}=90^{\circ}-\widehat{\mathrm{AIJ}}\quad(3)$

$\quad\quad\widehat{\mathrm{PAD}}=\frac{180^{\circ}-\widehat{\mathrm{API}}}{2}=90^{\circ}-\widehat{\mathrm{AJI}}\quad(4)$

Từ $(2),(3)$ và (4) suy ra $\widehat{\mathrm{PJA}}=\widehat{\mathrm{PAI}}\quad(5)$

Mặt khác $\mathrm{PA}=\mathrm{PJ}\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad(6)$

Vì $\widehat{\mathrm{BJC}}=\widehat{\mathrm{DCJ}}=\widehat{\mathrm{BCJ}}$ nên $\Delta \mathrm{BCJ}$ cân tại $\mathrm{B} \Rightarrow \mathrm{AD}=\mathrm{BC}=\mathrm{BJ}\quad(7)$

Từ $(5),(6)$ và $(7)$ suy ra $\triangle P A D=\Delta P J B \Rightarrow P B=P D$ mà $Q B=Q D$

$\quad\quad\Rightarrow P Q$ là trung trực của $B D \Rightarrow P Q$ vuông góc $B D\quad(8)$

Từ (1) và (8) suy ra $\mathrm{AM} / / \mathrm{BD}\quad(9)$

$\quad\quad\Rightarrow \mathrm{AMDB}$ là hình thang cân (do $\mathrm{AMDB}$ nội tiếp)

$\quad\quad\Rightarrow \widehat{\mathrm{MDB}}=\widehat{\mathrm{ABD}}=\widehat{\mathrm{BDC}}$ và $\quad\quad\widehat{\mathrm{DBC}}=\widehat{\mathrm{BDA}}=\widehat{\mathrm{DBM}}$

Do đó $\Delta \mathrm{DBM}=\Delta \mathrm{DBC} \Rightarrow \mathrm{BD}$ vuông góc $\mathrm{MC}\quad(10)$

Từ $(9)$ và $(10) \Rightarrow \widehat{\mathrm{AMC}}=90^{\circ} \Rightarrow \mathrm{M}$ thuộc đường tròn $(\mathrm{K})$ đường kính $\mathrm{AC}$ cố định.

  • (Xem hình 2) Dựng $\mathrm{NE} \perp \mathrm{AC}$ và $\mathrm{MF} \perp \mathrm{AC}$.

Ta có $\frac{\mathrm{CE}}{\mathrm{KC}}=\frac{\mathrm{NE}}{\mathrm{HK}}=\frac{\mathrm{NE}}{\mathrm{MF}}=\frac{\mathrm{KN}}{\mathrm{KM}}$

Mặt khác $\mathrm{KC}=\mathrm{KM} \Rightarrow \mathrm{NK}=\mathrm{EC}$

$\quad\quad\Rightarrow \mathrm{NK}=\mathrm{d}(\mathrm{N} ;(\Delta)$ ), với $\Delta$ là đường thẳng vuông góc $\mathrm{AC}$ tại $\mathrm{C}$

$\quad\quad\Rightarrow \mathrm{N}$ thuộc parabol $(\mathrm{P})$ cố định có tiêu điểm $\mathrm{K}$ và đường chuẩn $(\Delta)$. $($ đpcm $)$

Câu 4

Cho a, b, c là các số thực dương.

Chứng minh rằng: $\quad\sqrt{\frac{2 \mathrm{a}}{\mathrm{a}+\mathrm{b}}}+\sqrt{\frac{2 \mathrm{~b}}{\mathrm{~b}+\mathrm{c}}}+\sqrt{\frac{2 \mathrm{c}}{\mathrm{c}+\mathrm{a}}} \leq 3$.

Lời Giải

Đặt $\mathrm{x}=\sqrt{\frac{\mathrm{b}}{\mathrm{a}}}, \mathrm{y}=\sqrt{\frac{\mathrm{c}}{\mathrm{b}}}, \mathrm{z}=\sqrt{\frac{\mathrm{a}}{\mathrm{c}}}$, ta có $\mathrm{x}, \mathrm{y}, \mathrm{z}>0$ và $\mathrm{xyz}=1$.

Bất đẳng thức đã cho trở thành: $\sqrt{\frac{2}{1+\mathrm{x}^2}}+\sqrt{\frac{2}{1+\mathrm{y}^2}}+\sqrt{\frac{2}{1+\mathrm{z}^2}} \leq 3$

Giả sử $x y \leq 1 \Rightarrow z \geq 1$.

  • Ta chứng minh bất đẳng thức sau: $\frac{1}{1+x^2}+\frac{1}{1+y^2} \leq \frac{2}{1+x y}\quad(1)$

Thật vậy, $(1) \Leftrightarrow\left(2+x^2+y^2\right)(1+x y) \leq 2\left(1+x^2\right)\left(1+y^2\right)$ $\Leftrightarrow(1-x y)(x-y)^2 \geq 0 \quad$ (đúng)

  • Ta có: Theo bất đẳng thức Bunhiacopxki
    $\left(\sqrt{\frac{2}{1+x^2}}+\sqrt{\frac{2}{1+y^2}}\right)^2 \leq 2\left(\frac{2}{1+x^2}+\frac{2}{1+y^2}\right)=4\left(\frac{1}{1+x^2}+\frac{1}{1+y^2}\right)$

Theo bất đẳng thức (1) suy ra: $4\left(\frac{1}{1+x^2}+\frac{1}{1+y^2}\right) \leq \frac{8}{1+x y}=\frac{8 z}{1+z}$

Suy ra $\sqrt{\frac{2}{1+x^2}}+\sqrt{\frac{2}{1+y^2}} \leq 2 \sqrt{\frac{2 z}{1+z}}$. Mặt khác, ta lại có $\sqrt{\frac{2}{1+z^2}} \leq \frac{2}{1+z}$.

Do vậy, ta sẽ chứng minh $2 \sqrt{\frac{2 z}{1+z}}+\frac{2}{1+z} \leq 3$.

Thật vậy, ta có: $2 \sqrt{\frac{2 z}{1+z}}+\frac{2}{1+z} \leq 3 \Leftrightarrow 2 \sqrt{2 z(z+1)}+2 \leq 3(1+z)$

$\Leftrightarrow 2 z-2 \sqrt{2 z(z+1)}+(z+1) \geq 0 \Leftrightarrow(\sqrt{2 z}-\sqrt{z+1})^2 \geq 0$ (luôn đúng).

Vây bất đẳng thức đã được chứng minh. Dấu “=” xảy ra khi $x=y=z=1$.

Câu 5

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$ không cân có hai đỉnh $\mathrm{B}, \mathrm{C}$ cố định và đỉnh $\mathrm{A}$ di động. Qua $\mathrm{B}$ dựng đường thẳng $\mathrm{d}$ vuông góc với $\mathrm{BC}$, $\mathrm{d}$ cắt trung tuyến $\mathrm{AI}$ của tam giác $\mathrm{ABC}$ tại $\mathrm{K}$. Gọi $\mathrm{H}$ là trực tâm của tam giác $\mathrm{ABC}$. Chứng minh rằng nếu $\mathrm{IH}$ song song với $\mathrm{KC}$ thì điểm $\mathrm{A}$ di động trên đường cố định.

Lời Giải

Chọn hệ trục tọa độ $\mathrm{Oxy}$ với $\mathrm{O}$ trùng I và trục $\mathrm{Ox}$ là đường thẳng $\mathrm{BC}$.

Chuẩn hóa $\mathrm{BC}=2$. Khi đó, tọa độ $\mathrm{B}(-1 ; 0)$ và $C(1 ; 0)$.

Giả sử tọa độ điểm $\mathrm{A}\left(\mathrm{x}_0 ; \mathrm{y}_0\right)$ với $\mathrm{y}_0 \neq 0$ và $\mathrm{x}_0 \neq 0$.

Khi đó, trực tâm $\mathrm{H}(\mathrm{x}, \mathrm{y})$ là nghiệm của hệ phương trình:

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\left\{\begin{array}{l}\overrightarrow{\mathrm{AH}} \cdot \overrightarrow{\mathrm{BC}}=0 \\ \overrightarrow{\mathrm{BH}} \cdot \overrightarrow{\mathrm{AC}}=0\end{array}\right.$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm{x}=\mathrm{x}_0 \\ \left(\mathrm{x}_0-1\right)(\mathrm{x}+1)+\mathrm{y}_0 \mathrm{y}=0\end{array} \Rightarrow \mathrm{H}\left(\mathrm{x}_0 ; \frac{1-\mathrm{x}_0^2}{\mathrm{y}_0}\right)\right.$

Gọi $\mathrm{K}$ là giao điểm của $\mathrm{d}$ và $\mathrm{AI}$, khi đó tọa độ $\mathrm{K}$ là nghiệm của hệ phương trình

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\left\{\begin{array}{l}x=-1 \\ y=\frac{y_0}{x_0} x\end{array} \Rightarrow K\left(-1 ;-\frac{y_0}{x_0}\right)\right.$

Theo giả thiết ta có: $\mathrm{IH} / / \mathrm{KC}$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\Rightarrow \overrightarrow{\mathrm{IH}} ; \overrightarrow{\mathrm{KC}} \text { cùng phương } \Leftrightarrow \frac{\mathrm{y}_0}{\mathrm{x}_0} \cdot \mathrm{x}_0-2 \frac{1-\mathrm{x}_0^2}{\mathrm{y}_0}=0 \Leftrightarrow \frac{\mathrm{x}_0^2}{1}+\frac{\mathrm{y}_0^2}{2}=1 \text {. }$

Vậy A di động trên đường Elíp (E): $\frac{x^2}{1}+\frac{y^2}{2}=1$ cố định.

Đó là điều phải chứng minh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2008

ĐỀ THI

Câu 1

Giải hệ phương trình $\left\{\begin{array}{l}\left|y+\frac{1}{x}\right|+\left|\frac{13}{16}+x-y\right|=x+\frac{1}{x}+\frac{13}{16} \\ x^2+y^2=\frac{97}{36} \\ x<0 \\ y>0\end{array}\right.$

Câu 2

Cho đường tròn $(O)$. $A B$ là dây cung không phải là đường kính. $\mathrm{H}$ là điểm trong đoạn $\mathrm{AB}$. Đường thẳng qua $\mathrm{H}$ vuông góc với $\mathrm{AB}$ cắt cung lớn $\mathrm{AB}$ tại $\mathrm{K}$. I thuộc đoạn $\mathrm{HK}$. IA cắt lại $(\mathrm{O})$ tại $\mathrm{C}$. IB cắt lại $(\mathrm{O})$ tại $\mathrm{D}(\mathrm{C}$ khác $\mathrm{D})$. Gọi $\mathrm{d}$ là đường thẳng đi qua trung điểm $\mathrm{AD}$ và $\mathrm{BC}$. Chứng minh rằng đường thẳng đối xứng của $\mathrm{CD}$ qua $\mathrm{d}$ đi qua một điểm cố định khi I thay đổi.

Câu 3

Xét a, b, c $>0$ tùy ý. Tìm giá trị lớn nhất của:

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\mathrm{T}=\frac{\sqrt{\mathrm{abc}}}{(1+\mathrm{a})(1+\mathrm{a}+\mathrm{b})(1+\mathrm{a}+\mathrm{b}+\mathrm{c})}$

Câu 4

Cho tam giác $A B C$ nội tiếp đương tròn $(O)$ tâm $O$ bán kính $R, A=30^{\circ}, \widehat{C}<90^{\circ}$. Tổng khoảng cách từ $\mathrm{O}$ đến $\mathrm{AB}, \mathrm{AC}$ là 2 và $\mathrm{AB}+\mathrm{AC}=2+\sqrt{3}$. Tính $\mathrm{R}$.

Câu 5

Trong mặt phẳng cho $T$ là tập hợp hữu hạn điểm. Giữa hai điểm nào đó của $\mathrm{T}$ có nối nhau bởi cung tròn có hai mút là hai điểm đó. Một cung như vậy ta gọi là một cạnh. Kí hiệu s(A) là số cạnh có được có hai điểm mút thuộc tập $\mathrm{A}$. Biết rằng với mọi tập con $\mathrm{A}$ khác rỗng của $\mathrm{T}$ thì $\mathrm{s}(\mathrm{A}) \leq 2|\mathrm{~A}|-2$. Cho $\mathrm{A}_{\mathrm{i}}$ với $\mathrm{i}=1,2, \ldots, \mathrm{k}(\mathrm{k}>1)$ là các tập con khác rỗng của $\mathrm{T}$ đôi một giao nhau khác rỗng.

Nếu $s\left(A_i\right)=2\left|\mathrm{~A}_i\right|-2$ với i $=1,2, \ldots, \mathrm{k}$.

Chứng minh rằng $s\left(\bigcup_{i=1}^k A_i\right)=2\left|\bigcup_{i=1}^k A_i\right|-2$.

Câu 6

Chứng minh rằng phương trình $2^{\mathrm{x}}+3^{\mathrm{x}}=\mathrm{yx}^2$ có vô hạn nghiệm nguyên dương $\mathrm{x}, \mathrm{y}$.

Câu 7

Cho tam giác $\mathrm{ABC}, \mathrm{R}$ là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Chứng minh rằng

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad B C^2 \leq A B^2+C A^2+R^2\quad\quad\quad\quad\quad\quad(1)$

LỜI GIẢI

Câu 1

Giải hệ phương trình $\left\{\begin{array}{l}\left|y+\frac{1}{x}\right|+\left|\frac{13}{16}+x-y\right|=x+\frac{1}{x}+\frac{13}{16} \\ x^2+y^2=\frac{97}{36} \\ x<0 \\ y>0\end{array}\right.$

Lời Giải

Áp dụng bất đẳng thức trị tuyệt đối ta có hệ $\left\{\begin{array}{l}y+\frac{1}{x} \geq 0, \frac{13}{6}+x-y \geq 0 \\ x^2+y^2=\frac{97}{36} \\ x<0 \ y>0\end{array}\right.$

Từ $\quad\left\{\begin{array}{l}y+\frac{1}{x} \geq 0, \frac{13}{6}+x-y \geq 0 \\ x<0\end{array}\right.$, suy ra $\quad 6 x^2+13 x+6 \leq 0$.

Từ $\quad 0<y \leq 13 / 6+x$, suy ra $\quad x^2+y^2 \leq x^2+(13 / 6+x)^2$

Do đó $\quad 97 / 36 \leq x^2+(13 / 6+x)^2$, hay $\quad 6 x^2+13 x+6 \geq 0$.

Vậy $\quad 6 x^2+13 x+6=0$. Do đó $\quad x=-3 / 2$ hoặc $x=-2 / 3$.

Tóm lại $\quad(x=-3 / 2, y=2 / 3),(x=-2 / 3, y=3 / 2)$. Thử lại thoả mãn hệ.

Câu 2

Cho đường tròn $(O)$. $A B$ là dây cung không phải là đường kính. $\mathrm{H}$ là điểm trong đoạn $\mathrm{AB}$. Đường thẳng qua $\mathrm{H}$ vuông góc với $\mathrm{AB}$ cắt cung lớn $\mathrm{AB}$ tại $\mathrm{K}$. I thuộc đoạn $\mathrm{HK}$. IA cắt lại $(\mathrm{O})$ tại $\mathrm{C}$. IB cắt lại $(\mathrm{O})$ tại $\mathrm{D}(\mathrm{C}$ khác $\mathrm{D})$. Gọi $\mathrm{d}$ là đường thẳng đi qua trung điểm $\mathrm{AD}$ và $\mathrm{BC}$. Chứng minh rằng đường thẳng đối xứng của $\mathrm{CD}$ qua $\mathrm{d}$ đi qua một điểm cố định khi I thay đổi.

Lời Giải

Kí hiệu như hình vẽ. T là hình chiếu của $I$ trên $\mathrm{CD} ; \mathrm{M}, \mathrm{N}$ là trung điểm $\mathrm{IA}, \mathrm{ID} ; \mathrm{P}, \mathrm{Q}$ là trung điểm của $\mathrm{BC}, \mathrm{AD}$.

  • $\mathrm{MQ}=\mathrm{IN}=\mathrm{TN}, \mathrm{QN}=\mathrm{IM}=\mathrm{HM}$

và $\widehat{\mathrm{HMQ}}=\widehat{\mathrm{TNQ}}$

(Vì góc $\widehat{\mathrm{HMI}}=2 \widehat{\mathrm{BAC}}$ và $\widehat{\mathrm{TNI}}=2 \widehat{\mathrm{BDC}}$ )

Do đó $\mathrm{QH}=\mathrm{QT}$. Tương tự $\mathrm{PH}=\mathrm{PT}$.

Vậy $\mathrm{T}$ và $\mathrm{H}$ đối xứng nhau qua $\mathrm{d}$.

Kết luận: Khi I di động thì ảnh đối xứng của DC qua d luôn qua điểm cố định $\mathrm{H}$.

Câu 3

Xét a, b, c $>0$ tùy ý. Tìm giá trị lớn nhất của:

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\mathrm{T}=\frac{\sqrt{\mathrm{abc}}}{(1+\mathrm{a})(1+\mathrm{a}+\mathrm{b})(1+\mathrm{a}+\mathrm{b}+\mathrm{c})}$

Lời Giải

Đặt $u=\frac{a}{1+a}, v=\frac{b}{(1+a)(1+a+b)}$

$\quad\quad w=\frac{c}{(1+a+b)(1+a+b+c)}, s=\frac{1}{1+a+b+c}$

Ta có $u+v+w+s=1$ và $T^2=u v w s$.

Từ bất đẳng thức Côsi, ta có $\mathrm{T} \leq 1 / 16$. Dấu bằng có được khi:

$\quad\quad\quad\quad \frac{a}{1+a}=\frac{b}{(1+a)(1+a+b)}=\frac{c}{(1+a+b)(1+a+b+c)}=\frac{1}{1+a+b+c}=\frac{1}{4}$.

Giải hệ ta có $\mathrm{a}=1 / 3, \mathrm{~b}=2 / 3, \mathrm{c}=2$.

Vậy giá trị lớn nhất của T là $1 / 16$.

Câu 4

Cho tam giác $A B C$ nội tiếp đương tròn $(O)$ tâm $O$ bán kính $R, A=30^{\circ}, \widehat{C}<90^{\circ}$. Tổng khoảng cách từ $\mathrm{O}$ đến $\mathrm{AB}, \mathrm{AC}$ là 2 và $\mathrm{AB}+\mathrm{AC}=2+\sqrt{3}$. Tính $\mathrm{R}$.

Lời Giải

Xét 3 trường hợp:

1) $\quad\widehat{\mathrm{B}}=90^{\circ}$ : Lúc đó $\mathrm{O}$ là trung điểm của $\mathrm{AC}$ nên

$\quad\quad\quad\quad\mathrm{BC}=4>\mathrm{AB}+\mathrm{AC}=2+\sqrt{3}$. Vô lý.

2) $\quad\widehat{\mathrm{B}}<90^0:$ Ta có $\mathrm{AB}+\mathrm{AC}=2+\sqrt{3}$.

Suy ra $\quad 2 R\left(\cos x+\cos \left(30^{\circ}-x\right)\right)=2+\sqrt{3}, R\left(\sin x+\sin \left(30^{\circ}-x\right)\right)=2$

Hay $\quad 4 R\left(\cos 15^0 \cos \left(x-15^0\right)\right)=2+\sqrt{3}, R\left(\sin 15^0 \cos \left(x-15^0\right)\right)=1$

Suy ra $\quad\tan 15^{\circ}=4 /(2+\sqrt{3})>1$. Vô lý.

3)$\quad\widehat{\mathrm{B}}>90^{\circ}:2\mathrm{R}\left(\cos\mathrm{x}+\cos\left(30^{\circ}+\mathrm{x}\right)\right)=2+\sqrt{3},\mathrm{R}\left(\sin\mathrm{x}+\sin\left(30^{\circ}+\mathrm{x}\right)\right)=2$.

Hay $\quad 4 R\left(\cos 15^{\circ} \cos \left(x+15^{\circ}\right)\right)=2+\sqrt{3}, R\left(\sin \left(x+15^{\circ}\right) \cos 150^{\circ}\right)=1$

Suy ra $\quad R^2=\frac{1+\left(\frac{2+\sqrt{3}}{4}\right)^2}{\cos ^2 15^0}=\frac{23+4 \sqrt{3}}{4(2+\sqrt{3})} \Rightarrow R=\frac{1}{2} \sqrt{\frac{23+4 \sqrt{3}}{2+\sqrt{3}}}$.

Vậy $\quad R=\frac{\sqrt{34-15 \sqrt{3}}}{2}$

Câu 5

Trong mặt phẳng cho $T$ là tập hợp hữu hạn điểm. Giữa hai điểm nào đó của $\mathrm{T}$ có nối nhau bởi cung tròn có hai mút là hai điểm đó. Một cung như vậy ta gọi là một cạnh. Kí hiệu s(A) là số cạnh có được có hai điểm mút thuộc tập $\mathrm{A}$. Biết rằng với mọi tập con $\mathrm{A}$ khác rỗng của $\mathrm{T}$ thì $\mathrm{s}(\mathrm{A}) \leq 2|\mathrm{~A}|-2$. Cho $\mathrm{A}_{\mathrm{i}}$ với $\mathrm{i}=1,2, \ldots, \mathrm{k}(\mathrm{k}>1)$ là các tập con khác rỗng của $\mathrm{T}$ đôi một giao nhau khác rỗng.

Nếu $s\left(A_i\right)=2\left|\mathrm{~A}_i\right|-2$ với i $=1,2, \ldots, \mathrm{k}$.

Chứng minh rằng $s\left(\bigcup_{i=1}^k A_i\right)=2\left|\bigcup_{i=1}^k A_i\right|-2$.

Lời Giải

Quy nạp:

  • Nếu $\mathrm{k}=2$, gọi $\mathrm{A}, \mathrm{B}$ là hai tập và $\mathrm{a}, \mathrm{b}, \mathrm{c}$ lần lượt là số phần tử của $\mathrm{A}, \mathrm{B}, \mathrm{A} \cap \mathrm{B}$ thì $|\mathrm{A} \cup \mathrm{B}|=\mathrm{a}+\mathrm{b}-\mathrm{c}$.

  • Giả sử $\quad s(A \cup B)<2(a+b-c)-2$. Suy ra số cạnh hai đầu mút trong $A \cup B$ nhưng không đồng thời thuộc $A$ nhỏ hơn

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad 2(a+b-c)-2-s(A)=2(a+b-c)-2-(2 a-2)=2(b-c)$

  • Một cạnh có hai mút trong $\mathrm{B}$ thì hoặc hai mút thuộc $\mathrm{B} \backslash \mathrm{A}$ hoặc hai mút thuộc A. $\cap$ B hoặc hai mút thuộc hai tập $B \backslash A, A \cap B$.

Do đó số cạnh có hai mút thuộc $\mathrm{B} \backslash \mathrm{A}$ hoặc hai mút thuộc hai tập $\mathrm{B} \backslash \mathrm{A}, \mathrm{A} \cap \mathrm{B}$ nhỏ hơn $2(\mathrm{~b}-\mathrm{c})$.

Suy ra $\quad s(A \cap B)>s(B)-2(b-c)=2 b-2-2 b+2 c=2 c-2$ (mâu thuẫn).

  • Nếu $\quad s\left(\bigcup_{i=1}^n A_i\right)=2\left|\bigcup_{i=1}^n A_i\right|-2$ và $s\left(A_{n+1}\right)=2\left|A_{n+1}\right|-2$ thì từ giả thiết

$\bigcup_{i=1}^n A_i \cap A_{n+1} \neq \varnothing \text { nên từ trường hợp } \mathrm{k}=2 \text { ta có } s\left(\bigcup_{i=1}^{n+1} A_i\right)=2\left|\bigcup_{i=1}^{n+1} A_i\right|-2 .$

Câu 6

Chứng minh rằng phương trình $2^{\mathrm{x}}+3^{\mathrm{x}}=\mathrm{yx}^2$ có vô hạn nghiệm nguyên dương $\mathrm{x}, \mathrm{y}$.

Lời Giải

Nhận xét: Nếu $\mathrm{x}, \mathrm{y}$ nguyên dương, $\mathrm{m}$ là số nguyên dương lẻ và $\mathrm{x}+\mathrm{y}$ chia hết cho $m$ thì $x^m+y^m$ chia hết cho $m(x+y)$.

Thật vậy:

$\quad\quad\quad\quad x^m+y^m=(x+y) \sum_{l=0}^{m-1}(-1)^l x^{m-1-l} y^l$

$\quad\quad\quad\quad\sum_{l=0}^{m-1}(-1)^l x^{m-1-l} y^l=m y^{m-1}+x^{m-1}-y^{m-1}-\left(x^{m-1}+y^{m-1}\right) y$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad +\left(x^{m-3}-y^{m-3}\right) y^2-\cdots-\left(x^2-y^2\right) y^{m-3}-(x+y) y^{m-2}$

Do đó $\quad x^m+y^m$ chia hết cho $m(x+y)$.

$\text { Xét dãy }\quad u_1=1, u_{k+1}=\frac{2^{u_k}+3^{u_k}}{u_k}$

Bằng quy nạp ta chứng minh $\frac{2^{u_k}+3^{u_k}}{u_k{ }^2} \in \mathbb{N}$ và dãy là tăng

  • k=1: hiển nhiên.
  • Giả sử $\quad\frac{2^{u_k}+3^{u_k}}{u_k{ }^2} \in \mathbb{N}$ và $\frac{2^{u_k}+3^{u_k}}{u_k{ }^2}>1$.

Suy ra $\quad 2^{u_k}+3^{u_k}=\mathrm{Iu}_{\mathrm{k}}^2, l$ lé và $l>1$.

Theo nhận xét trên $\quad(2^{u_k})^I+(3^{u_k})^I \vdots I(2^{u_k}+3^{u_k})$  với $\quad l=\frac{2^{u_k}+3^{u_k}}{u_k{ }^2}$ thì

$\quad\quad\quad\quad\frac{2^{u_{k+1}}+3^{u_{k+1}}}{u_{k+1}{ }^2}>1$, $\frac{2^{u_{k+1}}+3^{u_{k+1}}}{u_{k+1}{ }^2} \in \mathbb{N}$

Kết luận: Phương trình có vô số nghiệm nguyên dương $\mathrm{x}, \mathrm{y}$.

Câu 7

Cho tam giác $\mathrm{ABC}, \mathrm{R}$ là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Chứng minh rằng

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad B C^2 \leq A B^2+C A^2+R^2\quad\quad\quad\quad\quad\quad(1)$

Lời Giải

Bất đẳng thức (1) tương đương với

$\quad\quad\quad\quad\quad 4 R^2 \sin ^2 A \leq 4 R^2 \sin ^2 B+4 R^2 \sin ^2 C+R^2$

$\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow 4 \sin ^2 A \leq 4 \sin ^2 B+4 \sin ^2 C+1$

$\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow 4\left(1-\cos ^2 A\right) \leq 2(1-\cos 2 B)+2(1-\cos 2 C)+1$

$\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow 4 \cos ^2 A-2(\cos 2 B+\cos 2 C)+1 \geq 0$

$\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow 4 \cos ^2 A+4 \cos A \cos (B-C)+1 \geq 0$

$\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow(2 \cos A+\cos (B-C))^2+\sin ^2(B-C) \geq 0$

Dấu bằng xảy ra khi $\sin (\mathrm{B}-\mathrm{C})=0$ và $2 \cos \mathrm{A}+\cos (\mathrm{B}-\mathrm{C})=0$.

Do đó $\mathrm{B}=\mathrm{C}$ và $\cos \mathrm{A}=-\frac{1}{2}$ hay tam giác $\mathrm{ABC}$ cân tại $\mathrm{A}$ và $\widehat{\mathrm{A}}=120^{\circ}$.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2007

ĐỀ THI

Câu 1

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}x^2+y^2+\frac{8 x y}{x+y}=16\quad\quad(1) \\ \sqrt{x+y}=x^2-y\quad\quad\quad(2)\end{array}\right.$

Câu 2

Cho các số thực $a, b, x, y$ thoả mãn điều kiện $a x-b y=\sqrt{3}$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\mathrm{F}=\mathrm{a}^2+\mathrm{b}^2+\mathrm{x}^2+\mathrm{y}^2+\mathrm{bx}+\mathrm{ay}$.

Câu 3

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$ có các góc $\mathrm{A}, \mathrm{B}$ thỏa mãn điều kiện:

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\sin \frac{3 \mathrm{~A}}{2}+\sin \frac{3 \mathrm{~B}}{2}=2 \cos \frac{\mathrm{A}-\mathrm{B}}{2}$

Chứng minh tam giác $\mathrm{ABC}$ là tam giác đều.

Câu 4

Cho tứ giác lồi $\mathrm{ABCD}$. Xét $\mathrm{M}$ là điểm tùy ý. Gọi $P, Q, R, S$ là các điểm sao cho:

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\overrightarrow{\mathrm{MB}}+\overrightarrow{\mathrm{MC}}+\overrightarrow{\mathrm{MD}}=4 \overrightarrow{\mathrm{MP}} ; \overrightarrow{\mathrm{MC}}+\overrightarrow{\mathrm{MD}}+\overrightarrow{\mathrm{MA}}=4 \overrightarrow{\mathrm{MQ}} $

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\overrightarrow{\mathrm{MD}}+\overrightarrow{\mathrm{MA}}+\overrightarrow{\mathrm{MB}}=4 \overrightarrow{\mathrm{MR}} ; \overrightarrow{\mathrm{MA}}+\overrightarrow{\mathrm{MB}}+\overrightarrow{\mathrm{MC}}=4 \overrightarrow{\mathrm{MS}}$

Tìm vị trí của điểm $\mathrm{M}$ sao cho $\mathrm{PA}=\mathrm{QB}=\mathrm{RC}=\mathrm{SD}$.

Câu 5

Trong mặt phẳng tọa độ cho một ngũ giác lồi có các đỉnh là những điểm có tọa độ nguyên. Chứng minh rằng bên trong hoặc trên cạnh ngũ giác có ít nhất một điểm có tọa độ nguyên.

LỜI GIẢI

Câu 1

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}x^2+y^2+\frac{8 x y}{x+y}=16\quad\quad(1) \\ \sqrt{x+y}=x^2-y\quad\quad\quad(2)\end{array}\right.$

Lời Giải

  • Điều kiện: $x+y>0$
  • (1) $\Leftrightarrow\left(x^2+y^2\right)(x+y)+8 x y=16(x+y)$

$\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow\left((x+y)^2-2 x y\right)(x+y)-16(x+y)+8 x y=0$

$\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow(x+y)^3-16(x+y)-2 x y(x+y)+8 x y=0$

$\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow(x+y)\left[(x+y)^2-16\right]-2 x y(x+y-4)=0$

$\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow(x+y-4)[(x+y)(x+y+4)-2 x y]=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}x+y-4=0\quad\quad\quad\quad\quad\quad(3) \\ x^2+y^2+4(x+y)=0\quad\quad(4)\end{array}\right.$

Từ $(3) \Rightarrow x+y=4$, thế vào $(2)$ ta được:

$\quad\quad\quad\quad x^2+x-4=2 \Leftrightarrow x^2+x-6=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}x=-3 \Rightarrow y=7 \\ x=2 \Rightarrow y=2\end{array}\right.$

(4) vô nghiệm vì $x^2+y^2 \geq 0$ và $x+y>0$.

Vậy hệ có hai nghiệm là $(-3 ; 7) ;(2 ; 2)$

Câu 2

Cho các số thực $a, b, x, y$ thoả mãn điều kiện $a x-b y=\sqrt{3}$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\mathrm{F}=\mathrm{a}^2+\mathrm{b}^2+\mathrm{x}^2+\mathrm{y}^2+\mathrm{bx}+\mathrm{ay}$.

Lời Giải

Viết lại $\mathrm{F}=\left(\mathrm{x}+\frac{\mathrm{b}}{2}\right)^2+\left(\mathrm{y}+\frac{\mathrm{a}}{2}\right)^2+\frac{3}{4}\left(\mathrm{a}^2+\mathrm{b}^2\right)$

Đặt $M=(x ; y), A=\left(-\frac{b}{2} ;-\frac{a}{2}\right),(\Delta): a x-b y=\sqrt{3}$.

Ta có: $M A^2=\left(x+\frac{b}{2}\right)^2+\left(y+\frac{a}{2}\right)^2$

Mà $\mathrm{M} \in(\Delta)$ nên $\mathrm{MA}^2 \geq[\mathrm{d}(\mathrm{A} ; \Delta)]^2=\frac{3}{\mathrm{a}^2+\mathrm{b}^2}$ Đẳng thức xảy ra khi $M$ là hình chiếu của $A$ trên $(\Delta)$.

Suy ra $F \geq \frac{3}{a^2+b^2}+\frac{3}{4}\left(a^2+b^2\right) \geq 2 \sqrt{\frac{3}{a^2+b^2} \cdot \frac{3}{4}\left(a^2+b^2\right)}=3$

Vậy $minF =3$ đạt được chẳng hạn khi $(a ; b ; x ; y)=\left(\sqrt{2} ; 0 ; \frac{\sqrt{6}}{2} ; \frac{\sqrt{2}}{2}\right)$

Câu 3

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$ có các góc $\mathrm{A}, \mathrm{B}$ thỏa mãn điều kiện:

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\sin \frac{3 \mathrm{~A}}{2}+\sin \frac{3 \mathrm{~B}}{2}=2 \cos \frac{\mathrm{A}-\mathrm{B}}{2}$

Chứng minh tam giác $\mathrm{ABC}$ là tam giác đều.

Lời Giải

Ta có: $\sin \left(\frac{3 \mathrm{~A}}{2}\right)+\sin \left(\frac{3 \mathrm{~B}}{2}\right)=2 \sin \left(\frac{3(\mathrm{~A}+\mathrm{B})}{4}\right) \cos \left(\frac{3(\mathrm{~A}-\mathrm{B})}{4}\right)$

$\quad\quad\quad\quad 1 \geq \sin \left(\frac{3(\mathrm{~A}+\mathrm{B})}{4}\right)>0 ; \cos \left(\frac{\mathrm{A}-\mathrm{B}}{2}\right)>0$

$\quad\quad\quad\quad 0 \leq \frac{|\mathrm{A}-\mathrm{B}|}{2} \leq \frac{3|\mathrm{~A}-\mathrm{B}|}{2}<\pi$

$\quad\quad\quad\Rightarrow \cos \frac{|\mathrm{A}-\mathrm{B}|}{2} \geq \cos \frac{3|\mathrm{~A}-\mathrm{B}|}{4} \Rightarrow \cos \left(\frac{\mathrm{A}-\mathrm{B}}{2}\right) \geq \cos \left(\frac{3(\mathrm{~A}-\mathrm{B})}{4}\right)$

Từ $\sin \left(\frac{3 \mathrm{~A}}{2}\right)+\sin \left(\frac{3 \mathrm{~B}}{2}\right)=2 \cos \left(\frac{\mathrm{A}-\mathrm{B}}{2}\right)$ và $\cos \left(\frac{\mathrm{A}-\mathrm{B}}{2}\right)>0$

Suy ra: $2 \sin \left(\frac{3(\mathrm{~A}+\mathrm{B})}{4}\right) \cos \left(\frac{3(\mathrm{~A}-\mathrm{B})}{4}\right)>0$ hay $\cos \left(\frac{3(\mathrm{~A}-\mathrm{B})}{4}\right)>0$.

Kết hợp với $\sin \left(\frac{3(\mathrm{~A}+\mathrm{B})}{4}\right) \leq 1$, ta có

$\quad\quad\quad\quad\sin \left(\frac{3(\mathrm{~A}+\mathrm{B})}{4}\right) \cos \left(\frac{3(\mathrm{~A}-\mathrm{B})}{4}\right) \leq \cos \left(\frac{3(\mathrm{~A}-\mathrm{B})}{4}\right)$

Do đó:

$\quad\quad\quad\quad 2 \sin \left(\frac{3(\mathrm{~A}+\mathrm{B})}{4}\right) \cos \left(\frac{3(\mathrm{~A}-\mathrm{B})}{4}\right) \leq 2 \cos \left(\frac{3(\mathrm{~A}-\mathrm{B})}{4}\right) \leq 2 \cos \left(\frac{\mathrm{A}-\mathrm{B}}{2}\right)$

Vì vậy nếu $\sin \left(\frac{3 \mathrm{~A}}{2}\right)+\sin \left(\frac{3 \mathrm{~B}}{2}\right)=2 \cos \left(\frac{\mathrm{A}-\mathrm{B}}{2}\right)$ thì phải có:

$\quad\quad\quad\quad\left\{\begin{array}{l}\frac{|\mathrm{A}-\mathrm{B}|}{2}=\frac{3|\mathrm{~A}-\mathrm{B}|}{4} \\ \sin \left(\frac{3(\mathrm{~A}+\mathrm{B})}{4}\right)=1\end{array} \Leftrightarrow \mathrm{A}=\mathrm{B}=\frac{\pi}{3}\right.$

Vậy tam giác $\mathrm{ABC}$ là tam giác đều.

Câu 4

Cho tứ giác lồi $\mathrm{ABCD}$. Xét $\mathrm{M}$ là điểm tùy ý. Gọi $P, Q, R, S$ là các điểm sao cho:

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\overrightarrow{\mathrm{MB}}+\overrightarrow{\mathrm{MC}}+\overrightarrow{\mathrm{MD}}=4 \overrightarrow{\mathrm{MP}} ; \overrightarrow{\mathrm{MC}}+\overrightarrow{\mathrm{MD}}+\overrightarrow{\mathrm{MA}}=4 \overrightarrow{\mathrm{MQ}} $

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\overrightarrow{\mathrm{MD}}+\overrightarrow{\mathrm{MA}}+\overrightarrow{\mathrm{MB}}=4 \overrightarrow{\mathrm{MR}} ; \overrightarrow{\mathrm{MA}}+\overrightarrow{\mathrm{MB}}+\overrightarrow{\mathrm{MC}}=4 \overrightarrow{\mathrm{MS}}$

Tìm vị trí của điểm $\mathrm{M}$ sao cho $\mathrm{PA}=\mathrm{QB}=\mathrm{RC}=\mathrm{SD}$.

Lời Giải

Giả sử có điểm $\mathrm{M}$ thỏa bài toán. Gọi $\mathrm{G}$ là điểm sao cho

$\quad\quad\quad5\overrightarrow{\mathrm{MG}}=\overrightarrow{\mathrm{MA}}+\overrightarrow{\mathrm{MB}}+\overrightarrow{\mathrm{MC}}+\overrightarrow{\mathrm{MD}}$

Từ $\overrightarrow{\mathrm{MB}}+\overrightarrow{\mathrm{MC}}+\overrightarrow{\mathrm{MD}}=4 \overrightarrow{\mathrm{MP}}$, ta có $4 \overrightarrow{\mathrm{PA}}=5 \overrightarrow{\mathrm{GA}}$

Tương tự $4 \overrightarrow{\mathrm{QB}}=5 \overrightarrow{\mathrm{GB}}, 4 \overrightarrow{\mathrm{RC}}=5 \overrightarrow{\mathrm{GC}}, 4 \overrightarrow{\mathrm{SD}}=5 \overrightarrow{\mathrm{GD}}$

Do đó $\mathrm{PA}=\mathrm{QB}=\mathrm{RC}=\mathrm{SD} \Leftrightarrow \mathrm{GA}=\mathrm{GB}=\mathrm{GC}=\mathrm{GD}$.

Nếu $\mathrm{ABCD}$ là tứ giác nội tiếp được trong đường tròn tâm $\mathrm{O}$ thì $\mathrm{G}$ trùng $\mathrm{O}$ và $\mathrm{M}$ là điểm duy nhất xác định bởi $\overrightarrow{\mathrm{MO}}=\overrightarrow{\mathrm{OA}}+\overrightarrow{\mathrm{OB}}+\overrightarrow{\mathrm{OC}}+\overrightarrow{\mathrm{OD}}$

Kiểm tra lại thấy thỏa $\mathrm{PA}=\mathrm{QB}=\mathrm{RC}=\mathrm{SD}$.

Nếu $\mathrm{ABCD}$ không phải là tứ giác nội tiếp được trong đường tròn thì không tồn tại điểm M.

Câu 5

Trong mặt phẳng tọa độ cho một ngũ giác lồi có các đỉnh là những điểm có tọa độ nguyên. Chứng minh rằng bên trong hoặc trên cạnh ngũ giác có ít nhất một điểm có tọa độ nguyên.

Lời Giải

Coi đỉnh $\mathrm{Ai}(x i ; y i), \mathrm{i}=1,2,3,4,5$.

$\quad\quad\quad(xi; yi)$ có thể rơi vào những trường hợp sau:

$\quad\quad\quad\left(2 \mathrm{k} ; 2 \mathrm{k}^{\prime}\right),\left(2 \mathrm{k} ; 2 \mathrm{k}^{\prime}+1\right),\left(2 \mathrm{k}+1 ; 2 \mathrm{k}^{\prime}+1\right),\left(2 \mathrm{k}+1 ; 2 \mathrm{k}^{\prime}\right) \text { với } \mathrm{k}, \mathrm{k}^{\prime} \in Z$

Do đa giác có 5 đỉnh nên theo nguyên lí Đi rich lê, có ít nhất 2 đỉnh có tọa độ thuộc một trong bốn kiểu trên.

Khi đó trung điểm của đoạn nối 2 đỉnh ấy sẽ có tọa độ nguyên.

Do ngũ giác là lồi nên điểm này ở miền trong hoặc trên cạnh của ngũ giác đó.

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2005

ĐỀ THI

Câu 1

Tìm các nghiệm nguyên dương của phương trình:

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad y^2=x^2\left(x^2+x+1\right)+(x+1)^2$

Câu 2

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}x^2(y+z)^2=\left(3 x^2+x+1\right) y^2 z^2 \\ y^2(z+x)^2=\left(4 y^2+y+1\right) z^2 x^2 \\ z^2(x+y)^2=\left(5 z^2+z+1\right) x^2 y^2\end{array}\right.$

Câu 3

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$, lấy điểm $\mathrm{M}$ trên cạnh $\mathrm{AC}$ sao cho bán kính đường tròn nội tiếp của tam giác $\mathrm{ABM}$ và $\mathrm{BCM}$ bằng nhau.

Chứng minh $\mathrm{BM}^2=\operatorname{Scotg} \frac{\mathrm{B}}{2}$, trong đó $\mathrm{S}$ là diện tích tam giác $\mathrm{ABC}$.

Câu 4

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$ thỏa mãn: $2 \operatorname{tg} B=\operatorname{tg} \mathrm{A}+\operatorname{tg}$ C. Chứng minh rằng:

a) $\mathrm{B} \geq \frac{\pi}{3}$;

b) $\cos A+\cos C \leq \frac{3 \sqrt{2}}{4}$.

Câu 5

Cho $\mathrm{x}, \mathrm{y}, \mathrm{z}$, t là các số thực không âm thay đổi thỏa mãn:

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad x^2+y^2+z^2+t^2=2005 \text {. }$

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

$\quad\quad\quad\quad\mathrm{F}=\frac{\mathrm{x}}{2005 \sqrt{2005}+\mathrm{yzt}}+\frac{\mathrm{y}}{2005 \sqrt{2005}+\mathrm{ztx}}+\frac{\mathrm{z}}{2005 \sqrt{2005}+\mathrm{txy}}+\frac{t}{2005 \sqrt{2005}+x y z}$

 

LỜI GIẢI

Câu 1

Tìm các nghiệm nguyên dương của phương trình:

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad y^2=x^2\left(x^2+x+1\right)+(x+1)^2$

Lời Giải

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad y^2=x^2\left(x^2+x+1\right)+(x+1)^2\quad\quad\quad(1)$

Phương trình (1) tương đương với:

$\quad\quad\quad\quad y^2=x^4+x^3+2 x^2+2 x+1 \Leftrightarrow 4 y^2=4 x^4+4 x^3+8 x^2+8 x+4$

Ta lại có: $\left(2 x^2+x+1\right)^2=4 x^4+4 x^3+5 x^2+2 x+1<4 x^4+4 x^3+8 x^2+8 x+4$

$\quad\quad\quad\quad \left(2 x^2+x+3\right)^2=4 x^4+4 x^3+13 x^2+6 x+9>4 x^4+4 x^3+8 x^2+8 x+4$

$\quad\quad\quad \Rightarrow\left(2 x^2+x+3\right)^2<(2 y)^2<\left(2 x^2+x+3\right)^2 \Rightarrow(2 y)^2=\left(2 x^2+x+2\right)^2$

$\quad\quad\quad \Rightarrow 4 x^4+4 x^3+8 x^2+8 x+4=4 x^4+4 x^3+9 x^2+4 x+4 \Rightarrow x^2-4 x=0$

$\quad\quad\quad \Rightarrow x=0$ (loại) hay $x=4$

Với $x=4 \Rightarrow y=19$

Cạp số $x=4 ; y=19$ thỏa phương trình đã cho.

Vậy nghiệm của phương trình là $\left\{\begin{array}{l}x=4 \\ y=19\end{array}\right.$.

Câu 2

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}x^2(y+z)^2=\left(3 x^2+x+1\right) y^2 z^2 \\ y^2(z+x)^2=\left(4 y^2+y+1\right) z^2 x^2 \\ z^2(x+y)^2=\left(5 z^2+z+1\right) x^2 y^2\end{array}\right.$

Lời Giải

$\quad\quad\quad\quad\left\{\begin{array}{l}x^2(y+z)^2=\left(3 x^2+x+1\right) y^2 z^2\quad(1) \\ y^2(z+x)^2=\left(4 y^2+y+1\right) z^2 x^2\quad(2)\quad\quad\quad\quad(I) \\ z^2(x+y)^2=\left(5 z^2+z+1\right) x^2 y^2\quad(3)\end{array}\right.$

Trường hợp $1: x y z=0$

  • Nếu $x=0,(I) \Leftrightarrow y=0$ hay $z=0$

Khi đó hệ nhận nghiệm $(0 ; 0 ; z)$ và $(0 ; y ; 0) \forall y, z \in \mathbb{R}$

  • Tương tự cho trường hợp $\mathrm{y}=0$ hay $z=0$

Trường hợp 2: $x y z \neq 0$

Chia 2 vế của các phương trình (I) cho $\mathrm{x}^2 \mathrm{y}^2 \mathrm{z}^2$ ta có hệ phương trình tương đương với:

$\quad\quad\quad\quad\left\{\begin{array}{l}\left(\frac{1}{z}+\frac{1}{y}\right)^2=3+\frac{1}{x}+\frac{1}{x^2} \\ \left(\frac{1}{x}+\frac{1}{z}\right)^2=4+\frac{1}{y}+\frac{1}{y^2} \\ \left(\frac{1}{y}+\frac{1}{x}\right)^2=5+\frac{1}{z}+\frac{1}{z^2}\end{array}\right.$

Đặt $\mathrm{a}=\frac{1}{\mathrm{x}} ; \mathrm{b}=\frac{1}{\mathrm{y}} ; \mathrm{c}=\frac{1}{\mathrm{z}}$

Hệ phương trình trở thành: $\left\{\begin{array}{l}(b+c)^2=3+a+a^2\quad\quad \left(1^{\prime}\right)\\ (c+a)^2=4+b+b^2\quad\quad\left(2^{\prime}\right) \\(a+b)^2=5+c+c^2\quad\quad\left(3^{\prime}\right)\end{array}\right.$

Cộng từng vế các phương trình, rút gọn ta được:

$(a+b+c)^2-(a+b+c)-12=0 \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}a+b+c=4 \\ a+b+c=-3\end{array}\right.$

  • Khi $\mathrm{a}+\mathrm{b}+\mathrm{c}=4$ thay vào $\left(1^{\prime}\right),\left(2^{\prime}\right),\left(3^{\prime}\right)$ ta tính được

$\quad\quad\quad\quad\left\{\begin{array}{l}a=\frac{13}{9} \\ y=\frac{4}{3} \\ z=\frac{11}{9}\end{array}\right.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}x=\frac{9}{13} \\ y=\frac{3}{4} \\ z=\frac{9}{11}\end{array}\right.$

  • Khi $\mathrm{a}+\mathrm{b}+\mathrm{c}=-3$ thay vào $\left(1^{\prime}\right),\left(2^{\prime}\right),\left(3^{\prime}\right)$ ta tính được

$\quad\quad\quad\quad\left\{\begin{array}{l}a=-\frac{6}{5} \\ y=-1 \\ z=-\frac{4}{5}\end{array}\right.\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}x=-\frac{5}{6}\\ y=-1 \\ z=-\frac{5}{4}\end{array}\right.$

Kết luận: Hệ phương trình có nghiệm là: $(\mathrm{x} ; 0 ; 0) ;(0 ; \mathrm{y} ; 0) ;(0 ; 0 ; \mathrm{x})(\forall \mathbf{x}, \mathrm{y}, \mathrm{z}$ $\in \mathbb{R})$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\left(\frac{9}{13} ; \frac{3}{4} ; \frac{9}{11}\right) ;\left(-\frac{5}{6} ;-1 ;-\frac{5}{4}\right)$

Câu 3

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$, lấy điểm $\mathrm{M}$ trên cạnh $\mathrm{AC}$ sao cho bán kính đường tròn nội tiếp của tam giác $\mathrm{ABM}$ và $\mathrm{BCM}$ bằng nhau.

Chứng minh $\mathrm{BM}^2=\operatorname{Scotg} \frac{\mathrm{B}}{2}$, trong đó $\mathrm{S}$ là diện tích tam giác $\mathrm{ABC}$.

Lời Giải

Đặt $\mathrm{BC}=\mathrm{a} ; \mathrm{CA}=\mathrm{b}\mathrm{AB}=\mathrm{c} ; \mathrm{BM}=\mathrm{x}$

$\mathrm{p} ; \mathrm{p}^{\prime}$ là nửa chu vi tam giác $\mathrm{ABM}$ và BCM.

r là bán kính của 2 đường tròn nội tiếp tam giác $A B M$ và $B C M$.

Suy ra $S=p r+p^{\prime} r$

$\quad\quad\quad\Leftrightarrow r(a+b+c+2 x)=2 S\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad(1)$

Lại có: $\quad \mathrm{AF}=\mathrm{AD}=\operatorname{rcotg} \frac{\mathrm{A}}{2}=\frac{1}{2}(\mathrm{AB}+\mathrm{AM}-\mathrm{x})\quad\quad\quad(2)$

$\quad\quad\quad\quad\mathrm{CH}=\mathrm{CG}=\operatorname{rcotg} \frac{\mathrm{C}}{2}=\frac{1}{2}(\mathrm{CB}+\mathrm{CM}-\mathrm{x})\quad\quad\quad(3)$

Cộng (2) và (3): $r\left(\cot g \frac{A}{2}+\cot g \frac{C}{2}\right)=\frac{1}{2}(a+b+c-2 x)\quad\quad(4)$

Từ (1), (4): $S\left(\operatorname{cotg} \frac{A}{2}+\cot g \frac{C}{2}\right)=\frac{r}{2}(a+b+c+2 x)\left(\cot g \frac{A}{2}+\cot g \frac{C}{2}\right)$

$\quad\quad\quad\quad =\frac{1}{4}(a+b+c+2 x)(a+b+c-2 x)=\frac{1}{4}(a+b+c)^2-x^2\quad\quad(5)$

Gọi $r_1$ là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác $\mathrm{ABC}$.

$\quad\quad\quad\quad\quad S\left(\operatorname{cotg} \frac{A}{2}+\cot g \frac{B}{2}+\operatorname{cotg} \frac{C}{2}\right)$

$\quad\quad\quad\quad=\frac{1}{2}(a+b+c)\left(r_1 \cot g \frac{A}{2}+r_1 \cot g \frac{B}{2}+r_1 \cot g \frac{C}{2}\right)$

$\quad\quad\quad\quad=\frac{1}{4}(a+b+c)\left(\frac{b+c-a}{2}+\frac{c+a-b}{2}+\frac{a+b-c}{2}\right)=\frac{1}{4}(a+b+c)^2\quad\quad(6)$

Lấy (6) trừ (5) ta có: $\mathrm{BM}^2=\mathrm{x}^2=\mathrm{Scotg} \frac{\mathrm{B}}{2}$ (điều phải chứng minh).

Câu 4

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$ thỏa mãn: $2 \operatorname{tg} B=\operatorname{tg} \mathrm{A}+\operatorname{tg}$ C. Chứng minh rằng:

a) $\mathrm{B} \geq \frac{\pi}{3}$;

b) $\cos A+\cos C \leq \frac{3 \sqrt{2}}{4}$.

Lời Giải

a) Ta có: $2 \operatorname{tg} B=\operatorname{tg} A+\operatorname{tg} C$

$\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow \frac{2 \sin B}{\cos B}=\frac{\sin (A+C)}{\cos A \cdot \cos C} \Rightarrow 2 \cos A \cdot \cos C=\cos B$

$\quad\quad\quad\quad\Leftrightarrow \cos (A+C)+\cos (A-C)=\cos B \Leftrightarrow \cos (A-C)=2 \cos B$

Suy ra: $\cos B=\frac{1}{2} \cos (A-C) \leq \frac{1}{2} \Rightarrow B \geq \frac{\pi}{3}($ đpcm $)$

b) Lại có: $\cos \mathrm{A}+\cos \mathrm{C}=2 \cos \frac{\mathrm{A}+\mathrm{C}}{2} \cos \frac{\mathrm{A}-\mathrm{C}}{2}$

$\quad\quad\quad\quad =2 \sin \frac{B}{2} \sqrt{\frac{1+\cos (A-C)}{2}}=2 \sin \frac{B}{2} \sqrt{\frac{1+2 \cos B}{2}}$

$\quad\quad\quad\quad\Rightarrow(\cos A+\cos C)^2=4 \sin ^2 \frac{B}{2}\left(\frac{1+2 \cos B}{2}\right)=(1-\cos B)(1+2 \cos B)$

$\quad\quad\quad\quad =\frac{1}{2}(2-2 \cos B)(1+2 \cos B)$

$\quad\quad\quad\quad\leq \frac{1}{2}\left(\frac{2-2 \cos B+1+2 \cos B}{2}\right)=\frac{9}{8}$

Vậy $\cos A+\cos C \leq \frac{2}{2 \sqrt{2}}=\frac{3 \sqrt{2}}{4}$ (đpcm).

Câu 5

Cho $\mathrm{x}, \mathrm{y}, \mathrm{z}$, t là các số thực không âm thay đổi thỏa mãn:

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad x^2+y^2+z^2+t^2=2005 \text {. }$

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

$\quad\quad\quad\quad\mathrm{F}=\frac{\mathrm{x}}{2005 \sqrt{2005}+\mathrm{yzt}}+\frac{\mathrm{y}}{2005 \sqrt{2005}+\mathrm{ztx}}+\frac{\mathrm{z}}{2005 \sqrt{2005}+\mathrm{txy}}+\frac{t}{2005 \sqrt{2005}+x y z}$

Lời Giải

$\quad\quad\quad\quad x, y, z$ thỏa $\left\{\begin{array}{l}x, y, z, t \text { không âm }\\ x^2+y^2+z^2+t^2=2005\quad\quad\quad(I) \end{array}\right.$

Đặt $\mathrm{a}=\frac{\mathrm{x}}{\sqrt{2005}} ; \mathrm{b}=\frac{\mathrm{y}}{\sqrt{2005}} ; \mathrm{c}=\frac{\mathrm{z}}{\sqrt{2005}} ; \mathrm{d}=\frac{\mathrm{t}}{\sqrt{2005}}$

Ta có: $\left\{\begin{array}{l}a, b, c, d \text { không âm } \\ a^2+b^2+c^2+d^2=1\quad\quad\quad(II)\end{array}\right.$

và $\mathrm{F}=\frac{1}{2005}\left(\frac{\mathrm{a}}{1+\mathrm{bcd}}+\frac{\mathrm{b}}{1+\mathrm{acd}}+\frac{\mathrm{c}}{1+\mathrm{abd}}+\frac{\mathrm{d}}{1+\mathrm{abc}}\right)$

$\quad\quad\quad\quad\underset{B\cdot C\cdot S}{\geq}\frac{1}{2005} \cdot \frac{(\mathrm{a}+\mathrm{b}+\mathrm{c}+\mathrm{d})^2}{\mathrm{a}(1+\mathrm{bcd})+\mathrm{b}(1+\mathrm{acd})+\mathrm{c}(1+\mathrm{abd})+\mathrm{d}(1+\mathrm{abc})}$

$\quad\quad\quad\quad=\frac{1}{2005} \cdot \frac{1+2(a b+a c+a d+b c+b d+c d)}{a+b+c+d+4 a b c d}\quad\quad\quad(1)$

Mặt khác (II) $\Rightarrow a, b, c, d$ thuộc đoạn $[0,1]$ và $a, b, c, d$ không đồng thời bằng 0

$\quad\quad\quad\quad\Rightarrow 1+2(a b+a c+a d+b c+b d+c d)-(a+b+c+d)-4 a b c d $

$\quad\quad\quad\quad =(1-a)(1-b)(1-c)(1-d)+(a b+a c+a d+b c+b d+c d)+$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad +(a b c+a b d+a c d+b c d)-5 a b c d$

$\quad\quad\quad\quad\geq a b+a c+a d+b c+b d+c d-5 a b c d$

$\quad\quad\quad\quad\underset{c o s i}{\geq} 6 \sqrt[6]{a^3 b^3 c^3 d^3}-5 a b c d=6 \sqrt{a b c d}-5 a b c d$

$\quad\quad\quad\quad =5 \sqrt{a b c d}(1-\sqrt{a b c d})+\sqrt{a b c d} \geq 0$

$\quad\quad\quad\quad\Rightarrow 1+2(a b+a c+a d+b c+b d+c d) \geq a+b+c+d+4 a b c d>0$

$\quad\quad\quad\quad\Rightarrow \frac{1+2(a b+a c+a d+b c+b d+c d)}{a+b+c+d+4 a b c d} \geq 1\quad\quad\quad(2)$

Tứ $(1),(2) \Rightarrow \mathrm{F} \geq \frac{1}{2005} \forall \mathrm{a}, \mathrm{b}, \mathrm{c}, \mathrm{d}$ thỏa (II)

$\quad\quad\quad\quad\Rightarrow \mathrm{F} \geq \frac{\mathrm{I}}{2005} \forall \mathrm{x}, \mathrm{y}, \mathrm{z}, \mathrm{t}$ thỏa (I)

Lấy $\mathrm{x}=\mathrm{y}=\mathrm{z}=0, \mathrm{t}=\sqrt{2005}$ ta có $\mathrm{x}, \mathrm{y}, \mathrm{z}, \mathrm{t}$ thỏa (I) và $\mathrm{F}=\frac{1}{2005}$

Vậy $\operatorname{minF}=\frac{1}{2005}$.

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2004

ĐỀ THI

 

Câu 1

Cho $\mathrm{A}, \mathrm{B}, \mathrm{C}$ là ba góc của một tam giác. Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

$\quad\quad\quad\quad\quad\mathrm{T}=\sin ^6 \frac{\mathrm{A}}{2}+\sin ^6 \frac{\mathrm{B}}{2}+\sin ^6 \frac{\mathrm{C}}{2}$

Câu 2

Tìm nghiệm dương của phương trình:

$\quad\quad\quad\quad\quad 2 x+\frac{x-1}{x}=\sqrt{1-\frac{1}{x}}+3 \sqrt{x-\frac{1}{x}}$

Câu 3

Cho $a_1, a_2, \ldots, a_n$ là các số nguyên dương đôi một phân biệt $(\mathrm{n} \geq 2)$ thỏa mãn điều kiện:$\sum_{\mathrm{j}=1}^{\mathrm{n}} \frac{1}{\mathrm{a}_{\mathrm{j}}}=1$ và $Max(a_j)=2 p$ (với $p$ là số nguyên tố)

Tìm tất cả các số $a_1, a_2, \ldots, a_n$.

Câu 4

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$ có $\mathrm{BC}=\mathrm{a}, \mathrm{CA}=\mathrm{b}, \mathrm{AB}=\mathrm{c}$. Đường tròn nội tiếp tam giác $\mathrm{ABC}$ tiếp xúc với các cạnh $\mathrm{BC}, \mathrm{CA}, \mathrm{AB}$ lần lượt tại $\mathrm{A}_1, \mathrm{~B}_1$, $\mathrm{C}_1$.

Đặt $\mathrm{B}_1 \mathrm{C}_1=\mathrm{a}_1 ; \mathrm{C}_1 \mathrm{~A}_1=\mathrm{b}_1 ; \mathrm{A}_1 \mathrm{~B}_1=\mathrm{c}_1$.

Chứng minh rằng: $\left(\mathrm{a}^2+\mathrm{b}^2+\mathrm{c}^2\right)\left(\frac{1}{\mathrm{a}_1^2}+\frac{1}{\mathrm{~b}_1^2}+\frac{1}{\mathrm{c}_1^2}\right) \geq 36$.

 

LỜI GIẢI

Câu 1

Cho $\mathrm{A}, \mathrm{B}, \mathrm{C}$ là ba góc của một tam giác. Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

$\quad\quad\quad\quad\quad\mathrm{T}=\sin ^6 \frac{\mathrm{A}}{2}+\sin ^6 \frac{\mathrm{B}}{2}+\sin ^6 \frac{\mathrm{C}}{2}$

Lời Giải

$\quad\quad\quad\quad\quad T=\sin ^6 \frac{\mathrm{A}}{2}+\sin ^6 \frac{\mathrm{B}}{2}+\sin ^6 \frac{\mathrm{C}}{2}$

Ta có: $\sin ^6 \frac{\mathrm{A}}{2}+\left(\frac{1}{2}\right)^6+\left(\frac{1}{2}\right)^6 \geq 3\left(\frac{1}{2}\right)^2\left(\frac{1}{2}\right)^2 \sin ^2 \frac{\mathrm{A}}{2}$

hay $\sin ^6 \frac{\mathrm{A}}{2}+\frac{2}{64} \geq \frac{3}{16} \sin ^2 \frac{\mathrm{A}}{2}$

Dấu “=” xảy ra khi $\mathrm{A}=\frac{\pi}{3}$

Tương tự như thế ta sẽ có:

$\quad\quad\quad\quad\quad T+\frac{6}{64} \geq \frac{3}{16}\left(\sin ^2 \frac{A}{2}+\sin ^2 \frac{B}{2}+\sin ^2 \frac{C}{2}\right)$

$\quad\quad\quad\quad =\frac{3}{16}\left(\frac{3}{2}-\frac{1}{2}(\cos \mathrm{A}+\cos \mathrm{B}+\cos \mathrm{C})\right)$

$\quad\quad\quad\quad =\frac{3}{16}\left(\frac{1-\cos \mathrm{A}}{2}+\frac{1-\cos \mathrm{B}}{2}+\frac{1-\cos \mathrm{C}}{2}\right)$

$\quad\quad\quad\quad\geq \frac{3}{16}\left(\frac{3}{2}-\frac{1}{2} \cdot \frac{3}{2}\right)=\frac{9}{64}$

Vậy $\mathrm{T} \geq \frac{3}{64} \Rightarrow \mathrm{T}_{\min }=\frac{3}{64} \Leftrightarrow$ tam giác $\mathrm{ABC}$ là tam giác đều.

Câu 2

Tìm nghiệm dương của phương trình:

$\quad\quad\quad\quad\quad 2 x+\frac{x-1}{x}=\sqrt{1-\frac{1}{x}}+3 \sqrt{x-\frac{1}{x}}$

Lời Giải

Ta phải tìm nghiệm dương của phương trình: $2 x+\frac{x-1}{y}=\sqrt{1-\frac{1}{x}}+3 \sqrt{x}$

$+$ Điều kiện $x \geq 1$

$+$ Đặt $t=\sqrt{1-\frac{1}{x}} \geq 0$

Phương trình thành:

$\quad\quad\quad\quad\quad\mathrm{t}^2-(1+3 \sqrt{\mathrm{x}+1}) \mathrm{t}+2 \mathrm{x}=0$

$\quad\quad\quad\quad \Delta=(\sqrt{x+1}+3)^2$

$\operatorname{Nên}\left[\begin{array}{l}\mathrm{t}=2(\sqrt{\mathrm{x}+1}+1)\quad(1) \\ \mathrm{t}=\sqrt{\mathrm{x}+1}-\mathrm{x}\quad\quad(2)\end{array}\right.$

  • (1) cho: $\sqrt{1-\frac{1}{x}}=2(\sqrt{x+1}+1),(x \geq 1)$

Phương trình này vô nghiệm vì $\sqrt{1-\frac{1}{x}}<1<2(\sqrt{x+1}+1)$

  • (2) cho: $\sqrt{1-\frac{1}{x}}=\sqrt{x+1}-1,(x \geq 1) \Leftrightarrow \frac{x-1}{x}=x+2-2 \sqrt{x+1}$

$\quad\quad\quad\quad \Leftrightarrow 2 \sqrt{x+1}=x+1+\frac{1}{x} \Leftrightarrow(x-\sqrt{x+1})^2=0 \Leftrightarrow x=\sqrt{x+1}$

$\quad\quad\quad\quad \Leftrightarrow x=\frac{1 \pm \sqrt{5}}{2}$, nhận nghiệm $x=\frac{1+\sqrt{5}}{2} \geq 1$.

Câu 3

Cho $a_1, a_2, \ldots, a_n$ là các số nguyên dương đôi một phân biệt $(\mathrm{n} \geq 2)$ thỏa mãn điều kiện:$\sum_{\mathrm{j}=1}^{\mathrm{n}} \frac{1}{\mathrm{a}_{\mathrm{j}}}=1$ và $Max(a_j)=2 p$ (với $p$ là số nguyên tố)

Tìm tất cả các số $a_1, a_2, \ldots, a_n$.

Lời Giải

Không mất tính tổng quát, giả sử $a_1=\max(a_j)$ với $\mathrm{j}=1,2, \ldots, \mathrm{n}$.

Từ giả thiết: $\sum_{j=2}^n \frac{1}{a_j}=\frac{2 \cdot p-1}{2 \cdot p}$

$\Rightarrow 2 \cdot p \cdot B=(2 p-1) a_2 \cdot a_3 \cdot \ldots \cdot a_n$ với $B \in Z^{+}$.

$\Rightarrow(2 p-1) a_2 \cdot a_3 \ldots \cdot a_n$ chia hết cho $p$.

$\Rightarrow a_2 \cdot a_3 \ldots \ldots \cdot a_n$ chia hết cho $\mathrm{p}$ vì $(\mathrm{p}, 2 \mathrm{p}-1)=1$

$\Rightarrow \exists \mathrm{a}_1 \vdots \mathrm{p}$, vì p là số nguyên tố với $\mathrm{I}=2,3 \ldots \mathrm{n}$

Gọi $\mathrm{a}_2$ là số nói trên thì $\mathrm{a}_2=\mathrm{p}$ (do $\left.\mathrm{gt}\right)$

$\Rightarrow \sum_{j=3}^n \frac{1}{a_j}=\frac{2 \cdot p-3}{2 \cdot p} \Rightarrow 2 \cdot p \cdot M=(2 p-3) a_3 \cdot a_4 \ldots . a_n$ với $M \in Z^{+}$

Tương tự như trên: ta có $2 \mathrm{p}-3 \vdots \mathrm{p}$, từ đó $\mathrm{p}=3$

Vậy $a_1=6, a_2=3, a_3=2$.

Câu 4

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$ có $\mathrm{BC}=\mathrm{a}, \mathrm{CA}=\mathrm{b}, \mathrm{AB}=\mathrm{c}$. Đường tròn nội tiếp tam giác $\mathrm{ABC}$ tiếp xúc với các cạnh $\mathrm{BC}, \mathrm{CA}, \mathrm{AB}$ lần lượt tại $\mathrm{A}_1, \mathrm{~B}_1$, $\mathrm{C}_1$.

Đặt $\mathrm{B}_1 \mathrm{C}_1=\mathrm{a}_1 ; \mathrm{C}_1 \mathrm{~A}_1=\mathrm{b}_1 ; \mathrm{A}_1 \mathrm{~B}_1=\mathrm{c}_1$.

Chứng minh rằng: $\left(\mathrm{a}^2+\mathrm{b}^2+\mathrm{c}^2\right)\left(\frac{1}{\mathrm{a}_1^2}+\frac{1}{\mathrm{~b}_1^2}+\frac{1}{\mathrm{c}_1^2}\right) \geq 36$.

Lời Giải

  • Gọi $\mathrm{p}=\frac{\mathrm{a}+\mathrm{b}+\mathrm{c}}{2}$ thì $\mathrm{AC}_1=\mathrm{p}-\mathrm{a}$

Suy ra: $a_1=2 A C_1 \cdot \sin \frac{A}{2}$

$\quad\quad\quad\quad  =(b+c-a) \sin \frac{A}{2}$

Do đó: $a_1^2=(b+c-a)^2 \cdot \sin ^2\left(\frac{A}{2}\right)$

$\quad\quad\quad\quad  =\frac{1}{2}(b+c-a)^2 \cdot(1-\cos A)$

$\quad\quad\quad\quad  =\frac{1}{2}(b+c-a)^2 \cdot\left(1-\frac{b^2+c^2-a^2}{2 b c}\right)$

$\quad\quad\quad\quad  =\frac{1}{4 b c}\left[b^2-(a-c)^2\right] \cdot\left[c^2-(a-b)^2\right] \leq \frac{b c}{4} \Rightarrow \frac{1}{a_1^2} \geq \frac{4}{b c}$

Tương tự: $\frac{1}{\mathrm{~b}_1^2} \geq \frac{4}{\mathrm{ac}}$ và $\frac{1}{\mathrm{c}_1^2} \geq \frac{4}{\mathrm{ab}}$

Vậy: $\frac{1}{\mathrm{a}_1^2}+\frac{1}{\mathrm{~b}_1^2}+\frac{1}{\mathrm{c}_1^2} \geq 4\left(\frac{1}{\mathrm{ab}}+\frac{1}{\mathrm{bc}}+\frac{1}{\mathrm{ac}}\right) \geq 4\left(\frac{9}{\mathrm{ab}+\mathrm{bc}+\mathrm{ac}}\right) \geq \frac{36}{\mathrm{a}^2+\mathrm{b}^2+\mathrm{c}^2}$

Suy ra: $\left(a^2+b^2+c^2\right),\left(\frac{1}{a_1^2}+\frac{1}{b_1^2}+\frac{1}{c_1^2}\right) \geq 36$

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi tam giác $\mathrm{ABC}$ đều.

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2003

ĐỀ THI

Câu 1

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}2 x+x^2 y=y \\ 2 y+y^2 z=z \\ 2 z+z^2 x=x\end{array}\right.$

Câu 2

Tam giác $\mathrm{ABC}$ nội tiếp trong đường tròn $(\mathrm{O})$ có các đường phân giác trong $\mathrm{AA}^{\prime} ; \mathrm{BB}^{\prime} ; \mathrm{CC}^{\prime}$ cắt đường tròn $(\mathrm{O})$ lần lượt tại $\mathrm{A}_1, \mathrm{~B}_1, \mathrm{C}_1$. Chứng minh rằng: $\frac{\mathrm{AA}^{\prime}}{\mathrm{AA}_1}+\frac{\mathrm{BB}^{\prime}}{\mathrm{BB}_1}+\frac{\mathrm{CC}^{\prime}}{\mathrm{CC}_1} \leq \frac{9}{4}$

Câu 3

Cho các số thực không âm $a_1, a_2, a_3, \ldots, a_{2003}$ thỏa đồng thời các điều kiện sau:

$\quad\quad$ i) $a_1+a_2+a_3+\ldots+a_{2003}=2$

$\quad\quad$ ii) $a_1 a_2+a_2 a_3+\ldots+a_{2002} a_{2003}+a_{2003} a_1=1$

Hãy tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad S=a_1^2+a_2^2+a_3^2+\ldots+a_{2003}^2$

Câu 4

Cho phương trình: $x^3-3 xy^2+y^3=n$; với $n$ nguyên dương.

$\quad\quad$ i) Chứng minh rằng: nếu phương trình có nghiệm $(\mathrm{x}, \mathrm{y})$ thì phương trình có ít nhất 3 nghiệm nguyên khác nhau.

$\quad\quad$ ii) Với $\mathrm{n}=2003$ phương trình trên có nghiệm nguyên hay không? Tại sao?

Câu 5

Hãy tìm tất cả các tập hợp $\mathrm{M}$ gồm có $\mathrm{n}$ số thực, với $\mathrm{n}$ hữu hạn lớn hơn hoặc bằng 2 thỏa điều kiện: với mọi số $\mathrm{a}, \mathrm{b}$ thuộc $\mathrm{M}$, a khác $\mathrm{b}$, thì $\frac{2 a}{3}-b^2$ cũng thuộc $M$ ?

Câu 6

Cho hai đường tròn đồng tâm $\mathrm{O}$, bán kính $\mathrm{R}_1, \mathrm{R}$, với $\mathrm{R}_1>\mathrm{R}$ và tứ giác $\mathrm{ABCD}$ nội tiếp trong đường tròn $(\mathrm{O}, \mathrm{R})$. Tia $\mathrm{AB}, \mathrm{BC}, \mathrm{CD}, \mathrm{DA}$ cắt đường tròn $\left(\mathrm{O}, \mathrm{R}_1\right)$ lần lượt tại $\mathrm{A}_1, \mathrm{~B}_1, \mathrm{C}_1, \mathrm{D}_1$.

Chứng minh rằng: $\quad\quad\frac{S_{A_1 B_1 C_1 D_1}}{S_{ABCD}} \geq \frac{R_1^2}{R^2}$

 

LỜI GIẢI

Câu 1

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}2 x+x^2 y=y \\ 2 y+y^2 z=z \\ 2 z+z^2 x=x\end{array}\right.$

Lời Giải

Hệ đã cho $\Leftrightarrow(1)\left\{\begin{array}{l}y\left(1-x^2\right)=2 x \\ z\left(1-y^2\right)=2 y \\ x\left(1-z^2\right)=2 z\end{array}\right.$

Vì một trong các giá trị $\mathrm{x}, \mathrm{y}$ bằng $\pm 1$ đều không thỏa hệ phương trình (1) nên $x \neq \pm 1, y=\pm 1, z=\pm 1$

Nên hệ phương trình $(1) \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}y=\frac{2 x}{1-x^2}\quad\quad(1) \\ z=\frac{2 y}{1-y^2}\quad\quad(2) \\ x=\frac{2 z}{1-z^2}\quad\quad(3)\end{array}\right.$

Đặt $\mathrm{x}=\operatorname{tga}$, với $\mathrm{a} \in\left(-\frac{\pi}{2} ; \frac{\pi}{2}\right)$

Từ (1) ta có $\mathrm{y}=\operatorname{tg} 2 \mathrm{a}$, từ (2) ta có $\mathrm{z}=\operatorname{tg} 4 \mathrm{a}$, từ (3) ta có $\mathrm{x}=\operatorname{tg} 8 \mathrm{a}$ Do đó ta có $\operatorname{tga}=\operatorname{tg} 8 \mathrm{a} \Leftrightarrow 7 \mathrm{a}=\mathrm{k} \pi(\mathrm{k} \in \mathrm{Z})$

Suy ra a $=\frac{\mathrm{k} \pi}{7}$, khi đó $\mathrm{x}=\operatorname{tg} \frac{\mathrm{k} \pi}{7}, \mathrm{y}=\operatorname{tg} 2 \frac{\mathrm{k} \pi}{7}, \mathrm{y}=\operatorname{tg} 2 \frac{\mathrm{k} \pi}{7}, \mathrm{z}=\operatorname{tg} 4 \frac{\mathrm{k} \pi}{7}$

Với phép thử, ta được $\mathrm{k} \in{-3 ;-2 ;-1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3}$ Vậy hệ phương trình đã cho có 7 nghiệm:

$\quad\quad\quad\left(\operatorname{tg} \frac{-3 \pi}{7}, \operatorname{tg} \frac{-6 \pi}{7}, \operatorname{tg} \frac{-12 \pi}{7}\right) ;\left(\operatorname{tg} \frac{-2 \pi}{7} ; \operatorname{tg} \frac{-4 \pi}{7} ; \operatorname{tg} \frac{-8 \pi}{7}\right)$

$\quad\quad\quad\left(\operatorname{tg} \frac{-\pi}{7} ; \operatorname{tg} \frac{-2 \pi}{7} ; \operatorname{tg} \frac{-4 \pi}{7}\right) ;(0 ; 0 ; 0) ;\left(\operatorname{tg} \frac{3 \pi}{7} ; \operatorname{tg} \frac{6 \pi}{7} ; \operatorname{tg} \frac{12 \pi}{7}\right)$

$\quad\quad\quad\left(\operatorname{tg} \frac{2 \pi}{7} ; \operatorname{tg} \frac{4 \pi}{7} ; \operatorname{tg} \frac{8 \pi}{7}\right) ;\left(\operatorname{tg} \frac{\pi}{7} ; \operatorname{tg} \frac{2 \pi}{7} ; \operatorname{tg} \frac{4 \pi}{7}\right)$

Câu 2

Tam giác $\mathrm{ABC}$ nội tiếp trong đường tròn $(\mathrm{O})$ có các đường phân giác trong $\mathrm{AA}^{\prime} ; \mathrm{BB}^{\prime} ; \mathrm{CC}^{\prime}$ cắt đường tròn $(\mathrm{O})$ lần lượt tại $\mathrm{A}_1, \mathrm{~B}_1, \mathrm{C}_1$. Chứng minh rằng: $\frac{\mathrm{AA}^{\prime}}{\mathrm{AA}_1}+\frac{\mathrm{BB}^{\prime}}{\mathrm{BB}_1}+\frac{\mathrm{CC}^{\prime}}{\mathrm{CC}_1} \leq \frac{9}{4}$

Lời Giải

Đặt $\mathrm{BC}=\mathrm{a} ; \mathrm{AC}=\mathrm{b} ; \mathrm{AB}=\mathrm{c}$

Chứng minh được: $\triangle \mathrm{ABA}^{\prime} \sim \triangle \mathrm{AA}_1 \mathrm{C}$

$\quad\quad\quad\Rightarrow \mathrm{AA}^{\prime} \cdot \mathrm{AA}_1=\text { b.c }$

Mặt khác: $\frac{\mathrm{AA}^{\prime}}{\mathrm{AA}_1}=\frac{\mathrm{AA}^{\prime 2}}{\mathrm{AA}^{\prime} \cdot \mathrm{AA}_1}=\frac{\mathrm{AA}^{\prime 2}}{\mathrm{bc}}$

Chứng minh được: $\mathrm{AA}^{\prime}=\frac{2 \mathrm{bc} \cdot \cos \frac{\mathrm{A}}{2}}{\mathrm{~b}+\mathrm{c}}$

$\quad\quad\quad\Rightarrow \frac{\mathrm{AA}^{\prime}}{\mathrm{AA}_1}=\frac{4 \mathrm{~b}^2 \mathrm{c}^2 \cdot \cos ^2 \frac{\mathrm{A}}{2}}{(\mathrm{~b}+\mathrm{c})^2 \cdot \mathrm{bc}}$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad =\frac{2 b c \cdot(1+\cos A)}{(b+c)^2}=1-\frac{a^2}{(b+c)^2}$

Tương tự: $\frac{\mathrm{BB}^{\prime}}{\mathrm{BB}_1}=1-\frac{\mathrm{b}^2}{(\mathrm{a}+\mathrm{c})^2} ; \frac{\mathrm{CC}^{\prime}}{\mathrm{CC}_1}=1-\frac{\mathrm{c}^2}{(\mathrm{a}+\mathrm{b})^2}$

$\quad\quad\quad\Rightarrow \frac{\mathrm{AA}^{\prime}}{\mathrm{AA}_1}+\frac{\mathrm{BB}^{\prime}}{\mathrm{BB}_1}+\frac{\mathrm{CC}^{\prime}}{\mathrm{CC}_1}=3-\left[\frac{\mathrm{a}^2}{(\mathrm{~b}+\mathrm{c})^2}+\frac{\mathrm{b}^2}{(\mathrm{a}+\mathrm{c})^2}+\frac{\mathrm{c}^2}{(\mathrm{a}+\mathrm{b})^2}\right]$

Ta lại có:

$\quad\quad\quad\quad\frac{a^2}{(b+c)^2}+\frac{b^2}{(a+c)^2}+\frac{c^2}{(a+b)^2} \geq \frac{a^2}{2(b+c)^2}+\frac{b^2}{2(a+c)^2}+\frac{c^2}{2(a+b)^2}$

$\quad\quad\quad =\frac{1}{2}\left[\frac{\mathrm{a}^2}{(\mathrm{~b}+\mathrm{c})^2}+\frac{\mathrm{b}^2}{(\mathrm{a}+\mathrm{c})^2}+\frac{\mathrm{c}^2}{(\mathrm{a}+\mathrm{b})^2}\right]$

Chứng minh được: $\frac{\mathrm{a}^2}{(\mathrm{~b}+\mathrm{c})^2}+\frac{\mathrm{b}^2}{(\mathrm{a}+\mathrm{c})^2}+\frac{\mathrm{c}^2}{(\mathrm{a}+\mathrm{b})^2} \geq \frac{3}{2}$

Từ đó suy ra: $\frac{\mathrm{AA}^{\prime}}{\mathrm{AA}_1}+\frac{\mathrm{BB}^{\prime}}{\mathrm{BB}_1}+\frac{\mathrm{CC}^{\prime}}{\mathrm{CC}_1} \leq \frac{9}{4}$

Đẳng thức xảy $\mathrm{ra} \Leftrightarrow \mathrm{a}=\mathrm{b}=\mathrm{c}$. Khi đó tam giác $\mathrm{ABC}$ đều.

Câu 3

Cho các số thực không âm $a_1, a_2, a_3, \ldots, a_{2003}$ thỏa đồng thời các điều kiện sau:

$\quad\quad$ i) $a_1+a_2+a_3+\ldots+a_{2003}=2$

$\quad\quad$ ii) $a_1 a_2+a_2 a_3+\ldots+a_{2002} a_{2003}+a_{2003} a_1=1$

Hãy tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad S=a_1^2+a_2^2+a_3^2+\ldots+a_{2003}^2$

Lời Giải

Không mất tính tổng quát, giả sử rằng $a_{2003}$ là min $(a_i)$ và $a_1>0$ Từ giả thiết đó

$\quad\quad\quad 4=\left(a_1+a_2+\ldots+a_{2003}\right)^2$

$\quad\quad\quad\quad\geq\left(a_1+a_2+\ldots+a_{2003}\right)^2-\left(a_1-a_2+a_3-\ldots+a_{2003}\right)^2$

$\quad\quad\quad\quad=4\left(a_1+a_3+\ldots+a_{20033}\right)\left(a_2+a_4+\ldots+a_{2002}\right)$

$\quad\quad\quad\quad\geq 4\left(a_1 a_2+a_2 a_3+\ldots+a_{2002} a_{2003}\right)+$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad +4\left(a_1 a_4+a_2 a_5+\ldots+a_{2000} a_{2003}\right)+4 a_1\left(a_6+a_8+\ldots+a_{2002}\right)$

$\quad\quad\quad\quad =4\left(1-a_{2003} a_1\right)+4\left(a_1 a_4+a_2 a_5+\ldots+a_{2000} a_{20033}\right)+$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad +4 a_1\left(a_6+a_8+\ldots+a_{2002}\right)$

$\quad\quad\quad\quad =4+4\left(a_1 a_4+a_2 a_5+\ldots+a_{2000} a_{20013}\right)+4a_1\left(a_6+a_8+\ldots+a_{2002}-a_{2003}\right)$

$\quad\quad\quad\quad\geq 4$

Do đó ta phải có:

$\quad\quad\quad\quad\left\{\begin{array}{l}a_1+a_3+\ldots+a_{2003}=a_2+a_4+\ldots+a_{2002}=1\quad\quad(1) \\ a_1 a_4=a_2 a_5=\ldots=a_{2000} a_{2003}=0\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad(2) \\ a_6+a_8+\ldots+a_{2002}=a_{2003}\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad(3)\end{array}\right.$

Vì $a_1>0$ nên $a_4=0(\operatorname{do} 2)$

Vì $a_{20013}=min (a_i)$ nên $a_{2003}=0$

Do đó $a_6=a_8=\ldots=a_{2002}=0(\operatorname{do} 3)$

Từ (1) ta có: $a_2=1$ và từ (ii) ta có $a_1+a_3=1$

Áp dụng điều đó vào i) ta có $a_4+a_5+\ldots+a_{2003}=0$

Suy ra $a_4=a_5=\ldots=a_{2003}=0$. Do đó

$\quad\quad\quad\quad S=a_1^2+a_2^2+a_3^2=a_1^2+1+\left(1-a_1\right)^2=2\left(a_1-\frac{1}{2}\right)^2+\frac{3}{2}$

Do đó $S \max$ khi $a_1=1$, khi đó $\mathrm{s} \max =2$.

$\mathrm{S}$ min khi $\mathrm{a}_1=\frac{1}{2}$, khi đó $\mathrm{S} \min =\frac{3}{2}$.

Câu 4

Cho phương trình: $x^3-3 xy^2+y^3=n$; với $n$ nguyên dương.

$\quad\quad$ i) Chứng minh rằng: nếu phương trình có nghiệm $(\mathrm{x}, \mathrm{y})$ thì phương trình có ít nhất 3 nghiệm nguyên khác nhau.

$\quad\quad$ ii) Với $\mathrm{n}=2003$ phương trình trên có nghiệm nguyên hay không? Tại sao?

Lời Giải

i) Ta có $x^3-3 x y^2+y^3=(y-x)^3-3(y-x) x^2+(-x)^3$

Và $x^3-3 x y^2+y^2=(-y)^3-3(-y)(x-y)^2+(x-y)^3$

Vậy phương trình có nghiệm $(x, y)$ thì cũng có 2 nghiệm nữa là

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad (\mathrm{y}-\mathrm{x},-\mathrm{x})$ và $(-\mathrm{y}, \mathrm{x}-\mathrm{y})$

Và 3 nghiệm ấy là phân biệt vì nếu 2 nghiệm bằng nhau thì dẫn tới $x=y=0$ trái với giả thiết $n>0$.

ii) Giả sử phương trình $\mathrm{x}^3-3 \mathrm{x}^2+\mathrm{y}^3=2003$ có nghiệm.

Ta có: $\quad 2003=-1(\bmod 3)$

$\quad\quad\quad\quad\Rightarrow x^3-3 x y^2+y^3=x^3+y^3 \equiv-1(\bmod 3)$

$\quad\quad\quad\quad\Rightarrow \mathrm{x}+\mathrm{y} \equiv-1(\bmod 3)$

Do đó:

a) $x \equiv 0, y \equiv-1(\bmod 3)$

$\quad\quad\quad\quad\Rightarrow \mathrm{x}=3 \mathrm{k} ; \mathrm{y}=3 \mathrm{k}-1$ suy ra $\mathrm{x}^3-3 \mathrm{xy}^2+\mathrm{y}^3 \equiv-1(\bmod 9)$

Mặt khác $2005 \equiv 5(\bmod 9)$ vô lí.

b) $x \equiv-1, y \equiv 0(\bmod 3)$ tương tự dẫn đến vô lí.

c) $x \equiv 1, y \equiv 1(\bmod 3)$ tương tự dẫn đến vô lí.

Do $(y-x,-x)$ cùng là nghiệm nên trở lại trường hợp $x \equiv 0, y \equiv-1(\bmod 3)$

Vậy phương trình vô nghiệm.

Câu 5

Hãy tìm tất cả các tập hợp $\mathrm{M}$ gồm có $\mathrm{n}$ số thực, với $\mathrm{n}$ hữu hạn lớn hơn hoặc bằng 2 thỏa điều kiện: với mọi số $\mathrm{a}, \mathrm{b}$ thuộc $\mathrm{M}$, a khác $\mathrm{b}$, thì $\frac{2 a}{3}-b^2$ cũng thuộc $M$ ?

Lời Giải

Nhận xét: $0 \notin \mathrm{M}$ vì nếu không $\mathrm{M}$ sẽ chứa vô hạn các phần tử $\left(\frac{2}{3}\right)^{\mathrm{n}} \mathrm{a}, \mathrm{n} \in$ $\mathrm{N}^*$, với $\mathrm{a} \neq 0, \mathrm{a} \in \mathrm{M}$.

Hơn nữa, $M$ có chứa phần tử âm. Thật vậy, nếu tất cả các phần tử của $\mathrm{M}$ đều dương thì tồn tại một phần tử nhỏ nhất của $\mathrm{M}$, gọi là $\mathrm{b}$ sao cho $\forall \mathrm{c}$ ta có:

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\frac{2 b}{3}-c^2>b \Leftrightarrow \frac{-b}{3}-c^2<0$ (vô lí)

Đặt $a_1<a_2<\ldots<a_k$ là tất cả các số âm của $\mathrm{M}$. Ta có:

$\quad\quad\quad\quad\frac{2 a_1}{3}-a_2^2<\frac{2 a_1}{3}-a_3^2<\ldots<\frac{2 a_1}{3}-{a_k}^2<\frac{2 a_1}{3}-a_3^2<\ldots<\frac{2 a_{n-1}}{3}-a_{k}^2$

Có $2 \mathrm{k}-3$ số âm khác nhau của $\mathrm{M} \Rightarrow 2 \mathrm{k}-3 \leq \mathrm{k} \Leftrightarrow \mathrm{k} \leq 3$

  • Xét $\mathrm{k}=3 \Rightarrow \frac{2 \mathrm{a}_1}{3}-\mathrm{a}_2^2<\frac{2 \mathrm{a}_1}{3}-\mathrm{a}_3^2<\frac{2 \mathrm{a}_2}{3}-\mathrm{a}_3^2$

$\quad\quad\quad\quad\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\frac{2}{3} a_1-a_1^2=a_1 \\ \frac{2}{3} a_2-a_3^2=a_2 \\ \frac{2}{3} a_3-a_2^2=a_3\end{array} \Rightarrow\right.$ Hệ vô nghiệm (loại)

  • Xét $\mathrm{k}=2$ : Ta có $\frac{2 a_1}{3}-a_2^2 \in \mathrm{M}$ và $\frac{2 a_2}{3}-a_1^2 \in \mathrm{M}$

Nếu $\frac{2 a_1}{3}-a_2^2=\frac{2 a_2}{3}-a_1^2\left(hoặc  =a_2\right.)$

$\quad\quad\quad\quad\Rightarrow a_1+a_2=-\frac{2}{3}$ và $a_1=-3 a_2^2\left(\right.$ hoặc $\left.a_2=-3 a_1^2\right)$

$\quad\quad\quad\quad\Rightarrow\left[\begin{array}{l}\left.a_2=\frac{1}{3}=a_1 \quad \text { (loại vì } a_1 \neq a_2\right) \\ a_2=\frac{2}{3}, a_1=-\frac{4}{3}\left(\text { loại vì } a_1 \cdot a_2<0\right)\end{array}\right.$

Nếu $\frac{2 a_1}{3}-a_2^2 \neq \frac{2 a_2}{3}-a_1^2$ thì một trong 2 số này hoặc bằng $\mathrm{a}_1$ hoặc bằng $\mathrm{a}_2$.

Xét $\left\{\begin{array}{l}\frac{2}{3} a_1-a_2^2=a_2 \\ \frac{2}{3} a_2-a_1^2=a_1\end{array} \Rightarrow a_1=\mathrm{a}_2=-\frac{1}{3}\right.$ (vô lí). Tương tự cho trường hợp còn lại.

Do đó $\mathrm{M}$ chỉ chứa 1 số âm, gọi là $\mathrm{a}$.

Nếu b và c là 2 số dương phân biệt của $M$ thì $\frac{2}{3} a-b^2$ và $\frac{2}{3} a-c^2$ là 2 số âm phân biệt của $M$ (loại)

Do đó $\mathrm{M}$ chỉ chứa 1 số dương, gọi là $\mathrm{b} \Rightarrow \mathrm{M}={\mathrm{a}, \mathrm{b}}, \mathrm{a}<0, \mathrm{~b}<0$

Ta có:

$\quad\quad\quad\frac{2}{3} a-b^2<0 \Rightarrow \frac{2}{3} a-b^2=a \Rightarrow a=-3 b^2$

$\quad\quad\Rightarrow \frac{2}{3} b-a^2=\frac{2}{3} b-4 b^4=\left[\begin{array}{l}b \Rightarrow\left(b=0 \text { hay } b=-\frac{1}{3}\right) \text { (loại) } \\ -3 b^2 \Rightarrow b=\frac{2}{3} \text { (nhận) }\end{array}\right.$

Kết luận: $a=-\frac{4}{3} ; b=\frac{2}{3} \Rightarrow M(-\frac{4}{3}, \frac{2}{3})$

Câu 6

Cho hai đường tròn đồng tâm $\mathrm{O}$, bán kính $\mathrm{R}_1, \mathrm{R}$, với $\mathrm{R}_1>\mathrm{R}$ và tứ giác $\mathrm{ABCD}$ nội tiếp trong đường tròn $(\mathrm{O}, \mathrm{R})$. Tia $\mathrm{AB}, \mathrm{BC}, \mathrm{CD}, \mathrm{DA}$ cắt đường tròn $\left(\mathrm{O}, \mathrm{R}_1\right)$ lần lượt tại $\mathrm{A}_1, \mathrm{~B}_1, \mathrm{C}_1, \mathrm{D}_1$.

Chứng minh rằng: $\quad\quad\frac{S_{A_1 B_1 C_1 D_1}}{S_{ABCD}} \geq \frac{R_1^2}{R^2}$

Lời Giải

Đặt $\mathrm{AB}=\mathrm{a} ; \mathrm{BC}=\mathrm{b}$

$\mathrm{CD}=\mathrm{c} ; \mathrm{DA}=\mathrm{d}$

$\mathrm{A}_1 \mathrm{~B}=\mathrm{x} ; \mathrm{B}_1 \mathrm{C}=\mathrm{y}$

$\mathrm{C}_1 \mathrm{D}=\mathrm{z} ; \mathrm{D}_1 \mathrm{~A}=\mathrm{t}$

$\quad\quad\quad\quad\frac{S_{A_1 B_1 C_1 D_1}}{S_{ABCD}}=1+\frac{S_{A_1 B_1 B}}{S_{ABCD}}+\frac{S_{B_1 C_1 C}}{S_{ABCD}}+\frac{S_{C_1 D_1 D}}{S_{ABCD}}+\frac{S_{D_1 A_1 D}}{S_{ABCD}}$

$\quad\quad\quad =1+\frac{x(b+y)}{a b+c d}+\frac{y(c+z)}{a d+b c}+\frac{z(d+t)}{a b+c d}+\frac{t(x+a)}{a d+b c}$

$\quad\quad\quad \geq 1+\frac{x\left(R_1^2-R^2\right)}{y 4 R^2}+\frac{y\left(R_1^2-R^2\right)}{z 4 R^2}+\frac{z\left(R_1^2-R^2\right)}{t 4 R^2}+\frac{t\left(R_1^2-R^2\right)}{x 4 R^2}$

$\quad\quad\quad =1+\frac{\left(R_1^2-R^2\right)}{4 R^2}\left(\frac{x}{y}+\frac{y}{z}+\frac{z}{t}+\frac{t}{x}\right) \geq 1+\frac{\left(R_1^2-R^2\right)}{4 R^2} 4=\frac{R_1^2}{R^2}$

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi $\mathrm{ABCD}$ là hình vuông.

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 – TOÁN LỚP 10 NĂM 2002

ĐỀ THI

Câu 1

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}x_1=\frac{1}{2}\left(x_2+\frac{1}{x_2}\right) \\ x_2=\frac{1}{2}\left(x_3+\frac{1}{x_3}\right) \\ \cdots \\ x_{2002}=\frac{1}{2}\left(x_1+\frac{1}{x_1}\right)\end{array}\right.$

Câu 2

Chứng minh rằng: Phần nguyên của $(\sqrt{11}+3)^{3 \mathrm{n}+1}$ thì chia hết cho $2^{\mathrm{n}+1}$ và không chia hết cho $2^{\mathrm{n}+2}$ với mọi $\mathrm{n}$ là số tự nhiên.

Câu 3

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$ thỏa:

$\quad\quad\quad\quad\quad\frac{\sin ^2 A+\sin ^2 B+\sin ^2 C}{\cot g A+\cot g B+\cot g C}=\sqrt{\frac{\sin ^2 A \cdot \sin ^2 B \cdot \sin ^2 C}{\operatorname{tg} \frac{A}{2} \cdot \operatorname{tg} \frac{B}{2} \cdot \operatorname{tg} \frac{C}{2}}}$

Chứng minh rằng: Tam giác $\mathrm{ABC}$ đều.

Câu 4

Giả sử điểm $\mathrm{M}$ nằm trong tam giác $\mathrm{ABC}$ sao cho: $\widehat{\mathrm{AMC}}=90^{\circ}$; $\widehat{\mathrm{AMB}}=150^{\circ} ; \widehat{\mathrm{BMC}}=120^{\circ}$. Gọi các điểm $\mathrm{P}, \mathrm{Q}, \mathrm{R}$ lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp của tam giác $\mathrm{AMC}, \mathrm{AMB}, \mathrm{BMC}$.

Chứng minh rằng:

 

LỜI GIẢI

Câu 1

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}x_1=\frac{1}{2}\left(x_2+\frac{1}{x_2}\right) \\ x_2=\frac{1}{2}\left(x_3+\frac{1}{x_3}\right) \\ \cdots \\ x_{2002}=\frac{1}{2}\left(x_1+\frac{1}{x_1}\right)\end{array}\right.$

Lời Giải

  • Nhận xét: Nếu $\left(x_1, x_2, \ldots, x_{2002}\right)$ là nghiệm thì $x_1, x_2, \ldots, x_{2002}$ phải cùng dấu và khác 0

Đồng thời $\left(-x_1,-x_2, \ldots,-x_{2002}\right)$ cũng là nghiệm, nên ta chỉ cần xét với $x_1, x_2, \ldots, x_{2002}$ dương.

  • Theo bất đẳng thức Côsi: $x_i+\frac{1}{x_i} \geq 2(I=1,2, \ldots, 2002)\quad\quad\quad (1)$

Từ các phương trình trong hệ và (1) ta được: $2 x_i \geq 2$ hay $x_i \geq 1\quad\quad\quad (2)$

  • Mặt khác cộng các phương trình trong hệ thì:

$x_1+x_2+\ldots+x_{2002}=\frac{1}{x_1}+\frac{1}{x_2}+\ldots+\frac{1}{x_{2002}}\quad\quad\quad(3)$

Từ (2) và (3) được: $x_1=x_2=\ldots=x_{2002}=1$

  • Vậy hệ có 2 nghiệm: $\left[\begin{array}{l}x_1=x_2=\ldots=x_{2002}=1 \\ x_1=x_2=\ldots=x_{2002}=-1\end{array}\right.$

Câu 2

Chứng minh rằng: Phần nguyên của $(\sqrt{11}+3)^{3 \mathrm{n}+1}$ thì chia hết cho $2^{\mathrm{n}+1}$ và không chia hết cho $2^{\mathrm{n}+2}$ với mọi $\mathrm{n}$ là số tự nhiên.

Lời Giải

Trước hết, nhận xét rằng: $(\sqrt{11}+3)^{2 \mathrm{n}+1}-(\sqrt{11}-3)^{2 \mathrm{n}+1}$ là một số tự nhiên. Thật vậy, ta có:

$(\sqrt{11}+3)^{2 n+1}=C_{2 n+1}^0(\sqrt{11})^{2 n+1}+C_{2 n+1}^1(\sqrt{11})^{2 n} \cdot 3+C_{2 n+1}^2(\sqrt{11})^{2 n-1} 3^2$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad +\ldots+C_{2 n+1}^{2 n}(\sqrt{11})^1 3^{2 n}+C_{2 n+1}^{2 n+1} 3^{2 n+1}$

$(\sqrt{11}-3)^{2 n+1}=C_{2 n+1}^0(\sqrt{11})^{2 n+1}-C_{2 n+1}^1(\sqrt{11})^{2 n} \cdot 3+C_{2 n+1}^2(\sqrt{11})^{2 n-1} 3^2$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad -\ldots+C_{2 n+1}^{2 n}(\sqrt{11})^1 3^{2 n}-C_{2 n+1}^{2 n+1} 3^{2 n+1}$

$\Rightarrow(\sqrt{11}+3)^{2 \mathrm{n}+1}-(\sqrt{11}-3)^{2 \mathrm{n}+1}=$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad =2\left[C_{2 n+1}^1(\sqrt{11})^{2 n} \cdot 3+C_{n+1}^3(\sqrt{11})^{2 n-2} \cdot 3^2+\ldots+C_{2 n+1}^{2 n+1} \cdot 3^{2 n+1}\right]$

Suy ra $(\sqrt{11}+3)^{2 \mathrm{n}+1}-(\sqrt{11}-3)^{2 \mathrm{n}+1}$ là số tự nhiên.

$\operatorname{Mà}(\sqrt{11}-3)^{2 \mathrm{n}+1} \in(0 ; 1)$ nên

$\left[(\sqrt{11}+3)^{2 \mathrm{n}+1}\right]=(\sqrt{11}+3)^{2 \mathrm{n}+1}-(\sqrt{11}-3)^{2 \mathrm{n}+1}$

(Vì: $\mathrm{a}-\mathrm{b}=\mathrm{k} \in \mathrm{N} \Rightarrow \mathrm{a}=\mathrm{k}+\mathrm{b}$ với $\mathrm{b} \in(0 ; 1)$ nên $[\mathrm{a}]=\mathrm{k}^{\prime}=\mathrm{a}-\mathrm{b}$, kí hiệu $[$.$] là$ phần nguyên của số thực)

  • Với n $=0:(\sqrt{11}+3)^1-(\sqrt{11}-3)^1=6$ chia hết cho $2^{0+1}=2$ nhưng không chia hết cho $2^2=4$

  • Lại có: $(\sqrt{11}+3)^2-(\sqrt{11}-3)^2=40 \Rightarrow$ với $\mathrm{n}=1$ thì

$(\sqrt{11}+3)^3-(\sqrt{11}-3)^3=\left(\frac{(\sqrt{11}+3)-(\sqrt{11}-3)}{6}\right)$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\left[\frac{(\sqrt{11}+3)^2+(\sqrt{11}-3)^2}{40}+\frac{(\sqrt{11}+3)(\sqrt{11}-3)}{2}\right]$

$=6.42=2^2 \cdot 3^2 \cdot 7$

chia hết cho $2^2$ nhưng không chia hết cho $2^3$.

Giả sử tính chất này đúng với mọi số tự nhiên $\mathrm{k}<\mathrm{n}$. Ta chứng minh tính chất này đúng với $\mathrm{k}=\mathrm{n}$.

Trước hết nhận xét rằng:

$(\sqrt{11}+3)(\sqrt{11}-3)=2 \Rightarrow \sqrt{11}-3=\frac{2}{\sqrt{11}+3}$

$\sqrt{11}+3=\frac{2}{\sqrt{11}-3}$

Thật vậy:

$\quad\quad (\sqrt{11}+3)^{2 \mathrm{n}+1}-(\sqrt{11}-3)^{2 \mathrm{x}+1}$

$=[(\sqrt{11}\left.+3)^2+(\sqrt{11}-3)^2\right]\left[(\sqrt{11}+3)^{2 n+1}-(\sqrt{11}-3)^{2 n-1}\right] $

$\quad\quad\quad\left.-\left[(\sqrt{11}-3)^2(\sqrt{11}+3)^{2 n-1}\right]-(\sqrt{11}+3)^2(\sqrt{11}-3)^{2 n-1}\right]$

$=40\left[(\sqrt{11}+3)^{2 \mathrm{n}-1}-(\sqrt{11}-3)^{2 \mathrm{n}-1}\right]-4\left[(\sqrt{11}+3)^{2 \mathrm{n}-3}-(\sqrt{11}-3)^{2 \mathrm{n}-3}\right]$

$=\underbrace{2^3 5 \cdot\left[(\sqrt{11}+3)^{2 \mathrm{n}-1}-(\sqrt{11}-3)^{2 \mathrm{n}-1}\right]}_{\text {chia hết cho } 2^{\mathrm{n}}}-$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad -\underbrace{2^2 \cdot\left[(\sqrt{11}+3)^{2 \mathrm{n}-3}-(\sqrt{11}-3)^{2 \mathrm{n}-3}\right]}_{\text {chia hết cho } 2^{\mathrm{u}-1} \text { nhưng không chia hết cho } 2^{\mathrm{n}}}$

Vậy $\left[(\sqrt{11}+3)^{2 n+1}\right]$ chia hết cho $2^{n+1}$ nhưng không chia hết cho $2^{n+2}$.

Câu 3

Cho tam giác $\mathrm{ABC}$ thỏa:

$\quad\quad\quad\quad\quad\frac{\sin ^2 A+\sin ^2 B+\sin ^2 C}{\cot g A+\cot g B+\cot g C}=\sqrt{\frac{\sin ^2 A \cdot \sin ^2 B \cdot \sin ^2 C}{\operatorname{tg} \frac{A}{2} \cdot \operatorname{tg} \frac{B}{2} \cdot \operatorname{tg} \frac{C}{2}}}$

Chứng minh rằng: Tam giác $\mathrm{ABC}$ đều.

Lời Giải

Ta có: $\mathrm{a}^2=\mathrm{b}^2+\mathrm{c}^2-2 \mathrm{bc} \cdot \cos \mathrm{A}$

$\quad\quad\quad\quad=\mathrm{b}^2+\mathrm{c}^2-(2 \mathrm{bcsin} \mathrm{A}) \cdot \operatorname{cotg} \mathrm{A}=\mathrm{b}^2+\mathrm{c}^2-4 \mathrm{~S} \cdot \operatorname{cotg} \mathrm{A} \text {. }$

(S là diện tích $\triangle \mathrm{ABC}$ )

Tương tự: $\mathrm{b}^2=\mathrm{a}^2+\mathrm{c}^2-4 \operatorname{ScotgB} ; \mathrm{c}^2=\mathrm{a}^2+\mathrm{b}^2-4 \mathrm{~S} \operatorname{cotg} \mathrm{C}$

Suy ra: $a^2+b^2+c^2=4 S(\operatorname{cotg} A+\operatorname{cotg} B+\operatorname{cotg} C)$

$\quad\quad\quad\Leftrightarrow \sin ^2 \mathrm{~A}+\sin ^2 \mathrm{~B}+\sin ^2 \mathrm{C}=\frac{\mathrm{S}}{\mathrm{R}^2}(\operatorname{cotg} \mathrm{A}+\operatorname{cotg} \mathrm{B}+\operatorname{cotg} \mathrm{C})$

$\quad\quad\quad\Leftrightarrow \frac{\sin ^2 \mathrm{~A}+\sin ^2 \mathrm{~B}+\sin ^2 \mathrm{C}}{\cot g \mathrm{~A}+\cot g \mathrm{~B}+\cot g \mathrm{C}}=\frac{\mathrm{S}}{\mathrm{R}^2}\quad(1)$

  • Mặt khác:

$\quad\quad\quad\quad a^2=b^2+c^2-2 b c \cdot \cos A \geq 2 b c-2 b c \cdot \cos A=4 b c \cdot \sin ^2 \frac{A}{2}=4 S \cdot \operatorname{tg} \frac{A}{2} $

$\quad\quad\quad\Rightarrow \frac{\sin ^2 A}{\operatorname{tg} \frac{A}{2}} \geq \frac{S}{R^2}$

Tương tự: $\frac{\sin ^2 \mathrm{~B}}{\operatorname{tg} \frac{\mathrm{B}}{2}} \geq \frac{\mathrm{S}}{\mathrm{R}^2} ; \frac{\sin ^2 \mathrm{C}}{\operatorname{tg} \frac{\mathrm{C}}{2}} \geq \frac{\mathrm{S}}{\mathrm{R}^2}$

Từ đó: $\sqrt[3]{\frac{\sin ^2 \mathrm{~A} \cdot \sin ^2 \mathrm{~B} \cdot \sin ^2 \mathrm{C}}{\operatorname{tg} \frac{\mathrm{A}}{2} \cdot \operatorname{tg} \frac{\mathrm{B}}{\mathrm{C}} \cdot \operatorname{tg} \frac{\mathrm{C}}{2}}} \geq \frac{\mathrm{S}}{\mathrm{R}^2}\quad(2)$

Tữ (1) và (2) suy ra: $\sqrt[3]{\frac{\sin ^2 A \cdot \sin ^2 B \cdot \sin ^2 C}{\operatorname{tg} \frac{A}{2} \cdot \operatorname{tg} \frac{B}{C} \cdot \operatorname{tg} \frac{C}{2}}} \geq \frac{\sin ^2 A+\sin ^2 B+\sin ^2 C}{\cot g A+\cot g B+\cot g C}$

Dấu “=” xảy ra khi $\mathrm{a}=\mathrm{b}=\mathrm{c} \Leftrightarrow \triangle \mathrm{ABC}$ đều. Từ đó suy ra điều phải chứng minh.

Câu 4

Giả sử điểm $\mathrm{M}$ nằm trong tam giác $\mathrm{ABC}$ sao cho: $\widehat{\mathrm{AMC}}=90^{\circ}$; $\widehat{\mathrm{AMB}}=150^{\circ} ; \widehat{\mathrm{BMC}}=120^{\circ}$. Gọi các điểm $\mathrm{P}, \mathrm{Q}, \mathrm{R}$ lần lượt là tâm các đường tròn ngoại tiếp của tam giác $\mathrm{AMC}, \mathrm{AMB}, \mathrm{BMC}$.

Chứng minh rằng:

Lời Giải

$A, M$ đối xứng nhau qua $P Q$.

$\mathrm{B}, \mathrm{M}$ đối xứng nhau qua $\mathrm{QR}$.

$\mathrm{C}, \mathrm{M}$ đối xứng nhau qua $\mathrm{RP}$.

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\Rightarrow\left\{\begin{array}{l}\mathrm{S}(\mathrm{MPQ})=\mathrm{S}(\mathrm{APQ}) \\ \mathrm{S}(\mathrm{MQR})=\mathrm{S}(\mathrm{BQR}) \\ \mathrm{S}(\mathrm{MPR})=\mathrm{S}(\mathrm{CPR})\end{array}\right.$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\Rightarrow 2 \mathrm{~S}(\mathrm{PQR})=\mathrm{S}(\mathrm{AQBRC})$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad\Rightarrow \mathrm{S}(\mathrm{PQR})=\frac{1}{2} \mathrm{~S}(\mathrm{AQBRC})$

Do sự đối xứng trên ta có

$\quad\quad\quad\quad\quad\widehat{\mathrm{AQB}}=2 \widehat{\mathrm{PQR}}=2\left(180^{\circ}-\widehat{\mathrm{AMB}}\right)=60^{\circ}$

$\quad\quad\quad\quad\quad\widehat{\mathrm{BRC}}=2 \widehat{\mathrm{QRP}}=120^{\circ}$

$\mathrm{S}(\mathrm{PQR})=\frac{1}{2} \mathrm{~S}(\mathrm{AQBRC})=\frac{1}{2}[\mathrm{~S}(\mathrm{ABC})+\mathrm{S}(\mathrm{AQB})+\mathrm{S}(\mathrm{BRC})]$

$\quad\quad\quad\quad =\frac{1}{2}\left[\mathrm{~S}(\mathrm{ABC})+\frac{\sqrt{3}}{4} \mathrm{AB}^2+\frac{\mathrm{CB}^2}{4 \sqrt{3}}\right]$

$\quad\quad\quad\quad\geq \frac{1}{2} S(\mathrm{ABC})+\frac{1}{4} \mathrm{AB} \cdot \mathrm{CB} \geq \frac{1}{2} \mathrm{~S}(\mathrm{ABC})$

$\quad\quad\quad\quad\quad\quad\quad +\frac{1}{2} \cdot \frac{1}{2} \mathrm{AB} \cdot \mathrm{CB} \cdot \sin \widehat{\mathrm{ABC}}$

(Do $\mathrm{M}$ nằm trong $\triangle \mathrm{ABC}$ và $\left.\widehat{\mathrm{AMC}}=90^{\circ} \Rightarrow \widehat{\mathrm{ABC}}<90^{\circ}\right)$

$\quad\quad\quad\quad S_{\triangle P Q R}>\frac{1}{2} S(A B C)+\frac{1}{2} S(A B C)=S(A B C)$