Đáp án đề thi học kì 1 môn Toán 11 trường Phổ thông Năng khiếu

ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN HK1 TOÁN LỚP 11 TRƯỜNG PTNK

Bài 1. Giải các phương trình
a) $\dfrac{\sin x + \sin 3x – 1}{2\cos x – 1} = 1$.
b) $\dfrac{1}{\sin x} + \dfrac{1}{\cos x} = 4\sqrt{2}\cos 2x$.

Bài 2.
a) Một bình chứa các quả cầu có kích thước khác nhau gồm 6 quả cầu đỏ, 10 quả cầu xanh và 14 quả cầu vàng. Chọn ngẫu nhiên 5 quả cầu. Tính xác suất để 5 quả cầu chọn được có đủ 3 màu, trong đó số quả cầu màu vàng và màu xanh bằng nhau.
b) Từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 hỏi có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có 6 chữ số phân biệt sao cho số đó chia hết cho 3.

Bài 3.
a) Tìm hệ số của $x^3$ trong khai triển thu gọn biểu thức $(2\sqrt{x} – \dfrac{3}{x})^{15}$\
b) Tìm số nguyên dương $x$ thỏa mãn đẳng thức $C_{x+2}^{x-1} + C_{x+2}^x = \dfrac{10}{3}A_x^2$.

Bài 4. Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho đường thẳng $(d): x – y – 1 = 0$ và vectơ $\vec{u} = (-2;1)$. Tìm ảnh $(d’)$ của đường thẳng $(d)$ qua phép tịnh tiến theo $\vec{u}$.

Bài 5. Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy là hình thang, $AD // BC$ và $AD = 2BC$. Gọi $O$ là giao điểm của $AC$ và $BD$ và $M$ là trung điểm $SD$.
a) Tìm giao tuyến của mặt phẳng $(SAB)$ và $(SCD)$; $(SAD)$ và $(SBC)$.
b) Chứng minh $CM // (SAB)$. Tìm giao tuyến của $(SAB)$ và $(AMC)$.
c) Tìm giao điểm $I$ của $SC$ và $(ABM)$. Chứng minh $OI // (SAD)$.

Hết 

Đáp án  ĐỀ-THI-HỌC-KÌ-I-2015-2016-ĐÁP-ÁN

 

Tổ hợp lặp và bài toán chia kẹo Euler

Trong các bài toán đếm ta gặp bài toán sau: Một người vào cửa hang mua dụng cụ học tập để làm thành một món quà gồm viết, sách và tập, người đó chỉ mua tổng cộng 5 món đồ. Biết rằng trong cửa hàng có 5 cây viết giống nhau, 6 sách giống nhau và 10 cuốn tập giống nhau, hỏi có bao nhiêu cách chọn viết, sách tập để làm quà?

Ta thấy rằng số lượng các viết sách và tập đều lớn hơn số cần mua, do đó bài toán chỉ quay lại việc đếm là có bao nhiêu bộ sách viết tập mà tổng số là 5 cái, trong đó mỗi cái có hoặc không có.

Có ba đối tượng là viết, sách và tập, tạ kí hiệu là $A = \{ V, S, T \}$. Một món quà gồm 5 cái, do đó quà có thể là $X = \{ V, V, V, S, T \}$, gồm 3 cây viết và 1 sách, 1 tập, hoặc là tập $Y = \{ V, V, S, T, T \}$, ta thấy các đối tượng $V, T$ là lập lại. Khi đó ta nói tổ hợp $X, Y$ là tổ hợp lặp.

Để định nghĩa rõ hơn ta có định nghĩa sau:

Định nghĩa.  Cho tập $A = \{ a_1, a_2, \cdots, a_k \}$. Một ánh xạ từ $p: A \mapsto \mathbb{N} $, khi đó $P$ được gọi là một multiset của A.

Ví dụ 1. Cho $A = \{ a, b, c \}$. Ánh xạ $p: A \mapsto \mathbb{N}$ như sau: $p(a) = 2, p(b) = 1, p(c) = 1$. Khi đó ta có thể kí hiệu $p$ là $(aabc)$, hay $(baac)$,.., không tính đến thứ tự của các phần tử $a, b, c$.

Đặt $n = p(a_1) + p(a_2)+\cdots +p(a_k)$, bài toán đặt ra là có bao nhiêu ánh xạ $p: A \mapsto \mathbb{N}$ mà $n = p(a_1) + p(a_2)+\cdots +p(a_k)$.

Tiếp theo ví dụ trên, nếu $ p(a) + p(b) + p(c) = 2$ thì có các multiset sau: $(ab), (ac), (bc), (aa), (bb), (cc)$, 6 multiset.

Tính chất. Cho tập $A = \{ a_1, a_2, \cdots, a_k \}$, số ánh xạ $p: A \mapsto \mathbb{N}$ thỏa $p(a_1) + \cdots + p(a_k) = n$ là $C^n_{n+k-1}$

Chứng minh

Mỗi ánh xạ $p$ ta cho tương ứng với một dãy nhị phân độ dài $n+k-1$, trong đó $p(a_1)$ chữ số đầu là 0, tiếp theo là số 1, rồi $p(a_2)$ chữ số $0$,…cuối cùng là $p(a_k)$ chữ số $0$. Ví dụ bộ $VVSTT$ ứng với dãy $0010100$.

Rõ ràng đây là tương ứng 1 – 1, do đó số ánh xạ $p$ bằng số dãy nhị phân, do đó ta chỉ cần đếm số dãy nhị phân.

Ta thấy dãy có $n+k-1$ chữ số trong đó có $k-1$ chữ số $1$, do đó số dãy nhị phân chỉ là số cách chọn vị trí cho $k-1$ chữ số $1$ nên số dãy nhị phân là $C^{k-1}_{n+k-1}$.

Do đó số ánh xạ $p$ là $C^{k-1}_{n+k-1} $

Trở lại bài toán trên, ta thấy số món quà có 5 cái là một tổ hợp lặp chập 5 của sách, viết, tập, do đó số món quà có thể là $C^{2}_{5+2-1} = C^2_6 = 15$.

(Chú ý trong bài toán trên, đảm bảo số mỗi loại sản phẩm có không ít hơn 5 cái).

Bài toán 1. (Chia kẹo Euler). Cho $n$ viên kẹo giống nhau đem chia cho $k$ người, hỏi có bao nhiều cách chia.

Giải

Ta gọi $k$ người là $a_1, a_2, \cdots a_k$, với mỗi cách chia kẹo là một multiset của $A$ mà $p(a_1) + p(a_2)+\cdots +p(a_k) = n$.

Do đó số cách chia kẹo là $C^n_{n+k-1}$.

Bài toán 2. Giải bài toán trên với cách chia sao cho mỗi người có ít nhất một viên.

Giải

Trước hết phát cho mỗi người một viên, thì còn $n-k$ viên kẹo, tiếp tục áp dụng bài toán trên với $n-k$. Khi đó số cách chia là

$C^{k-1}_{n-1}$

Ta có thể giải bài toán trên mà không cần sử dụng bài toán 1 bằng cách xây dựng dãy nhị phân thỏa: $a_1$ chữ số đầu là 0, tiếp theo là số 1, tiếp là $a_2$ chữ số 0, …., cuối cùng là $a_k$ chữ số 0. Dãy này có $k-1$ chữ số 1 đứng giữa $n$ chữ số 0 và không có hai chữ số $1$ nào đứng kề nhau. Khi đó số dãy nhị phân là: $C^{k-1}_{n-1}$.

Phần kế tiếp ta cùng tìm hiểu và giải một số bài toán có thể đưa về bài toán tổ hợp lặp hay bài toán chia kẹo Euler. Các bạn chờ nhé.

Bài toán 1 và 2 có thể phát biểu dưới dạng sau.

Bài toán 3. Cho phương trình $x_1 + x_2 + \cdots + x_k = n$ trong đó $k, n$ là các số nguyên dương.

a. Tìm số nghiệm tự nhiên của phương trình.

b. Tìm số nghiệm nguyên dương của phương trình.

Như bài toán trên ta đã biết, số nghiệm tự nhiên của phương trình là  $C^{k-1}_{n+k-1}$.

Số nghiệm nguyên dương của phương trình là $C^{k-1}_{n-1}$.

(Phần 2)

Trong phần trước ta đã biết, số nghiệm nguyên không âm của phương trình $x_1 +x_2+\cdots + x_k = n$ là $C_{n+k-1}^{k-1}$, và số nghiệm nguyên dương là $C^{k-1}_{n-1}$.

Từ bài toán này ta có thể giải các bài toán sau:

Ví dụ 1. Tìm số nghiệm nguyên của phương trình $x_1 + x_2 + x_3 + x_4 + x_5 = 30$ nếu:

a) $x_i \geq 2 \forall i = \overline{1,5}$.

b) $ 3 < x_1, x_2 $ và $x_3, x_4, x_5 > 5$.

c) $x_1, x_2, x_3, x_4 \geq 4$ và $ 0 < x_5 < 3$.

Giải

a) $x_1 + x_2 + x_3 + x_4 + x_5 = 30$, $x_i \geq 2 \forall i = \overline{1,5}$. (1). Ta đi tìm số nghiệm của hệ (1).

Để đưa về bài toán gốc, ta đặt ẩn phụ như sau: $y_i = x_i – 1 \geq 1$ với mọi $i = \overline{1,5}$.

Khi đó ta có $y_1 +1 + y_2+1 + y_3 + 1 + y_4 + 1 + y_5 + 1 = 30 \Leftrightarrow y_1+y_2+y_3+y_4+y_5 = 25$ với $y_i \geq 1$. (2)

Một bộ nghiệm của (2) cho tương ứng một bộ nghiệm thỏa (1), mà số nghiệm của $(2)$ là $C_{24}^{4}$ (Theo bài toán chia kẹo Euler), do đó số nghiệm của (1) là $C_{24}^{4}$.

b) Tương tự câu a, đặt $y_1 = x_1 – 3, y_2 = x_2 – 3, y_3 = x_3 – 5, y_4= x_4-5, y_5 = x_5 – 5$, từ (1) ta có phương trình $y_1+y_2+y_3+y_4+y_5 = 9$ và $y_i \geq 1$. Số nghiệm là $C_8^4$.

c) Xét $x_5 = 1, 2$ và đặt ẩn phụ $y_i = x_i-3$ ta có đáp số là: $C_{16}^3 + C_{15}^3$.

Ví dụ 2. Có bao nhiêu bộ $(x_1, x_2, ..., x_{10})$ các số nguyên dương thỏa $x_1 + x_2 + \cdots x_{10} < 2020$.

Giải

Đặt $x_{11} = 2020 – (x_1+x_2+\cdots + x_{10}) $ thì $x_{11} \geq 1$.

Khi đó ta có phương trình $x_1 + \cdots + x_{11} = 2020$ và $x_i \geq 1$.

Do đó số nghiệm là $C_{2019}^{10}$.

Ví dụ 3.  Có bao nhiêu bộ $(x_1, x_2, ..., x_{10})$ các số tự nhiên thỏa $x_1 \leq x_2 \leq x_3 \leq \cdots \leq x_{10} \leq 2020$.

Giải

Đặt $y_1 = x_1, y_2 = x_2 – x_1 \geq 0$, $y_2 = x_3-x_2 \geq 0$, …, $y_{11} = 2020 -x_{10} \geq 0$.

Khi đó $y_1 + y_2 + \cdots +y_{11} = 2020$ với $y_i \geq 0$. (2)

Với một bộ nghiệm của (2) sẽ tương ứng duy nhất một bộ $(x_1, x_2, …, x_{10})$  thỏa đề bài.

Số nghiệm của (2) là $C_{2030}^{10}$, đó cũng chính là số bộ $(x_1, x_2, …, x_{10})$ thỏa đề bài.

Ví dụ 4. (VMO 2012) Cho một nhóm gồm 5 cô gái, kí hiệu là $G_1, G_2, G_3, G_4, G_5$ và 12 chàng trai. Có 17 chiếc ghế được xếp thành một hàng ngang. Người ta xếp nhóm người đã cho vào các chiếc ghế sao đó sao cho các điều kiện sau được đồng thời thỏa mãn :
1) Mỗi chiếc ghế có đúng một người ngồi;
2) Thứ tự ngồi của các cô gái, xét từ trái qua phải, là $G_1, G_2, G_3, G_4, G_5$ ;
3) Giữa $G_1$ và $G_2$ có ít nhất 3 chàng trai;
4) Giữa $G_4$ và $G_5$ có ít nhất 1 chàng trai và nhiều nhất 4 chàng trai.
Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp như vậy?

Giải

Đánh số thứ tự các ghế từ trái sang phải là $1,2, \ldots, 17$.

Gọi $x_{1}$ là số chàng trai được xếp bên trái $G_{1}, x_{2}$ là số chàng trai ở giũa $G_{1}$ và $G_{2}, x_{3}$ là số chàng trai ở giữa $G_{2}$ và $G_{3}, x_{4}$ là số chàng trai ở giữa $G_{3}$ và $G_{4}, x_{5}$ là số chàng trai ở giữa $G_{4}$ và $G_{5}, x_{6}$ là số chàng trai được xếp ở bên phải $G_5$. Khi đó bộ số $\left(x_{1}, x_{2}, \ldots, x_{6}\right)$ hoàn toàn xác định vị trí các cô gái và ta có:
1) $x_{1}+x_{2}+\cdots+x_{6}=12$
2) $3 \leq x_{2}$.
3) $1 \leq x_{5} \leq 4$
Đổi biến $y_{2}=x_{2}-3$ và $y_{5}=x_{5}-1$ ta được $x_{1}+y_{2}+x_{3}+x_{4}+y_{5}+x_{6}=8$ với các $\hat{\text {ẩn}}$ không âm và có thêm điều kiện $y_{5} \leq 3$. Tiếp theo, sử dụng bài toán chia kẹo của Euler ở dạng $x_{1}+y_{2}+x_{3}+x_{4}+x_{6}=8-y_{5}$ ta được đáp số (phần phân ghế cho các cô gái) là $C_{12}^{4}+C_{11}^{4}+C_{10}^{4}+C_{9}^{4}=1161$.
Vì còn có 12 chàng trai có thể hoán đổi vị trí ở 12 chiếc ghế dành cho họ nên số cách xếp thỏa mãn yêu cầu bài toán là $1161 \cdot 12 !$

Ví dụ 5. Có bao nhiêu bộ số nguyên dương $(a, b, c, d)$ thỏa $d = max\{a,b,c,d\}, d \leq 2015$ và

$(ad+bc)(bd+ac)(cd+ab) = (d-a)^2(d-b)^2(d-c)^2$.

Giải
  • Trước hết ta chứng minh $d = a+b+c$ bằng phản chứng.
  • Khi dó $ 3 \leq d \leq 2015$, với mỗi $d$ thì số bộ $(a,b,c)$ là $C_{d-1}^2$.
  • Do đó số bộ thỏa đề bài là $C_2^2 + C_3^2 + \cdots + C_{2014}^2$.

Trên đây là một số bài toán liên quan đến bài toán chia kẹo Euler, các bạn hãy đọc và tìm hiểu thêm trong các tài liệu khác.

Bài tập rèn luyện.

Bài 1. Tìm số nghiệm nguyên dương của phương trình: $x_1 + x_2 + ...+ x_5 = 100$
Bài 2. Tìm số nghiệm không âm của phương trình $x_1 + x_2 + x_3 + x_4 = 20$.
Bài 3. Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số mà tổng các chữ số bằng 11 ?
Bài 4. Tìm số nghiệm nguyên của phương trình $x_1 + x_2 + x_3 + x_4 = 30$ nếu:
a) $x_i \geq 0 \forall i$.
b) $2 \leq x_1 \leq 7$, $x_i \geq 0, i = 2, 3, 4$.
c) $x_1 \geq -3, x_2 \geq -1, x_3, x_4 \geq 1$.
Bài 5. Tìm số nghiệm nguyên dương của phương trình $4x_1 + x_2 + x_3 +x_4 = 15$.
Bài 6. Có 4 viên bi vàng và 10 viên bi xanh. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp các viên bi thỏa:
a) Không có bi vàng nào kề nhau.
b) Giữa hai bi vàng có ít nhất 2 bi xanh.

Bài 7. Để bảo vệ máy tính của minh khỏi su tấn công của hacker, một lâp trinh viên muốn thiết lập một mât khẩu cho máy tính của mình. Mât khẩu này bao gồm tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái tiêng Anh, mỗi chữ cái một lần xuất hiện và các chữ nguyên âm không đứng cạnh nhau. Hỏi lâp trình viên đó có bao nhiêu cách cài đăt mât khẩu?

Bài 8. Bốn anh em An, Bình, Cừng, Danh rất thích ăn keo. Nhân dip Tết, me của các câu đực thửng rất nhiều quà, trong đó có một phần quà là một bịch keo bao gồm 125 viên keo. Vì quá thich ăn kẹo nên bốn anh em đã xin mẹ thêm một vài bịch keo khác giống nhu vậy nữa, nhưng me nhất quyết không cho vì sơ ăn nhiều keo sẽ bi sâu răng, do đó mẹ chỉ cho các câu ăn số kẹo trong bịch kia thôi. Thế là họ ngay lâp tức chia nhau số keo nói trên. Hỏi họ có tông công bao nhiêu cách chia keo ? (cho rằng 125 viên keo là giống hệt nhau, và anh em họ có quyền không ăn môt số viên keo trong số 125 viên keo ban đầu, đồng thời cũng có thể xảy ra trường họ có một nguròi không durọc chia viên keo nào).

Tài liệu tham khảo. 

  1. Jiri-herman-radan-kucera-jaromir-simsa, Counting-and-configurations-problems-in-combinatorics-arithmetic-and-geometry
  2. Chuyên đề toán học 11 - Tập san của học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu.

Đề thi và lời giải chọn đội tuyển PTNK năm 2020

Chúc mừng các bạn đã đỗ vào Đội tuyển Toán PTNK thi VMO năm 2020-2021. Chúc các em có một chặng đường học tập và thi cử thành công.

Năm nay danh sách có 7 bạn 12, 2 bạn 11 và đặc biệt có một học sinh lớp 10.

Sau đây là đề bài và đáp án đề thi chọn đội tuyển năm nay, được thực hiện bởi thầy Lê Phúc Lữ, giáo viên tại trung tâm giáo dục STAR EDUCATION (và một số đồng nghiệp).

Loi giai de PTNK 2020

Đề thi thử vào lớp 10 – Không chuyên PTNK

Thời gian làm bài 120 phút.

Bài 1.  (1,5 điểm) Cho biểu thức
$$A = \left( {\frac{1}{{\sqrt a + \sqrt b }} + \frac{{3\sqrt {ab} }}{{a\sqrt a + b\sqrt b }}} \right).\left[ {\left( {\frac{1}{{\sqrt a – \sqrt b }} – \frac{{3\sqrt {ab} }}{{a\sqrt a – b\sqrt b }}} \right):\frac{{a – b}}{{a + \sqrt {ab} + b}}} \right]$$
a) Rút gọn $A$.
b) Chứng minh $A < \dfrac{2}{a+b}$.

%————————————–%

Bài 2. (2 điểm) 
a) Giải phương trình $\sqrt{x+3}+\sqrt{x-1}=1+\sqrt{2x+1}$
b) Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{matrix} x+y + xy = 8 \hfill \cr \sqrt{x+2}+\sqrt{y+2}=4 \hfill \cr \end{matrix} \right.$

%————————————–%

Bài 3. (1,5 điểm) Cho phương trình $(m-1)x^2 – 2(m+1)x + m = 0 $ ($m$ là tham số )
a)  Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm trái dấu.
b) Tìm $m$ để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1, x_2$ thỏa

$$m(x_1-1)^2 = (x_2+1)^2-1$$

%————————————–%

Bài 4. (2 điểm) 

a) Hai kho hàng I và II chứa một số sản phẩm. Nếu lấy đi ở mỗi kho hàng 200 sản phẩm thì số sản phẩm còn lại của kho I bằng $\dfrac{1}{2}$ số sản phẩm của kho II. Nếu chuyển $20 \% $ số sản phẩm kho I qua kho II thì số sản phẩm kho I bằng $40 \% $ số sản phẩm kho II. Tính số sản phẩm của mỗi kho hàng.
b)  Để thi vào trường chuyên một số học sinh lớp 9A có đi học thêm hai môn toán và văn tại trung tâm Star-education. Biết rằng số học sinh học cả hai môn toán văn bằng tích số học sinh chỉ học môn toán và số học sinh chỉ học môn văn. Số học sinh học thêm môn toán là 45, số học sinh học thêm môn văn là 48. Tính số học sinh lớp 9A biết rằng số học sinh không đi học thêm là ước của số học sinh đi học thêm và tổng số hs trong lớp không quá 100 em.

%————————————–%

Bài 5. (3 điểm) Cho đường tròn $(O)$ đường kính $AB = 2R$, $C$ thuộc $(O)$ sao cho $AC = R$. Gọi $H$ là hình chiếu
của $C$ trên $AB$, đường tròn tâm $I$ đường kính $CH$ cắt $BC$ tại $E$ và $AC$ tại $D$.
a) Chứng minh $ADEB$ nội tiếp. Tính diện tích tứ giác $ADEB$.
b) Vẽ tiếp tuyến $BF$ đến $(I)$ với $F$ là tiếp điểm và khác $H$, $HF$ cắt $IB$ tại $J$ và cắt $AC$ tại $G$. Chứng minh $CEJI$ nội tiếp. Tính $\angle CJE$.
c) Tính các góc của tam giác $ABG$.

Hết

Lời giải

Bài 1.

a) $A= \left( \dfrac{1}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}+\dfrac{3\sqrt{ab}}{a\sqrt{a}+b\sqrt{b}} \right) . \left[ \left( \dfrac{1}{\sqrt{a}-\sqrt{b}}-\dfrac{3\sqrt{ab}}{a\sqrt{a}-b\sqrt{b}} \right) : \dfrac{a-b}{a+\sqrt{ab}+b} \right] \\
= \dfrac{a-\sqrt{ab}+b+3\sqrt{ab}}{\left( \sqrt{a}+ \sqrt{b} \right) \left( a-\sqrt{ab}+b \right) } \cdot \dfrac{a+\sqrt{ab}+b-3\sqrt{ab}}{\left( \sqrt{a}-\sqrt{b} \right) \left( a+\sqrt{ab}+b \right) } \cdot \dfrac{a+\sqrt{ab}+b}{a-b}\\
= \dfrac{\sqrt{a}+\sqrt{b}}{a-\sqrt{ab}+b} \cdot \dfrac{\sqrt{a}-\sqrt{b}}{a+\sqrt{ab}+b} \cdot \dfrac{a+\sqrt{ab}+b}{a-b} \\
= \dfrac{a-b}{a-\sqrt{ab}+b} \cdot \dfrac{1}{a-b} \\
= \dfrac{1}{a-\sqrt{ab}+b}$.

b) $A < \dfrac{2}{a+b} \Leftrightarrow a+b < 2(a+b-\sqrt{ab}) \Leftrightarrow (\sqrt{a}-\sqrt{b})^2 > 0$.

Đúng vì $a \neq b$.

Bài 2.

a) Điều kiện : $x \geq 1$.\\
Phương trình tương đương với : \\
$x+3 + x-1 +2\sqrt{(x+3)(x-1)} = 1+2x+1 + 2\sqrt{2x+1} \\
\Leftrightarrow x^2+2x-3 = 2x + 1 \\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 2 \;\; (n)\\
x = – 2 \;\; (l)
\end{array} \right. $

b) Đặt $u = \sqrt{x+2}, v = \sqrt{y+2}$ ta có $u, v \geq o$ và $x = u^2 – 2, y = v^2 – 2$. Ta có hệ: \\
$\left\{ \begin{array}{l} u + v = 4\;\; (*) \\
u^2v^2 – u^2 – v^2 = 8\;\; (**)
\end{array} \right.$\\
Từ (**) ta có $u^2v^2 – (u+v)^2 + 2uv – 8 = 0 \Rightarrow u^2v^2 + 2uv – 24 = 0 \\ \Rightarrow uv = 4 \; (n), uv = – 6 \; (l)$. \\
Với $u + v = 4, uv = 4$ ta có $u = 2, v = 2$. Giải ra $x = 2, y = 2$. \\
Vậy hệ phương trình có nghiệm $(x;y)$ là $(2;2)$.

Bài 3.

a) Điều kiện để phương trình có hai nghiệm trái dấu \\
$\left\{ \begin{array}{l}
m-1 \ne 0 \\
\Delta ‘ =(m+1)^2-m(m-1) >0 \\
P = m (m-1)<0
\end{array} \right. \Leftrightarrow
\left\{ \begin{array}{l}
m \ne 1 \\
3m+1 >0 \\
0<m<1
\end{array} \right.
\Leftrightarrow 0<m<1$

b) Điều kiện để phương trình có hai nghiệm phân biệt \\
$\left\{ \begin{array}{l}
m – 1 \neq 0\\
\Delta ‘ = (m+1)^2-m(m-1) > 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
m \ne 1 \\
m > -\dfrac{1}{3}
\end{array} \right. $
$x_1$ là nghiệm của phương trình nên \\ $(m-1)x_1^2 – 2(m+1)x_1 + m = 0 \Leftrightarrow m(x_1 -1)^2 = x_1^2+2x_1$.
Do đó

$m(x_1-1)^2 = (x_2+1)^2 – 1 \\
\Leftrightarrow \left( x_1 + 1 \right)^2 = \left( x_2 + 1 \right)^2 \\
\Leftrightarrow \left( x_1 – x_2 \right) \left( x_1 + x_2 +2 \right) =0 \\
\Leftrightarrow x_1 + x_2 = -2 \;\; \left( \text{vì } x_1 \ne x_2 \right) \\
\Leftrightarrow \dfrac{2(m+1)}{m-1} = – 2 \Leftrightarrow m = 0 (n)$.

Bài 4.

a) Gọi $x, y$ lần lượt là số hàng kho I, II. Dựa vào đề bài ta có hệ phương trình:
$\left\{\begin{array}{l}
x – 200 = \dfrac{1}{2} ( y – 200) \\
\dfrac{4}{5}x = \dfrac{2}{5} (y + \dfrac{1}{5}x) \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x=\dfrac{1}{2}y+100 \\
18x=10y
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x=1000 \\
y=1800
\end{array} \right. $
Vậy số hàng kho I là 1000 sản phẩm và số hàng kho II là 1800 sản phẩm.

b) Gọi $x, y$ là số học sinh chỉ học môn toán và chỉ học môn văn. Suy ra số học sinh học cả hai môn là $xy$.

Khi đó ta có hệ: $xy + x = 45 (1) xy+y=48(2)$.

Khi đó $y = x+3$, thế vào (1): $x^2+4x-45 = 0$.

Giải ra được $x = 5$ (Vì  x > 0). Suy ra $y = 8$.

Số học sinh học thêm toán là: 50,

Số học sinh học thêm là 53. Suy ra số học sinh không đi học thêm là 1.

Số học sinh của lớp là: 54.

Bài 5.

a) Ta có $CD\cdot CA = CH^2$ và $CE\cdot CB = CH^2$. Suy ra $CD\cdot CA = CE\cdot CB$, suy ra $\triangle CDE \backsim \triangle CBA$, suy ra $\angle CDE = \angle CBA$, suy ra tứ giác $ADEB$ nội tiếp.
Ta có $S_{ADEB} = S_{ABC} – S_{ADE}$. Mà $AC = R, BC = R\sqrt{3}$, suy ra $S_{ABC}=R^2 \dfrac{\sqrt{3}}{2}$.
$DE = \dfrac{CH^2}{AC} = \dfrac{3R}{4}, CE = \dfrac{CH^2}{CB}= \dfrac{R\sqrt{3}}{4}$.
Suy ra $S_{ADE} = \dfrac{3R^2\sqrt{3}}{32}$.
Do đó $S_{ADEB} = \dfrac{13R^2\sqrt{3}}{32}$.
b) Ta có $BI \bot HF$ tại $J$. Ta có $BI\cdot BJ = BH^2$. Và tam giác $CHB$ vuông tại $H$ có $HE$ là đường cao nên $BE.BC = BH^2$.
Do đó $BI\cdot BJ = BH\cdot BE$, suy ra tứ giác $CIJE$ nội tiếp. Suy ra $\angle CJE = \angle CIE = 60^\circ$.
c) Ta có $\angle GCB = \angle GJB = 90^\circ$, suy ra $CJBG$ nội tiếp. Suy ra $\angle CGB = \angle CJI$. Mà $\angle CJI = \angle CEI = 60^\circ $, suy ra $\angle CGB = 60^\circ $. Mà $\angle GAB = 60^\circ $ nên $\angle GBA = 60^\circ $.
\end{enumerate}

Seminar lần 1: Ứng dụng của số phức trong việc giải các bài toán hình học phẳng

Giới thiệu: Để giải một bài toán hình phẳng không đi theo hướng thuần túy, ta có nhiều cách như: tính toán các độ dài, sử dụng lượng giác, sử dụng vector, phương pháp tọa độ Oxy, hay các công cụ nâng cao hơn như: dùng hệ tọa độ barycentric (trilinear) và số phức. Tất nhiên mỗi phương pháp có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Tuy nhiên, cho dù là phương pháp nào thì nếu đánh giá không đúng tính chất bài toán cũng như đặc điểm của công cụ mà cứ giải quyết một cách brute-force thì cũng khó tính toán thủ công nổi, cho dù xét về bản chất là có thể làm được. Trong seminar này, chúng ta sẽ phân tích việc ứng dụng của số phức, một cách tiếp cận hiện đại và hiệu quả cho các bài toán hình học Olympic.

Báo cáo viên: Thầy Lê Phúc Lữ (Giáo viên STAR EDUCATION)

Nội dung: Ứng dụng của số phức trong việc giải các bài toán hình học phẳng

Đối tượng: Các bạn học sinh cấp 3 đam mê toán học.

Địa điểm: 16/2 Trần Thiện Chánh, P12, Q12. 

Thời gian: 8 giờ – 11 giờ, ngày 21/06/2020

Tài liệu:  Bài giảng lý thuyết

Rất mong sự hiện diện có mặt của các bạn để buổi Seminar được diễn ra thành công.

 

 

Đề ôn thi vào lớp 10 Chuyên Toán.

Thời gian làm bài 150 phút.

Bài 1. (1, 5 điểm) Cho phương trình $(\sqrt{x} – 1)(x^2 – (m^2+1)x + 1) = 0$
a) Giải phương trình khi $m = -2$.
b) Tìm $m$ để phương trình có 3 nghiệm phân biệt $x_1<x_2<x_3$ và thỏa $x_1^2 + 4x_2^2+x_3^2 = 27$.

Bài 2. (2 điểm) Cho các số dương $a, b, c$ thỏa $a+ b+ c = abc$.
a) Tìm $a, b, c$ nếu $a, b, c$ là các số nguyên dương.
b) Chứng minh $ab+ac+bc \geq 9$ và $ab+ac+bc\geq 3 + \sqrt{1+a^2}+\sqrt{1+b^2}+\sqrt{1+c^2}$.

Bài 3.  (1, 5 điểm) Số nguyên dương $n$ được gọi là số đẹp nếu tồn tại các số nguyên dương $x, y, z$ không nhất thiết phải khác nhau sao cho: $$n = \left[ {x;y} \right] + \left[ {y;z} \right] + \left[ {z;x} \right]$$ với $\left[ {a;b} \right]$ là bội chung nhỏ nhất của hai số $a, b$
a) Chứng minh rằng $n=2021$ là số đẹp.
b) Chứng minh rằng mọi số lẻ khác 1 đều là số đẹp.
c) Chứng minh rằng $n=2^{2021}$ không phải là số đẹp.

Bài 4. (3 điểm) Cho đoạn thẳng $BC$ cố định và điểm $A$ thay đổi sao cho $\angle BAC = \alpha < 60^\circ$ không đổi và $AB, AC >BC$. Trên $BC$ lấy các điểm $M, N$ sao cho $BM = MN = NC$. Đường tròn ngoại tiếp các tam giác $ABN$ và $ACM$ cắt nhau tại $D$ và cắt các cạnh $AC, AB$ lần lượt tại $E, F$.

a) Tìm vị trí của $A$ sao cho $AE \cdot AC + AF \cdot AB$ lớn nhất.

b) Chứng minh rằng $\dfrac{DB}{DC} = \dfrac{AC}{AB}$.

c) Gọi $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $AEF$. Chứng minh $I$ luôn thuộc một đường cố định.

Bài 5. (2 điểm) Một giải đấu bóng đá gồm 8 đội đá với nhau. Mỗi lượt, 8 đội chia làm 4 cặp đấu, thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm và thua 0 điểm.
a) Giải đấu diễn ra hai lượt.
i)  Chứng minh rằng có 2 đội có điểm bằng nhau.
ii) Chứng minh rằng có thể tìm được 4 đội $A, B, C, D$ đôi một chưa đấu với nhau.
b) Kết thúc giải người ta thấy rằng không có trận nào kết thúc với tỉ số hòa. Chứng minh rằng có thể tồn tại 5 đội $A, B, C, D, E$ xếp thành một hàng sao cho đội đứng trước thắng đội đứng sau.

HẾT

Lời giải

Bài 1. 

a) Khi $m = -2$ ta có phương trình $(\sqrt{x}-1)(x^2-5x+1) = 0$.

Giải phương trình ta có nghiệm $x = 1, x = \dfrac{5+\sqrt{21}}{2}, x= \dfrac{5-\sqrt{21}}{2}$.

b) Điều kiện $x \geq 0$. Ta có $x = 1$ là một nghiệm của phương trình.

Phương trình (1) có ba nghiệm phân biệt khi và chỉ khi phương trình

$x^2-(m^2+1)x + 1 = 0$. (2) có hai nghiệm phân biệt không âm và khác 1.

  • $\Delta (m^2+1)^2 – 4 = (m^2-1)(m^2+3) > 0$.
  • $1^2 -(m^2+1)1 + 1 \neq 0 \Leftrightarrow m \neq \pm 1$.

Khi đó phương trình có hai nghiệm là $a<b$ thỏa $a+b = m^2+1 > 0, ab = 1$.

Do đó $a, b > 0$ và có tích bằng 1, nên một số nhỏ hơn 1, 1 số lớn hơn 1.

Từ đó ta có $x_2 = 1$, $x_1  =a, x_3 = b$. Khi đó

$x_1^2+4x_2^2 + x_3^2 = 27$

$(a+b)^2 – 2ab = 23$

$m^2 = 25$

$m = \pm 5$. (Nhận)

Bài 2.

a) Do vai trò $a, b, c$ như nhau nên giả sử $a \geq b geq c > 0$. Khi đó

$a + b+ c = abc \Leftrightarrow \dfrac{1}{ab} + \dfrac{1}{bc} + \dfrac{1}{ac} = 1 \leq \dfrac{3}{c^2}$.

Suy ra $c = 1$. Khi đó $ab = a+b +1 \Leftrightarrow (a-1)(b-1) = 2$. Giải ra được $a = 3, b=2$.

Vậy phương trình có nghiệm $(3;2;1)$ và các hoán vị.

b)

Áp dụng bdt $(x+y+z)(\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y}+ \dfrac{1}{z}) \geq 9$ và từ $\dfrac{1}{ab} + \dfrac{1}{bc} + \dfrac{1}{ac} = 1$.

Suy ra $ab+bc+ac \geq 9$.

Ta có bdt $3(x^2+y^2+z^2) \geq (x+y+z)^2 \geq 3(xy+yz+xz)$. (Tự chứng minh)

Ta có $P = (ab+bc+ac-3)^2 = (ab+bc+ac)^2 – 6(ab+bc+ac)+9$.

Mà $(ab+bc+ac)^2 \geq 3abc(a+b+c)$ và $abc = a+b+c$.

Suy ra $(ab+bc+ac)^2 \geq 3(a+b+c)^2$.

Do đó $P \geq 3(a^2+b^2+c^2) + 9 \geq (\sqrt{1+a^2} + \sqrt{1+b^2}+\sqrt{1+c^2})^2$.

Từ đó

$ab+bc+ac-3 \geq \sqrt{1+a^2} + \sqrt{1+b^2}+\sqrt{1+c^2}$

$ab+bc+ac \geq 3+\sqrt{1+a^2} + \sqrt{1+b^2}+\sqrt{1+c^2}$.

Bài 3. 

a) $ 2021 = [1;1] + [1010;1] + [1010;1]$.

b) Nếu $ n = 2k + 1$ và $k \geq 1$. Chọn $x = y =1,z=k$ ta có $n = [1;1] + [k;1] + [k;1]$.

c) Chú ý các nhận xét sau:

  • Mọi số nguyên dương đều biểu diễn với dạng $p\cdot 2^n$ trong đó $p$ là số lẻ.
  • Bội chung nhỏ nhất của $p\cdot 2^n$ và $q\cdot 2^m$ với $n>m$ là $r\cdot 2^n$ với $r=[p;q]$ lẻ.

Giả sử $n =2^{2021}$ là số đẹp, tức là tồn tại $x, y, z$ nguyên dương sao cho $2^{2021} = [x;y] + [y;z] + [z;x]$.

Do $2^{2021}$ là số chẳn nên chỉ có hai trường hợp xảy ra, hoặc cả ba số $\left[ {x;y} \right],\left[ {y;z} \right],\left[ {z;x} \right]$ đều là số chẳn, hoặc trong ba số này có hai số lẻ và một số chẳn.

Nếu 3 số $x, y, z$ lẻ thì $[x;y] + [y;z] + [z;x]$ lẻ vô lý.

Nếu 1 số lẻ, hai số chẵn cũng tương tự.

Trường hợp 2 số chẵn. Giả sử $x, y$ chẵn. Ta xét các trường hợp sau:

  • Nếu $z$ lẻ. Khi đó ta có: $\left[ {x;y} \right] = {2^a}{m_1}$ với $m_1$ là số lẻ, $\left[ {y;z} \right] = {2^b}{m_2}$, với $m_2$ là số lẻ, $\left[ {z;x} \right] = {2^a}{m_3}$, với $m_2$ là số lẻ. Dễ thấy $a, b < 2021$.
    • Từ đó: ${2^a}{m_1} + {2^b}{m_2} + {2^a}{m_3} = {2^{2021}} \Leftrightarrow {2^b}\left( {{2^{a – b}}{m_1} + {m_2} + {2^{a – b}}{m_3}} \right) = {2^{2021}} \Leftrightarrow {2^{a – b}}{m_1} + {m_2} + {2^{a – b}}{m_3} = {2^{2021 – b}}$. Do vế trái của đẳng thức là một số lẻ, vế phải là một số chẳn. Từ đó ta có trường hợp này không thể xảy ra.
  • Nếu $z$ là số chẵn. Như vậy, $x, y, z$ đều là số chẳn, đặt: $z=2^{c}t_{3}$, với ($t_{3}$ là số tự nhiên lẻ) không mất tính tổng quát, giả sử: $2021 > a \ge b \ge c \ge 0$. Vậy: $\left[ {x;y} \right] = {2^a}{m_1}$, $\left[ {y;z} \right] = {2^b}{m_2}$, $\left[ {z;x} \right] = {2^a}{m_3}$ với $m_1, m_2, m_3$ là ba số tự nhiên lẻ.
    • Từ đó: ${2^a}{m_1} + {2^b}{m_2} + {2^a}{m_3} = {2^{2021}} \Leftrightarrow {2^b}\left( {{2^{a – b}}{m_1} + {m_2} + {2^{a – b}}{m_3}} \right) = {2^{2021}} \Leftrightarrow {2^{a – b}}{m_1} + {m_2} + {2^{a – b}}{m_3} = {2^{2021 – b}}$. Do vế trái của đẳng thức là một số lẻ, vế phải là một số chẳn. Từ đó ta có trường hợp này không thể xảy ra.

Bài 4. 

a) Ta có $BF\cdot BA = BM \cdot BC = \dfrac{1}{3}BC^2$ và $CE \cdot CA = \dfrac{1}{3}BC^2$.

Do $AB, AC > BC$ nên $F, E$ nằm giữa $AB$ và $AC$.

Khi đó $X = AF \cdot AB + AE \cdot AC = AB^2-BF \cdot BC + AC^2-CE \cdot CA = AB^2+AC^2-\dfrac{2}{3}BC^2$.

Do đó $X$ lớn nhất khi và chỉ khi $AB^2+AC^2$ lớn nhất.

Ta có $BC^2=BH^2+CH^2 = (AB\sin \alpha)^2+(AC – AB \cos \alpha)^2$

$= AB^2+AC^2-2AB\cdot AC \cos \alpha$

$\geq (AB^2+AC^2) – (AB^2+AC^2)\cos \alpha$.

$\geq (AB^2+AC^2)(1-\cos \alpha)$

Suy ra $AB^2+AC^2$ lớn nhất bằng $\dfrac{BC^2}{1-\cos\alpha}$ khi $AB = AC$.

Vậy $AF \cdot AB + AE \cdot AC $ lớn nhất khi và chỉ khi $AB = AC$.

b) Ta có $\angle DBF  = \angle DEC, \angle DFB = \angle DCE$.

Suy ra $\triangle DBF = \triangle DCE$, do đó $\dfrac{DB}{DC} = \dfrac{BF}{CE}$ (1)

Mà $BF \cdot AB = CE \cdot AC = \dfrac{1}{3}BC^2$.

Suy ra $\dfrac{BF}{CE} = \dfrac{AC}{AB}$. (2)

Từ (1) và (2) ta có $\dfrac{DB}{DC} = \dfrac{AC}{AB}$.

c) Gọi $K$ là giao điểm thứ hai của $(AEF)$ và $(ABC)$. Khi đó

$\triangle KFB \backsim \triangle KEC$, suy ra $\dfrac{KB}{KC} = \dfrac{BF}{CE}$.

Mà $\dfrac{BF}{CE} = \dfrac{AC}{AB}$. Suy ra $\dfrac{KB}{KC} = \dfrac{AC}{AB}$.

Do đó $\triangle KBC \backsim \triangle ACB$, suy ra $KB = AC, KC = AB$.

từ đó $AKCB$ là hình thang cân, nên trung trực của $AK$ và $BC$ trùng nhau.

Do đó tâm $I$ của đường tròn ngoại tiếp tam giác $AEF$ thuộc trung trực của $AK$ hay thuộc trung trực $BC$ cố định.

Bài 5.

a) Nếu mỗi đội đá nhau được 2 trận.

  • Thì số điểm mội đội có thể nhận là $0, 1, 2, 3, 4, 6$. Do đó theo nguyên lý Dirichlet cho ít nhất 2 đội có cùng số điểm.
  • Gọi 8 đội là $A, B, C, D, E, F, G, H$, sau hai vòng mỗi đội đá đúng hai trận.
    • Không có ba đội nào đôi một đá với nhau, vì giả sử $A, B, C$ đôi một đá với nhau, thì vòng 1, $A$ đá với $B$ thì $C$ không đá với ai, nên phải cần ít nhất 3 vòng để điều này xảy ra.
    • Giả sử $A$ đá với $B, C$ thì $BC$ không đá với nhau nên $B, C$ đá với đội khác.
      • Nếu $B, C$ đá cùng một đội $D$. Khi đó nhóm $E, F, G, H$ cũng có hai đội chưa đá với nhau và cũng không đá với nhóm $A, B, C, D$. Giả sử là $E, F$ chưa đá với nhau. Khi đó 4 đội $A, D, E, F$ đôi một chưa đá với nhau trận nào.
      • Nếu $B, C$ đá với hai đội khác nhau là $D, E$. Lý luận tương tự ta chỉ suy ra được là $E, D$ cùng đấu với $F, G$ và $G,F$ đấu với $H$. Khi đó $A – B  – D – F – H – G – E – C – A$. Chọn 4 đội $A, D, H, E$ thỏa đề bài.

b)  Xét đội $A$ thắng nhiều nhất trong đó thắng $B, C$, xét đội $B$ và $C$ thì nếu $B$ thắng $C$ ta có $A – B – C$ là dãy mà đội trước thắng đội sau, ngược lại ta có dãy $A – C – B$.

Vậy giả sử ta có $A$ thắng $B$,$B$ thắng $C$, ta kí hiệu $A -> B -> C$.

Xét tới đội $D$ nào đó. Có các trường hợp sau:

  • $D -> A$ hoặc $C -> D$. Khi đó ta có $D ->A->B->C$ hoặc $A-> B -> C-> D$.
  • Nếu không có điều này, thì $A ->D$ và $D->C$. Khi đó $B, D$.
    • Nếu $D->B$ thì ta có $A->D->B->C$.
    • Nếu $B ->D$ thì ta có $A -> B ->D ->C$.

Trong các trường hợp ta đều có dãy 4 người mà người này thắng người kia. Vậy ta đã có $A-> B-> C->D$.

Xét $E$, tương tự như $D$.

  • Nếu $E$ thắng $A$ hoặc $D$ thắng $E$ thì bài toán được chứng minh.
  • Ngược lại, $A$ thắng $E$ và $E$ thắng $D$. Khi đó ta xét mối quan hệ giữa $E$ và $B,C$.
    • Nếu $E$ thắng $B$. Khi đó ta có $A-E-B-C-D$.
    • Nếu $E$ thua $B, C$, khi đó $A-B-C-E-D$.
    • Nếu $E$ thua $B$ và thắng $C$, khi đó $A-B-E-C-D$.

Vậy lúc nào cũng tìm được 5 đội xếp thành một hàng mà đội trước thắng đội sau.

 

Đề thi xếp lớp chuyên 9 tại Star Education – Năm học 2018 2019

Mỗi năm Star Education đều tổ chức thi xếp lớp cho các em học sinh mới. Đối với môn toán có hai đề thi, đề thứ nhất dành cho các bạn không chuyên, đề thứ hai dành cho các bạn thi vào các lớp 9TC1, 9TC2. Đề chuyên thường gồm đầy đủ các phần: Đại số, Hình học, Số học, Tổ hợp. Vì là đề xếp lớp nên đề dàn trải và khá dài, để đánh giá toàn diện các em và tư vấn vào lớp phù hợp. Sau đây xin giới thiệu đề thi xếp lớp năm 2018 – 2019 cho các bạn học sinh tham khảo.

Thời gian làm bài: 150 phút.

Bài 1. (2 điểm)
a) Phân tích đa thức thành nhân tử: $x^5+x+1$
b) Cho các số $a, b, c$ khác $0$ thỏa: $a^3+b^3+c^3=3abc$. Tính: $P = \left( {1 + \dfrac{a}{b}} \right)\left( {1 + \dfrac{b}{c}} \right)\left( {1 + \dfrac{c}{a}} \right)$
Bài 2. (3,0 điểm) Giải các phương trình sau:
a) $(x-1)(x-2)(x-6)(x-7)=81$;
b) $\dfrac{{12x}}{{{x^2} + 4x + 2}} + \dfrac{{3x}}{{{x^2} + 2x + 2}} = 9$;
c) $|x – 1 |^{2017} + (2 – x)^{2018} = 1$.
Bài 3. (2,0 điểm)
a)  Cho các số $x, y$ thỏa $|x| > 1, |y| >1$. Chứng minh rằng $|x| +|y| \geq |\dfrac{x+y}{1+xy}|$.
b) Cho các số $x,y$ không âm thỏa $x^3 + y^3 < x- y$. Chứng minh $y \leq x \leq 1$ và $x^2 + y^2 \leq 1$.

Bài 4. (3 điểm)
a) Tìm các số nguyên $x$ thỏa $\dfrac{2x^2-4x+1}{x-3}$ cũng là số nguyên.
b) Cho các số $x, y, z$ thỏa $(x-y)(y-z)(z-x) = x+y+z$. Chứng minh rằng $x+y+z$ chia hết cho 27.
c) Cho $n$ là số tự nhiên. Chứng minh rằng $n^3+3^n$ chia hết cho 7 khi và chỉ khi $n^33^n+1$ chia hết cho 7.

Bài 5. (5,0 điểm) Cho tam giác nhọn $ABC$, các đường cao $AD, BE, CF$ cắt nhau tại $H$.
a)  Chứng minh $DB \cdot DC = DH \cdot DA$ và $\angle BDF = \angle CDE$. (2 điểm)
b) Gọi $M, N$ lần lượt là trung điểm $BF, CE$. Chứng minh $\angle MDF = \angle NDC$. (1 điểm)
c) $AD$ cắt $EF$ tại $K$. Gọi $P$ là trung điểm của $AH$. Chứng minh $\dfrac{HK}{HD} = \dfrac{AK}{AD}$ và $PK \cdot PD = PH^2$. (2 điểm)

Bài 6. (2,0 điểm) Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ có $BC = 2a$ cố định. $A$ thay đổi. Đường cao $AH$.
a) Tìm diện tích lớn nhất của tam giác $ABC$.
b) Phân giác các góc $\angle BAH, \angle CAH$ cắt $BC$ tại $MN$. Tìm giá trị lớn nhất của độ dài $MN$.

Bài 7. (3,0 điểm) Cho tập $X = \{1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9\}$.
a)Tìm tất cả các cách chia tập hợp $X$ thành 3 tập hợp rời nhau, mỗi tập có 3 phần tử và tổng các phần tử của mỗi tập bằng nhau.
b) Người ta điền các số của tập $X$ vào bảng vuông $3 \times 3$ mỗi số được xuất hiện một lần sao cho tổng các hàng, các cột và hai đường chéo là một số chia hết cho 9.
i) Chỉ ra một cách điền thỏa đề bài.
ii) Chứng minh rằng với với mọi cách điền thì ô chính giữa bảng luôn là một số chia hết cho 3.

 

HẾT

 

 

Phương trình nghiệm nguyên – P3

Trong bài viết này ta bàn về phương pháp sử dụng bất đẳng thức và đánh giá. Đây là một trong những phương pháp rất hay và hữu dụng khi giải phương trình nghiệm nguyên, chủ yếu ta đánh giá chặn trên, chặn dưới của biết để đưa về hữu hạn trường hợp để xét. Chú ý các tính chất sau:

  • Giữa hai số nguyên có hữu hạn các số nguyên.
  • Giữa hai số chính phương có hữu hạn các số chính phương.
  • Một tập con các số nguyên dương bị chặn trên thì có hữu hạn phần tử.

Ta xét các ví dụ sau.

Ví dụ 1. Giải phương trình trong tập các số nguyên dương: $x+y+z = xyz$.

Lời giải. Do vai trò của $x, y, z$ là như nhau, ta có thể giả sử $x \geq y \geq z$.

Khi đó $x+y+z = xyz \Leftrightarrow \dfrac{1}{xy} + \dfrac{1}{yz} + \dfrac{1}{xz} = 1$.

Mà $\dfrac{1}{xy},\dfrac{1}{xz}, \dfrac{1}{zy} \leq \dfrac{1}{z^2}$.

Do đó $1 \leq \dfrac{3}{z^2}$, suy ra $z^2 \leq 3$, suy ra $z = 1$.

Khi đó ta có phương trình: $x+y +1 = xy$, giải ra được $(x;y)$ là $(3;2)$.

Do vai trò $x, y, z$ là như nhau nên phương trình có nghiệm $(3;2;1)$ và các hoán vị.

Ví dụ 2. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình sau: ${(x + y)^2} + 3x + y + 1 = {z^2}$.

Lời giải. Ta có $(x+y)^2 < (x+y)^2 + 3x + y + 1 < (x+y+2)^2$.

Mà $(x+y)^2 + 3x + y + 1 = z^2$ là số chính phương nên:

$(x+y)^2 + 3x+y +1 = (x+y+1)^2 \Leftrightarrow x = y$.

Khi đó $z = 2x+1$.

Vậy phương trình có nghiệm $(x, x, 2x+1)$ với $x$ nguyên dương.

Ví dụ 3. Tìm nghiệm nguyên của phương trình $(x^2-y^2)^2 = 1+ 16y$.

Lời giải. Rõ ràng $y>0$, nếu $x$ thỏa thì $-x$ cũng thỏa. Ta xét $x\geq 0$.

  • Nếu $x=y$ thì $0 = 1+16y$ (vô lý).
  • Do đó đặt $x = y+a$ với $a\geq 1$. Khi đó
    • $(a^2+2ay)^2 = 1+16y \Leftrightarrow a^2+4a^3y +4a^2y^2 = 1+16y$. Suy ra $a < 2$.
    • Suy ra $a= 1$. Khi đó ta có $4y^2-12y = 0$, giải ra $y = 0, y=3$.
      • Nếu $y = 0, x = 1$.
      • Nếu $y=3, x=4$.
  • Vậy phương trình có nghiệm $(1;0), (-1;0), (4;3), (-4;3)$.

Một số bài toán khó hơn, phải kết hợp nhiều phương pháp. Ta xét ví dụ sau:

Ví dụ 4. Tìm tất cả các số tự nhiên x, y thỏa: ${5^x} = {y^4} + 4y + 1$

Lời giải.

  •  Có một nghiệm là $(0;0)$.
  • Dễ thấy $y$ chẵn nên $y^4+4y+1 \equiv 1 (\mod 8)$. Suy ra $x$ chẵn, $x = 2k$. Khi đó $(5^k)^2 = y^4 + 4y+1$ là số chính phương.
  • Ta có $y\geq 1$ nên $y^4 < y^4+4y + 1 < (y^2+2)^2$. Suy ra $y^4+4y + 1 = (y^2+1)^2 \Leftrightarrow y = 2$, suy ra $x = 2$.
  • Vậy có 2 cặp nghiệm $(0;0), (2;2)$.

Bài tập rèn luyện.

Các bài tập tương tự.

Bài 1. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình $xy+yz+xz = 3xzy$.

Bài 2. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình $(1+\dfrac{1}{x})(1+\dfrac{1}{y})(1+\dfrac{1}{z}) = 2$.

Bài 3.  Tìm tất cả các số nguyên tố $p$ sao cho tổng các ước dương của $p^4$ là một số chính phương.

Bài 4. Tìm tất cả các số nguyên tố $p$ sao cho hệ phương trình $p+1=2x^2,p^2+ 1=2y^2$ có nghiệm nguyên.

Bài 5. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình $5(x+y+z+t) + 10 = 2xyzt$.

Bài 6. Tìm nghiệm nguyên của phương trình $1+x+x^2+x^3 = y^3$.

Bài 7. Tìm $m, n$ nguyên dương để $\dfrac{5mn+5m}{3m^2+2n^2}$ là số nguyên.

 

Toán đố – P2

Tiếp theo phần 1, phần này tôi xin đưa ra những ví dụ phức tạp hơn, đòi hỏi cao hơn trong việc đưa ra phương trình, hoặc việc giải phương trình hệ phương trình ở mức khó hơn.

Ví dụ 1. Tổng kết học kì 2, trường trung học cơ sở N có 60 học sinh không đạt học sinh giỏi, trong đó có 6 em từng đạt học sinh giỏi học kì 1, số học sinh giỏi của học kì 2 bằng $\dfrac{40}{37}$ số học sinh giỏi của học kì 1 và có $8 \% $ số học sinh của trường không đạt học sinh giỏi học kì 1 nhưng đạt học sinh giỏi học kì 2. Tìm số học sinh giỏi học kì 2 của trường biết rằng số học sinh của trường không thay đổi trong suốt năm học.

Lời  giải. 

Nhận xét: Bài toán có sự thay đổi về số học sinh giỏi của học kì 2 so với học kì 1, đó là số học sinh mới được và số học sinh bị rớt danh hiệu.

Ta có lời giải như sau:

Gọi $x$ $(x>0)$ là số học sinh giỏi học kì $2$ của trường.

Tổng số học sinh của trường là: $x+60$ (học sinh).

Số học sinh giỏi học kì $1$ là: $\dfrac{37}{40}x$ (học sinh).

$8\%$ số học sinh toàn trường không đạt giỏi học kì $1$ nhưng đạt giỏi học kì $2$: $(x+60).8\%=\dfrac{2x}{25}+\dfrac{24}{5}$ (học sinh).

Theo đề bài ta có phương trình $x = \dfrac{37}{40} x + \dfrac{2x}{25} + \dfrac{24}{5} – 6$.

Giải ra được $x = 240$.
Vậy số học sinh giỏi học kì $2$ của trường là $240$ học sinh.

Ví dụ 2. Bạn An dự định trong khoảng thời gian từ ngày 1/3 đến ngày 30/4 mỗi ngày sẽ giải 3 bài toán. Thực hiện đúng kế hoạch một thời gian, vào khoảng cuối tháng 3 (tháng 3 có 31 ngày) thì A bị bệnh, phải nghỉ giải toán nhiều ngày liên tiếp. Khi hồi phục, trong tuần đầu An giải 16 bài toán; sau đó, A cố gắng giải 4 bài một ngày và đến 30/4 thì A cũng hoàn thành kế hoạch đã định. Hỏi bạn An đã nghỉ giải toán ít nhất bao nhiêu ngày?

Lời giải. 

Gọi $x$  là số ngày làm được 3 bài giai đoạn 1 ($x \leq 31)$ và $y$ là số ngày nghỉ.

Khi đó tổng số bài làm theo thực tế là: $3x + 16 + 4(61-x-y-7) = 232 -x-4y$.

Số bài thực tế bằng số bài dự định bằng $61 \times 3 = 183$.

Ta có phương trình $232-4y-x = 183 \Leftrightarrow 4y + x = 49 \Rightarrow y \geq \dfrac{18}{4} $.

Mà $y \in \mathbb{N}$ nên $y \geq 5$, giá trị nhỏ nhất của $y$ là 5, khi $x = 29$.

Ví dụ 3. Lớp $9A$ có 28 học sinh đăng ký dự thi vào các lớp chuyên Toán, Lý, Hóa của trường Phổ thông Năng khiếu. Trong đó: không có học sinh nào chỉ chọn thi vào lớp Lý hoặc chỉ chọn thi vào lớp Hóa; có ít nhất 3 học sinh chọn thi vào cả ba lớp Toán, Lý và Hóa; số học sinh chọn thi vào lớp Toán và Lý bằng số học sinh chỉ chọn thi vào lớp Toán; có 6 học sinh chọn thi vào lớp Toán và Hóa; số học sinh chọn thi vào lớp Lý và Hóa gấp 5 lần số học sinh chọn thi vào cả ba lớp Toán, Lý và Hóa. Hỏi số học sinh chọn thi vào từng lớp là bao nhiêu?

Lời giải.

Gọi $x$  là số ngày làm được 3 bài giai đoạn 1 ($x \leq 31)$ và $y$ là số ngày nghỉ.

Khi đó tổng số bài làm theo thực tế là: $3x + 16 + 4(61-x-y-7) = 232 -x-4y$.

Số bài thực tế bằng số bài dự định bằng $61 \times 3 = 183$.

Ta có phương trình $232-4y-x = 183 \Leftrightarrow 4y + x = 49 \Rightarrow y \geq \dfrac{18}{4} $.

Mà $y \in \mathbb{N}$ nên $y \geq 5$, giá trị nhỏ nhất của $y$ là 5, khi $x = 29$.

Bài tập rèn luyện.

Bài 1. Một khu đất hình chữ nhật $ABCD$ ($AB<AD$) có chu vi 240 mét được chia thành hai phần gồm khu đất hình chữ nhật $ABNM$ làm chuồng trại và phần còn lại làm vườn thả để nuôi gà ($M$, $N$ lần lượt thuộc các cạnh $AD$, $BC$). Theo quy hoạch trang trại nuôi được 2400 con gà, bình quân mỗi con gà cần một mét vuông của diện tích vườn thả và diện tích vườn thả gấp ba lần diện tích chuồng trại. Tính chu vi của khu đất làm vườn thả.

Bài 2. Nam kể với Bình rằng ông của Nam có một mảnh đất hình vuông $ABCD$ được chia thành bốn phần; hai phần (gồm các hình vuông $AMIQ$ và $INCP$ với $M$, $N$, $P$, $Q$ lần lượt thuộc $AB$, $BC$, $CD$, $DA$) để trồng các loại rau sạch, các phần còn lại trồng hoa. Diện tích phần trồng rau sạch là $1200 \; m^2$ và phần để trồng hoa là $1300 \; m^2$. Bình nói: “Chắc chắn bạn bị nhầm rồi!”. Nam: “Bạn nhanh thật! Mình đã nói nhầm phần diện tích. Chính xác là phần trồng rau sạch có diện tích $1300 \; m^2$, còn lại $1200 \; m^2 $ trồng hoa”. Hãy tính cạnh hình vuông $AMIQ$ (biết $AM < MB$) và giải thích vì sao Bình lại biết Nam bị nhầm ?

Bài 3. Một hồ nước được cung cấp nước bỏi ba vòi nước. Biết rằng nếu từng vòi nước cung cấp nước cho hồ thì vòi nước thứ nhất sẽ làm đầy hồ nhanh hơn vòi nước thứ hai $5$ giờ, vòi nước thứ ba lại làm đầy hồ nhanh hơn vòi nước thứ nhất $4$ giờ; còn nếu vòi nước thứ nhất và thứ hai cùng cung cấp nước cho hồ thì chúng làm đầy hồ bằng với thời gian vòi nước thứ ba làm đầy hồ. Hỏi nếu cả ba vòi nước cùng cung cấp nước cho hồ thì chúng sẽ làm đầy hồ trong bao lâu?

Bài 4. Hai thị trấn $A$ và $B$ cùng nằm trên một dòng sông, cách nhau $D$ $km$. Thị trấn $B$ có địa thế cao hơn nên dòng nước luôn chảy từ $B$ đến $A$ với vận tốc $d$ $(km/h)$ không đổi. Nếu nước không chảy, tàu \textit{Hi vọng} có vận tốc $x$ $(km/h)$ không đổi, tàu \textit{Tương lai} có vận tốc $y$ $(km/h)$ không đổi. Vào lúc 8 giờ sáng, tàu \textit{Hi vọng} xuất phát từ $A$ đi về hướng $B$ và tàu \textit{Tương lai} xuất phát từ $B$ đi về hướng $A$. Vào lúc 12 giờ trưa hai tàu gặp nhau lần đầu tiên tại một điểm cách $A$ một khoảng cách là $\dfrac{1}{3}D$. Khi đến $A$ tàu \textit{Tương lai} nghỉ nửa giờ rồi quay về $B$; tương tự khi đến $B$ tàu \textit{Hi vọng} cũng nghỉ nửa giờ rồi quay về $A$. Hai tàu gặp nhau lần thứ hai tại một điểm cách $B$ một khoảng cách là $\dfrac{5}{27}D$. Hãy tìm vận tốc của các tàu \textit{Hi vọng} và \textit{Tương lai} biết rằng nếu ngay từ đầu, mỗi tàu tăng vận tốc thêm $7,5km/h$ thì hai tàu sẽ gặp nhau lần đầu vào lúc 11 giờ trưa.